“Niềm tự hào” F-35 của Mỹ thất thế trước phi cơ F-16
Trong một trận chiến trên không trung giả định, máy bay thế hệ thứ năm F-35 của Mỹ bị đánh giá là “quá chậm chạp” trong các tình huống phức tạp.
Máy bay thế hệ thứ năm F-35. (Ảnh: Lockheed Martin)
Hãng tin RT dẫn một báo cáo ngày 29/6 cho biết trận không chiến giả định nêu trên, được thử nghiệm hồi tháng 1 tại Thái Bình Dương, là nhằm kiểm tra sức mạnh của F-35 trong tình huống đụng độ máy bay đối phương ở độ cao khoảng từ 3.000 đến 9.000m.
Theo kế hoạch, phi công của F-35 có nhiệm vụ bay đổi hướng và quay lại tấn công mục tiêu là chiếc F-16, trong khi phi công của F-16 cũng thực hiện nội dung tương tự.
Tuy nhiên, báo cáo cho rằng dù máy bay F-16 phải mang theo 2 bình nhiên liệu và mẫu F-35 không mang theo vũ khí, song chiếc máy bay thế hệ thứ năm của quân đội Mỹ “vẫn không thể tìm được lợi thế trong mọi tình huống” trước đối thủ.
Video đang HOT
Phi công lái chiếc F-35 tìm cách nhắm vào chiếc F-16 bằng súng 25-mm song chiếc máy bay kia đã dễ dàng né được. Phi công của F-35 cho rằng khả năng tấn công của máy bay này còn thấp khi không thể tấn công máy bay khác trong tầm ngắm bắn.
Trong một tình huống phải đảo lại để tấn công, F-35 thực hiện với tốc độ chậm và điều này khiến máy bay sử dụng nhiều năng lượng, làm cho máy bay trở nên dễ bị tấn công hơn.
Ngoài ra, phi công lái thử chiếc F-35 cũng phàn nàn về việc mũ bảo hiểm khiến anh không thể thoải mái di chuyển trong buồng lái. Báo cáo nêu rõ: “Chiếc mũ bảo hiểm quá lớn so với không gian trong buồng lái. Do đó, rất khó để có thể theo dõi các tình huống ở phía thân máy bay”.
Báo cáo cho biết thêm cuộc tấn công giả định trên không trung nêu trên được thực hiện trên Thái Bình Dương, gần với căn cứ Không quân Edwards đặt tại California.
Lâu nay, có nhiều báo cáo cho rằng F-35 thường hay gặp các lỗi cơ bản, cũng như chi phí sản xuất đắt đỏ. Đây là chương trình đầu tư vũ khí tốn kém nhất trong lịch sử Lầu Năm Góc với chi phí lên tới 160 triệu USD/chiếc.
Hiện tập đoàn Lockheed Martin đã sử dụng hệ thống thông tin tính toán tự động (ALIS) cho mẫu F-35 với mục đích tìm ra những vấn đề của máy bay này và cung cấp các thông tin về những bộ phận cần phải thay thế.
Được sản xuất với mục đích thay thế mẫu máy bay thế hệ thứ 4 F-16 song quân đội Mỹ tới nay vẫn gặp nhiều vấn đề với mẫu F-35. Theo kế hoạch, mẫu F-36 sẽ được chuyển giao cho các đơn vị của Mỹ từ năm 2020.
Ngọc Anh
Theo dantri/ RT
Thủy quân Mỹ bắt đầu thử nghiệm F-35 nhảy cóc
Quân đội Mỹ đã bắt đầu thử nghiệm cất cánh theo kiểu nhảy cóc cho các máy bay chiến đấu phản lực phiên bản của F-35.
Phiên bản máy bay cất cánh đường bay ngắn và hạ cánh thẳng đứng(STOVL) F-35B được thiết kế để khởi động và đáp cánh trên boong của tàu sân bay cỡ nhỏ và thường có quân số nhiều hơn F-35 trong các hạm đội Mỹ và đồng minh.
Thay cho đường băng dài thường thấy ở các tàu sân bay quy mô chuẩn, giới quân sự Mỹ đã lắp thêm một đường dốc đi lên cho việc cất cánh F-35B diễn ra thuận lợi.
Để tiến hành kiểm tra mô phỏng tại Trạm Không lực Hải quân (NAS) trên sông Patuxent ở Maryland, Mỹ đã sử dụng một đoạn đường nối được trang bị cho tàu sân bay HMS Illustrious không còn hoạt động của Hải quân Hoàng gia Anh.
Máy bay F-35 của Mỹ hiện đã bước đến những chặn cuối trong quá trình thử nghiệm (Ảnh: Sputnik News)
Những cuộc cất cánh kiểu này cũng đã được thử nghiệm trên chiếc tàu chiến đa năng ISS Wasp vào hồi đầu tháng này.
Việc cất cánh gần như thẳng đứng cho phép chiếc máy bay phản lực phóng đi với trang bị vũ khí và nhiên liệu nhiều hơn, và tận dụng một không gian nhỏ hơn. Mặt khác, cách thức hoạt động cũng tạo ra nhiều thời gian cho phi công để vận hành máy bay an toàn hơn. Peter Wilson, trưởng phi công thử nghiệm F-35B thuộc tập đoàn sản xuất vũ khí BAE Systems Anh cho hay: "Lợi ích thực sự là tiết kiệm thời gian. Một khi đã trên không, bạn đang bay hướng lên trên chứ không phải theo chiều ngang, và điều này mang lại cho bạn thêm thời gian để nhận xét tình hình." F-35B là một trong ba biến thể của máy bay chiến đấu dòng F-35 và dự kiến sẽ đạt được khả năng hoạt động ban đầu (IOC) vào mùa hè này. Ngoài ra, chiếc F-35A là dành cho Lực lượng Không quân, còn F-35C thuộc về Lực lượng Hải quân Mỹ.
Tri Thông
Theo_PLO
Chiến đấu cơ F-16 của Mỹ rơi tại Arizona, gây cháy cực lớn Một chiếc chiến đấu cơ F-16 của quân đội Mỹ đã bị rơi tại Arizona hôm 24/6 làm vỡ ống dẫn khí dưới mặt đất gây cháy lớn. Lực lượng cứu hộ khẩn cấp đã có mặt tại hiện trường nằm cách Douglas 13km về phía Bắc, gần với biên giới Mexico. Tài khoản trên Twitter của căn cứ không quân Davis-Monthan cho...