Niềm tin kỳ lạ của ‘ông trùm đất Mỏ’ vào ‘lời thầy phán’
Nguyễn Tiến Phương, SN 1957, ở Móng Cái, Quảng Ninh đã bị toà tuyên với mức án cao nhất là tử hình.
Em trai y – Nguyễn Tiến Chung bị nhận mức án là chung thân. Khi anh trai và chồng “dính” vòng lao lý, người em gái là Nguyễn Thị Hằng và vợ của Nguyễn Tiến Chung là Đỗ Thị Phương đã dùng tiền, nhờ một số đối tượng “giúp đỡ”. Thế nhưng, mọi chuyện đã không như tính toán của họ. Kẻ không “giúp đỡ” được hai người đàn bà trong cơn quẫn bách ấy đã thừa cơ lừa đảo, chiếm đoạt tiền.
“Chết” vì… cả tin
Chẳng hiểu do ai dắt mối, do như thế nào mà, năm 2009, em gái Phương là Nguyễn Thị Hằng và em dâu Đỗ Thị Phương – vợ Nguyễn Tiến Chung, lại quen biết được Phạm Trọng Du (SN 1952), ở quận Hoàng Mai, TP.Hà Nội, Phó tổng giám đốc tập đoàn Nam Cường. Và, cũng chẳng hiểu hai bên “làm việc” với nhau như thế nào mà em gái và em dâu Phương Ninh Hột lại tin tưởng Du đến vậy, đưa cho Du hơn 10 tỷ đồng để giúp anh trai và chồng mình nhẹ tội.
“Ông trùm đất Mỏ” Phương Ninh Hột.
Khi anh trai và chồng bị bắt vì phạm trọng tội, người ta có thể hiểu được cảm giác của những người thân trong gia đình Phương Ninh Hột. Gia đình họ đang có thế lực, đang là đại gia, đại ca, “cai quản” cả một vùng, hai người đàn ông bị bắt, họ mất thăng bằng thậm chí là rơi vào hoảng loạn. Anh H., người thân với gia đình Phương Ninh Hột đã nhiều năm, phải thảng thốt rằng: “Vụ án xảy ra, người thân của Phương mất phương hướng hoàn toàn. Ai giới thiệu, ai nói gì, nói giúp đỡ cũng tin và sẵn sàng đưa thù lao cho họ”.
Anh H. tiết lộ: “Sau khi Phương bị bắt, nhiều nhóm người khác nhau, đủ mọi thành phần, tiếp xúc với gia đình Phương, đặt vấn đề “giúp đỡ”. Lý do đồng ý sự “giúp đỡ” của Du, Mạc Văn Nam (SN 1965, ở Trung Hoà, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội), Phạm Anh Tuấn (SN 1974, ở TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương) cũng rất lạ. Em gái Phương cho rằng, ông Du là Phó tổng giám đốc tập đoàn lớn, chắc chắn “giúp đỡ” vì tình, chứ tiền thì ông ta không thiếu, mà phải “chạy án” để kiếm… Thế là, gia đình Phương đưa cho Du, Nam, Tuấn hàng triệu USD mà không mảy may nghi ngờ”.
Anh H. bật mí tiếp, khi Phương và Chung bị tuyên mức án cao, không được tại ngoại trước khi xét xử, như mong muốn của gia đình, Hằng và Phương mới “ngộ” ra rằng, Du, Nam, Tuấn chẳng giúp đỡ được họ cái gì mà chỉ “thừa nước đục thả câu” nhằm “kiếm tiền” bất chính. Hai người đàn bà mới bắt đầu dò lại mối quan hệ và phát hiện ra nhiều điều “bất ổn” trong “cái cọc mục” ấy. Theo anh H., gia đình Phương bị lừa là đúng. Bởi Du rất bài bản, hướng dẫn mẹ của “ông trùm” Phương làm đơn bảo lãnh gửi bộ Công an, xin cho Phương được tại ngoại. Động thái “cao thủ” này của Du làm cho những người em của Phương tin Du đến mức tôn thờ. Lúc đó, nhiều người thân của “ông trùm” Phương còn thề, nếu anh và em trai họ được tại ngoại, họ không tiếc bất kỳ thứ gì.
