Niềm tin cuộc sống của người dân Afghanistan
Qua việc chụp ảnh cuộc sống thường nhật, nhiếp ảnh gia Martin Middlebrook truyền đi thông điệp khát khao hòa bình và niềm hy vọng về tương lai của người dân Afghanistan.
Nhiếp ảnh gia Middlebrook mất 3 năm tìm hiểu về cuộc sống hàng ngày của người dân Afghanistan để thực hiện dự án có tên gọi “Faces of Hope”. Năm 2010, các bức ảnh của ông được triển lãm tại Trung tâm hội nghị quốc tế Kabul. Năm 2011, dự án này tiếp tục được trưng bày tại London để giới thiệu về văn hóa và lịch sử quốc gia Trung Á. “Faces of Hopes” đang được Middlebrook chuyển thành sách, nhằm gửi gắm niềm hy vọng của người dân tại đất nước chịu đựng sự tàn phá sau 32 năm xung đột liên tục.
Một bé gái trong lớp học ở Herat, Afghanistan tháng 6/2010. Một trong những hy vọng lớn cho tương lai của Afghanistan là các bé gái được học hành đầy đủ. Dưới thời Taliban, quốc gia Trung Á là nước xem nhẹ quyền phụ nữ và các bé gái không được đến trường.
Một người chủ cửa hàng tại chợ Ka Farushi ở Kabul. Afghanistan là đất nước có nhiều thương nhân, nhưng kinh tế nước này có quy mô nhỏ và tập trung ở các khu chợ tại một số thành phố lớn.
2 người đàn ông vui vẻ uống nước và nghỉ ngơi trong một cửa hàng sửa chữa ở Kabul, cảnh tượng trái ngược với tình hình an ninh luôn bất ổn tại Thủ đô Kabul.
Video đang HOT
Những nụ cười rạng rỡ và niềm vui của trẻ em Afghanistan.
Mặc dù xung đột liên miên tàn phá đất nước Afghanistan và khiến nhiều người sống trong những căn nhà tồi tàn, người dân vẫn luôn hy vọng về một cuộc sống tươi đẹp hơn.
Một người đàn ông Hazara nở nụ cười tươi tại một khu chợ ở Afghanistan. Hazara là những người nói tiếng Iran và sống chủ yếu ở miền Trung Afghanistan và Pakistan. Họ được xem là trụ cột trong nền kinh tế vì khả năng đảm đương nhiều công việc nặng nhọc.
Một bé trai vui vẻ cắp sách đến trường. Hầu hết trẻ em Afghanistan hiện được học hành.
Trẻ em chơi đùa trong một hồ bơi do Liên Xô xây dựng trên ngọn đồi nhìn xuống Kabul. Hồ bơi từng được chế độ Taliban sử dụng làm nơi hành quyết. Hiện nó được chính phủ Afghanistan cải tạo để xóa đi quá khứ đầy đau thương.
Nụ cười vẫn luôn xuất hiện trên môi những người lao động Afghanistan, bất chấp họ luôn đối mặt với hiểm nguy và nỗi sợ hãi từ các cuộc xung đột.
Một người đàn ông xây dựng lại khu vực từng bị bom tàn phá.
Một bé trai áp mặt vào kính ô tô. Theo điều tra, 1/3 dân số Afghanistan sống dưới mức nghèo khổ và 1/6 trẻ em thiệt mạng trước 5 tuổi. Tuổi thọ trung bình của người dân Afghanistan là 44.
Bất chấp chiến tranh tàn phá nặng nề, người dân Afghanistan vẫn hy vọng về một tương lai tươi sáng hơn và điều đó bắt nguồn từ thế hệ trẻ.
Bình An
Theo Infonet.vn
Ngoại giao phòng ngừa
An ninh của Trung Á lại trở thành chủ đề bàn luận khi Hội đồng bảo an (HĐBA) LHQ vừa lên tiếng khẳng định vai trò của nền ngoại giao phòng ngừa và các cơ chế cảnh báo sớm trong việc giải quyết các bất đồng một cách hòa bình ở khu vực này.
Cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan vẫn chưa có hồi kết
Tuyên bố của HĐBA LHQ được đưa ra trong báo cáo của ông M. Jenca, Đại diện đặc biệt của Tổng thư ký LHQ, về hoạt động của Trung tâm ngoại giao phòng ngừa xung đột ở khu vực Trung Á của LHQ (UNRCCA). Theo ông M. Jenca, Trung Á đang cần những tác động quan trọng về tinh thần, tính nhân đạo và chính trị cũng như các lợi ích kinh tế của việc ngăn chặn xung đột bùng nổ, leo thang hoặc tái diễn.
