Niềm tin vaccine Covid-19 tăng ở các nước phát triển
Khảo sát tại 6 quốc gia công nghiệp phát triển cho thấy thái độ sẵn sàng tiêm vaccine Covid-19 tăng so với năm ngoái, với tỷ lệ cao nhất ở Anh.
Công ty tư vấn quốc tế KekstCNC hôm nay công bố kết quả cuộc khảo sát được thực hiện tháng trước, cho thấy ngày càng nhiều người ở Anh, Mỹ và thậm chí ở quốc gia hoài nghi vaccine như Pháp, tán thành ý tưởng tiêm vaccine. Khảo sát ở Đức, Nhật và Thụy Điển cũng cho thấy xu hướng tương tự.
“Khi các đợt triển khai vaccine bắt đầu, số lượng người dân nói sẽ tiêm vaccine ngày càng cao ở tất cả quốc gia”, nghiên cứu cho biết.
Cụ ông 97 tuổi được tiêm vaccine Covid-19 tại một điểm tiêm chủng ở bang New York, Mỹ hôm 28/2. Ảnh: Reuters .
Tỷ lệ chấp thuận vaccine cao nhất được ghi nhận ở Anh với 89%, tăng từ 70% hồi tháng 12. Ở Thụy Điển, tỷ lệ là 76% so với 53% vào tháng 12; ở Mỹ là 64% so với 58%; Đức là 73% so với 63% và Nhật là 64% so với 50%.
Video đang HOT
Người Pháp tham gia khảo sát kém nhiệt tình nhất, nhưng ý kiến tích cực về vaccine vẫn tăng mạnh, đạt 59% so với mức 40% tháng 12.
Trong khi đó, một số người cũng chỉ trích triển khai vaccine Covid-19. 76% người Anh cảm thấy chính phủ đã đạt tốc độ triển khai “đúng đắn”, nhưng tỷ lệ này ở Mỹ chỉ là 32%, ở Đức và Nhật là 28%, ở Pháp là 22% và ở Thụy Điển là 20%.
Người dân ở toàn bộ 6 quốc gia được khảo sát đều đánh giá Israel và Anh triển khai vaccine Covid-19 tốt nhất thế giới.
Covid-19 đã giết chết hơn 2,5 triệu người từ khi xuất hiện lần đầu ở Trung Quốc tháng 12/2019. Mỹ là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với hơn 29 triệu người nhiễm và hơn 525.000 người tử vong.
Sáng kiến ‘công bằng vaccine’ Covid-19 nhiều trắc trở của WHO Vaccine Nga ‘phủ sóng’ sân sau của Mỹ ‘Quả ngọt’ từ chiến dịch tiêm chủng thần tốc của Israel
Châu Âu tin Trung Quốc sẽ là cường quốc số một thế giới
Khảo sát mới cho thấy khoảng 60% người châu Âu tin Trung Quốc sẽ thế vị trí cường quốc số một thế giới của Mỹ, dù Biden lên làm tổng thống.
Kết quả khảo sát của tổ chức nghiên cứu thuộc Hội đồng Đối ngoại châu Âu (ECFR), thực hiện với 15.000 người ở 11 quốc gia, chỉ ra cứ 10 người có 6 người nghĩ rằng Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia hùng mạnh hơn Mỹ trong 10 năm tới.
"Cuộc khảo sát của chúng tôi cho thấy thái độ của người châu Âu với Mỹ đã thay đổi rất nhiều. Hầu hết các quốc gia thành viên chủ chốt giờ đều cho rằng hệ thống chính trị Mỹ đã bị phá vỡ, Trung Quốc sẽ hùng mạnh hơn Mỹ trong vòng 10 năm tới và châu Âu không thể dựa vào Mỹ để bảo vệ họ", báo cáo của nhóm nghiên cứu công bố hôm nay cho biết.
Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden tại lễ tưởng niệm các nạn nhân Covid-19 ở thủ đô Washington hôm 19/1. Ảnh: AFP.
Cuộc khảo sát có tên "Khủng hoảng quyền lực Mỹ: Cách châu Âu nhìn nhận về nước Mỹ dưới thời Biden" được thực hiện hồi tháng 11 và 12 năm ngoái tại 11 quốc gia gồm Đan Mạch, Pháp, Anh, Đức, Hungary, Italy, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Thụy Điển, sau khi kết quả bầu cử cho thấy Joe Biden đánh bại Donald Trump.
Cuộc khảo sát cũng chỉ ra 53% người được hỏi tin rằng chiến thắng của Biden sẽ tạo ra những khác biệt tích cực đối với đất nước của họ và 57% nói chính quyền của ông sẽ có lợi hơn cho Liên minh châu Âu (EU). Đa số người tham gia khảo sát cũng tin EU nên tự chủ hơn khi đối phó với Trung Quốc.
Các nhà lãnh đạo EU và Trung Quốc đã bước sang giai đoạn đàm phán cuối cùng về Hiệp định Đầu tư Toàn diện (CAI), bất chấp những lời kêu gọi nên cân nhắc thận trọng hơn từ tân tổng thống Mỹ. Nhiều nhà phê bình cũng cáo buộc thỏa thuận này làm tổn hại các giá trị của châu Âu, khi giải quyết thách thức nhân quyền liên quan tới cách xử lý vấn đề Hong Kong và Tân Cương của Trung Quốc.
Câu hỏi lớn nhất lúc này là liệu các chính sách của Biden có thay đổi thực trạng mối quan hệ Mỹ - Trung, cũng như liên minh truyền thống xuyên Đại Tây Dương giữa Washington và Brussels sau khi chúng bị "xuống cấp" nghiêm trọng dưới thời Trump.
Dù Biden kêu gọi Mỹ và châu Âu thiết lập "mặt trận chung" chống Trung Quốc, khảo sát cho thấy dư luận châu Âu có thể sẽ là trở ngại cho tham vọng này.
"Những hoài nghi về Mỹ và những tác động từ chính sách ưu tiên lợi ích quốc gia của Trump đã khiến nhiều người châu Âu bắt đầu thay đổi suy nghĩ về bản chất của liên minh xuyên Đại Tây Dương", báo cáo chỉ ra.
Khi được hỏi họ muốn quốc gia của họ làm gì nếu Mỹ vướng vào một cuộc xung đột, đa số người trả lời từ 11 quốc gia nói rằng thích ở vị trí trung lập.
"Châu Âu không ủng hộ Trung Quốc. Nhưng họ dường như muốn chọn con đường riêng hơn là đi theo chính sách đối phó Trung Quốc của Mỹ", báo cáo cho biết.
Đức tiêu hủy 29.000 con gà sau khi phát hiện một ổ dịch cúm gia cầmH5N8 Ngày 3/12, nhà chức trách Đức cho biết khoảng 29.000 con gà sẽ bị tiêu hủy tại nước này sau khi phát hiện một ổ dịch cúm gia cầm tại một trang trại. Đức tiêu hủy 29.000 con gà sau khi phát hiện một ổ dịch cúm gia cầm H5N8. Ảnh minh họa: welt.de Chính quyền bang Mecklenburg-Vorpommern đã xác nhận ổ dịch...