Video đang HOT
Theo cáo trạng của viện Kiểm sát thì Du đã nhận tiền “chạy án” của Hằng và Phương với tổng số là 10,4 tỷ đồng. Du cũng thực hiện một số “động tác” làm cho gia đình “ông trùm” này tin là y có thể “chạy án” được. Đó là hướng dẫn mẹ Phương làm đơn bảo lãnh; hướng dẫn vợ, con “ông trùm” Phương viết đơn xin giảm tội; hướng dẫn vợ, các em Phương giải quyết “ổn thoả” vấn đề dân sự với gia đình nạn nhân, nhờ họ viết đơn xin giảm án… Đó là những dấu hiệu rõ ràng của cái gọi là “hướng dẫn chạy án”. Phương và Hằng “truy” đến cùng, sợ nhiều chuyện vỡ ra, Du đành thừa nhận với mẹ Phương là không thể giúp được Phương, Chung và trả 9,1/10,4 tỷ đồng đã nhận từ Hằng và Phương. Sau đó, Du giới thiệu cho gia đình người thân tội phạm gặp Nam và Tuấn – những đối tượng chỉ quen “nổ”, chuyên lừa tiền của công dân.
Anh H. thừa nhận: “Khi Du nói, không giúp được, trả lại tiền, gia đình Phương khá hoảng loạn. Người thân đều nghĩ rằng, đã hết chỗ bấu víu, vẫn mong muốn Du tìm cách giúp. Thế là Du giới thiệu cho họ Nam và Tuấn. Không ngờ, Nam và Tuấn là hai tên “đại bịp”, chuyên “nổ” những chuyện tày trời, dù biết hậu quả xảy ra là tù tội. Nam và Tuấn đều là những kẻ buôn bán kinh doanh bình thường. Chẳng hiểu sao, do Du giới thiệu, do tin Du hay do thời điểm đó chưa có chỗ để “bấu víu” nên người nhà Phương tin Nam và Tuấn có đủ khả năng giúp đỡ anh trai và em trai nhẹ tội”.
Anh H. cho biết: “Khi gặp Nam và Tuấn, nhiều người trong gia đình Phương không muốn “hợp tác” với chúng, vì thấy “cái mặt ấy không bảo hành”. Thế nhưng, cô em dâu và em gái vẫn quyết định “tiền cũng chẳng để làm gì, biết đâu họ giúp được người thân của mình thì sao, không thử thì làm sao biết được? Họ đành đánh bạc với tiền vậy”. Như hiểu được tâm lý của người thân gia đình “ông trùm” Phương, Nam và Tuấn “nổ tung trời”. Nhiều lần, em gái và em dâu Phương còn phải đem siêu xe đến tận cổng văn phòng Chính phủ, văn phòng bộ Công an, viện Kiểm sát… để chứng kiến chúng đi từ trong cửa của văn phòng ra, đón chúng đi ăn, uống, nghe chúng “nổ” những chuyện không có thật.
Phương Ninh Hột cùng em trai và “cộng sự” tại phiên toà.
Không khai hết sự thật?!
Kể cả khi bị bắt, chắc chắn Phương – vợ Chung và Du, Tuấn, Nam đều không khai hết sự thật, nhằm trốn tránh tội lỗi của mình. Theo chị T. một người thân khác của gia đình Phương thì Phương bị bắt một thời gian ngắn, Du được gia đình tin cậy tới mức, mẹ Phương nhận Du là con nuôi. Các em trong gia đình coi Du như anh, nói gì cũng nghe, yêu cầu phải chi như thế nào, bố trí xe ô tô đi đâu, gặp gỡ ai, họ đều thực hiện chu đáo. Thế nên, khi ra toà, Du lật kèo, nói rằng, Du cầm tiền của Hằng và Phương vì chuyện làm ăn, không liên quan đến “chạy án” đã làm người thân của Phương nổi giận”.
Chị T. có mặt vào theo dõi phiên toà xét xử Phương, Du, Nam, Tuấn, cho biết: “Ra chốn công đường, tất cả đều ngắn gọn hơn “giao dịch” thường ngày. Nam, Tuấn đã từng thách thức người thân của “ông trùm” đất Mỏ rằng, “bắc thang lên hỏi ông trời, tiền đưa “chạy án” có đòi được không?” nhưng ở phiên toà thì im bặt. Chính sự thách thức này mà em gái, em dâu Phương Ninh Hột quyết đòi tiền chúng bằng được. Còn một sự thật nữa, khi biết bị truy, đòi tiền gắt gao, chính Nam và Tuấn còn có thái độ thách thức.