Vốn được coi là khu vực khá lẩn khuất trên bản đồ thế giới, Trung Á ngày càng thu hút sự quan tâm của dư luận thế giới bởi những biến động trong vài thập kỷ gần đây. Có thể nói hiện nay, Trung Á và khu vực biển Caspi là tâm điểm của hầu hết mọi vấn đề nóng của thời đại, bao gồm vấn đề tái thiết Afghanistan, chương trình hạt nhân của Iran, cuộc xung đột Nagorno-Karabakh cũng như nạn buôn lậu ma túy, tội phạm có tổ chức và chủ nghĩa khủng bố.
Afghanistan vẫn là yếu tố chính đóng góp vào sự bất ổn của cả khu vực. Không ai dự đoán trước được điều gì sẽ xảy ra sau khi Mỹ rút hết quân khỏi đây vào năm 2014. Không biết lúc đó Afghanistan có thiết lập được một chính phủ ổn định hay không và trong trường hợp thuận lợi thì chính phủ này sẽ theo mô hình nào. Dù không phe phái nào hiện nay ở Afghanistan mong muốn khả năng trở lại nắm quyền của lực lượng Taliban sau khi Mỹ rút quân nhưng ít ai tin chế độ hiện tại của Tổng thống Afghanistan H. Karzai có thể tồn tại được lâu.
Tiếp đó là những "điểm nóng" tồn tại dai dẳng ở Trung Á. Mới đây một vụ nổ súng đã xảy ra trên biên giới giữa Uzbekistan và Kyrgyztan. Vụ nổ bắt nguồn từ những tranh luận hết sức đơn giản giữa những công nhân đang sửa chữa đường nhưng nó cho thấy tranh chấp lãnh thổ bất cứ lúc nào cũng có thể bùng nổ thành xung đột vũ trang. Ở Tajikistan, hoạt động chống khủng bố ở khu vực Pamir do các nhà cầm quyền tiến hành sau vụ sát hại Tướng A. Nazarov, người đứng đầu lực lượng an ninh quốc gia, đã leo thang thành một cuộc giao chiến nghiêm trọng với hàng chục người tử vong.
Trung Á đã thực sự trở thành ngòi nổ cho những bất ổn, khiến thế giới phải lo ngại. Các vấn đề đó chồng chất lên nhau, đe dọa bùng nổ. Chính vì thế mà năm 2007, LHQ thành lập UNRCCA theo sáng kiến của chính phủ 5 nước Trung Á và đặt trụ sở tại Thủ đô Ashkhabad của Turkmenistan, nhằm thúc đẩy đối thoại giữa các chính phủ khu vực cũng như tìm kiếm các giải pháp cho những vấn đề đang nổi lên và xóa bỏ các mối đe dọa tiềm tàng trong khu vực.
Cho đến nay, có thể nói UNRCCA đã hoàn thành khá tốt vai trò và được đánh giá như một điển hình của các cơ chế ngoại giao phòng ngừa. LHQ hy vọng tổ chức này sẽ giúp các nước Trung Á đảm bảo sự ổn định và tạo một môi trường thuận lợi hơn cho hợp tác song phương và đa phương, cũng như tìm kiếm các giải pháp bền vững trước những thách thức, kể cả quản lý các nguồn nước, năng lượng và thực hiện Chiến lược chống khủng bố toàn cầu của LHQ... Tuy nhiên, với hàng loạt những mâu thuẫn tiềm ẩn, Trung Á khó có thể có bình yên trong thời gian trước mắt.
Theo ANTD
Báo Nhật:Trung-Nga giả vờ mật ngọt, rốt cuộc vẫn là đối thủ của nhau Về góc độ địa-chính trị, Trung-Nga luôn là một mối quan hệ đối lập. Trung Quốc sử dụng SCO thò vào "bụng" Nga và có tham vọng lãnh thổ, tài nguyên. Lính tuần tra biên phòng Trung Quốc ở khu vực biên giới Trung-Nga. Tờ nguyệt san "Choice" Nhật Bản số tháng 7 có bài viêt nhan đề "Trung-Nga giả vờ tuần trăng...