Ngoài ra, chúng “nại” ra một danh sách dài những cái tên VIP và nói rằng, đã đưa tiền cho những người đó để “giúp” Phương. Nhưng, chị em Hằng, Phương không tin là có chuyện đó. Thế nhưng, cũng tại phiên toà Nam và Tuấn không dám khai danh sách VIP nhận tiền “chạy án” của bọn chúng. Chị T. đã được nghe Nam và Tuấn nói với Hằng, Phương qua điện thoại rằng: “Anh và chồng chúng mày đang ở tù, chúng mày muốn ở tù nữa thì đến gặp tao mà đòi tiền…”.
Tất nhiên, dưới góc độ pháp luật, hành vi của Nguyễn Thị Hằng và Đỗ Thị Phương là không chấp nhận được, pháp luật cần nghiêm trị. Hằng đã bỏ trốn, đang bị truy nã, còn Phương thì được tại ngoại, là bị cáo trong vụ án này.
Anh H. khẳng định: “Trước khi “xử lý” Tuấn và Nam, em “ông trùm” có nhờ đến cúng bái. Bình thường, gia đình “ông trùm” rất hay đi lễ chùa. Khi “ông trùm” bị bắt, người thân của họ càng chăm đi lễ chùa, xem vận hạn hơn. Đến đâu, “thầy” cũng phán rằng: “Đừng nhờ vả ai, họ không giúp được gì cho người thân của con đâu. Họ thấy các con có tiền nên vẫn muốn “phân phát”. Muốn người thân được nhẹ tội, chỉ có tích nhiều ân, đức…”. Nhận được lời “thầy” phán như vậy nên gia đình “ông trùm đất Mỏ” càng có “cơ sở” đòi tiền Nam và Tuấn.
Ngày 13/8, Toà án nhân dân TP. Hà Nội đưa vụ “chạy án” ra xét xử. Trong vụ án này, Đỗ Thị Phương bị viện Kiểm sát truy tố về hành vi đưa hối lộ; Du, Nam và Tuấn bị truy tố về tội môi giới, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Gần một ngày làm việc, Toà đã tuyên, trả hồ sơ về cho cơ quan truy tố, khởi tố điều tra bổ sung một số vấn đề chưa rõ ràng. Tiếp sau đó, Du cũng là bị cáo trong một vụ án khác, liên quan đến tội chiếm đoạt tài sản của khách hàng đặt mua nhà của tập đoàn Nam Cường.
Theo Người đưa tin
Vụ án ngã ba Lục Chấn: "Chi" gần 20 tỷ đồng để "chạy" án tử hình
Các đối tượng được đồng bọn "đầu tư" số tiền "khủng" này là hai anh em Phương "ninh hột" và Chung "ninh hột", trùm lưu manh đất Quảng Ninh.
Phương "ninh hột" đã bị tuyên án tử hình
Vụ án ngã ba Lục Chắn
Ngày 10/5, Viện KSND Tối cao đã hoàn tất cáo trạng truy tố 4 bị can gồm: Mạc Văn Nam (SN 1965), có 1 tiền án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, HKTT ở phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội; Đỗ Thị Phương, tức Phường (SN 1971), vợ của Nguyễn Tiến Chung, tức Chung "ninh hột"; Phạm Trung Du (SN 1952), trú ở phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai; và Phạm Anh Tuấn (SN 1974), HKTT TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Các bị can trên bị truy tố về tội danh " Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Đưa hối lộ", và "Làm môi giới hối lộ".
Trước khi tìm hiểu về hành vi phạm tội của 4 đối tượng nêu trên, cần nhớ lại vụ án xảy ra tại ngã ba Lục Chắn, liên quan trực tiếp đến 2 anh em Phương - Chung "ninh hột". Nguyễn Tiến Phương là Giám đốc Công ty Quang Phát, chuyên xuất khẩu hàng đông lạnh sang Trung Quốc. Chiều 30/5/2009, Phương xuất 3 xe ôtô hàng đông lạnh qua bến Lục Chắn thuộc xã Hải Sơn, TP Móng Cái thì nảy sinh mâu thuẫn với nhân viên của Công ty H.K, doanh nghiệp cũng kinh doanh lĩnh vực này. Biết nhân viên của Công ty H.K có "hàng nóng", Phương bảo đàn em gọi điện thoại cho Chung "ninh hột" lên giải quyết. Lập tức, Chung cùng Vũ Ngọc Tuất, tức Chấn "điên" và một số đàn em khác đã đến khu vực Lục Chắn để gặp nhóm nhân viên của Công ty H.K. Tại đây, Chung đã chỉ đạo các đối tượng đánh, bắn 2 nhân viên của Công ty H.K. Sau đó, các đối tượng tìm cách đưa 2 nạn nhân sang Trung Quốc và thủ tiêu.
Trò lừa "chạy án"
Quá trình điều tra vụ án, cơ quan tố tụng tỉnh Quảng Ninh đã bắt Phương - Chung "ninh hột" và các đối tượng liên quan. Ý thức được sự trừng phạt nghiêm khắc của pháp luật, Nguyễn Thị Hằng (em gái Phương, Chung) và Đỗ Thị Phương, tức Phường (vợ Chung) đã tìm cách "chạy án". Người đầu tiên được các đối tượng tìm đến để "nhờ cậy" là Phạm Trọng Du, khi đó đang là Phó Tổng giám đốc một tập đoàn xây dựng lớn tại Hà Nội. Du đã nhận của Hằng số tiền khoảng hơn 10 tỷ đồng để "lo liệu". Tuy nhiên về sau, khi biết được hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng của anh em Phương "ninh hột", Du thoái thác và trả dần tiền cho Hằng.
Mất "mối" Phạm Trọng Du, Đỗ Thị Phương tiếp tục xoay bằng cách thông qua Phạm Anh Tuấn để gặp gỡ Mạc Văn Nam. Không nghề nghiệp nhưng khi gặp Hằng, Tuấn "nổ" đang công tác ở một đơn vị tình báo của quân đội; còn Nam "khoe" đang làm tại Bộ Tư pháp, văn phòng thường trú phía Nam, có nhiều quen biết với các quan chức. Do tin tưởng Tuấn, Nam, Đỗ Thị Phương đã đưa cho Tuấn 3 lần với tổng số tiền là 350.000 USD. Ngoài ra, Phương và Hằng còn chuyển cho Tuấn khoảng 500 triệu đồng để làm lộ phí đi lại.
Ngày 26/8/2010, TAND tỉnh Quảng Ninh đưa vụ án ngã ba Lục Chắn ra xét xử sơ thẩm, tuyên phạt 2 anh em Nguyễn Tiến Phương, Nguyễn Tiến Chung mức án tử hình. Biết gặp phải những kẻ lừa đảo, Hằng và Phương đã nhờ một nhóm côn đồ tiến hành bắt giữ Phạm Anh Tuấn để đòi tiền. Sau khi giải cứu được Phạm Anh Tuấn, CQĐT biết được hành vi "chạy án" của Hằng và Phương. Lúc này, đối tượng Hằng đã nhanh chân bỏ trốn, còn Đỗ Thị Phương bị bắt và bị TAND quận Long Biên tuyên phạt tù về tội bắt giữ người trái pháp luật.
Ngày 4/7/2011, Mạc Văn Nam bị bắt theo lệnh truy nã tại TP Hồ Chí Minh. Cơ quan tố tụng xác định hành vi của Mạc Văn Nam có đủ yếu tố cấu thành tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Đối với Phạm Anh Tuấn, tuy là bị hại trong vụ án "bắt giữ người trái pháp luật" nhưng trong vụ án "chạy án" cho Phương - Chung "ninh hột", hành vi của anh ta đã cấu thành tội "Làm môi giới hối lộ". Bên cạnh đó, cơ quan tố tụng cũng đã xác định hành vi của Đỗ Thị Phương, tức Phường và Nguyễn Thị Hằng đủ yếu tố cấu thành tội "Đưa hối lộ". Đối tượng Hằng đang bỏ trốn, và đang bị CQĐT tổ chức xác minh, truy bắt.
Về "số phận" của anh em Phương "ninh hột", ngày 27/7/2012, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao đã xét xử và tuyên: Nguyễn Tiến Phương tử hình, Nguyễn Tiến Chung chung thân. Mức án này được đánh giá tương xứng với hành vi coi thường sinh mạng người khác, coi thường pháp luật của Nguyễn Tiến Phương, Nguyễn Tiến Chung và đồng bọn.
Theo xahoi
Phiên tòa phúc thẩm xét xử ông trùm Phương "Ninh Hột": Nạn nhân mắc mưu, bị thế mạng oan? TAND tối cao vừa mở phiên tòa xét xử phúc thẩm lần 2 vào ngày 29/6/2012 và ngày 6/7/2012 tại Quảng Ninh, đối với Nguyễn Tiến Phương, Nguyễn Tiến Chung và Bùi Hải Bài về tội danh "giết người". Sau hai ngày xét xử, thông qua việc xét hỏi và tranh tụng tính chất đặc biệt nghiêm trọng của vụ án tiếp tục...