Niềm tin của người tiêu dùng Mỹ dao động gần mức cao nhất của 14 tháng
Niềm tin của người tiêu dùng Mỹ trong tháng 5/2021 dao động gần mức cao nhất của 14 tháng trong bối cảnh tâm lý lạc quan về thị trường việc làm đã giúp giảm bớt những lo ngại về lạm phát ngày càng tăng và việc chính phủ giảm dần các biện pháp hỗ trợ tài chính.
Tiêu dùng là động lực chủ chốt của kinh tế Mỹ. Ảnh: AP
Khảo sát của tổ chức nghiên cứu Conference Board đưa ra ngày 25/5 cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vẫn mạnh trong quý II/2021, song đà phục hồi từ mức thấp do đại dịch COVID-19 gây ra, bắt đầu từ tháng 2/2020, khá bấp bênh.
Thị trường nhà đất đang cho thấy những dấu hiệu chững lại, khi doanh số bán nhà đơn lẻ mới giảm trong tháng 4/2021 giữa lúc khan hiếm nguồn cung, mà đã đẩy giá nhà tăng với tốc độ nhanh nhất trong hơn 15 năm.
Joel Naroff, nhà kinh tế trưởng tại Naroff Economics ở Holland, Pennsylvania, cho rằng nhiều người muốn “đổ lỗi” cho lạm phát dù cho hoạt động kinh tế đang trở lại mức trước khi đại dịch xảy ra.
Conference Board cho hay chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ đã giảm xuống 117,2 trong tháng 5/2021 so với mức 117,5 trong tháng 4/2021, mức cao nhất kể từ tháng 2/2020. Con số này cũng thấp hơn so với mức dự báo 119,1 của các nhà kinh tế tham gia khảo sát của hãng tin Reuters đưa ra.
Lạm phát đang nổi lên khi nền kinh tế mở cửa trở lại sau khi các biện pháp hạn chế dịch bệnh được dỡ bỏ, cùng với các biện pháp kích thích tài chính đã thúc đẩy nhu cầu bị tích tụ gia tăng, trong khi nguồn cung hạn chế, điều này dẫn đến giá nhiều mặt hàng tăng cao.
Video đang HOT
Chỉ số kỳ vọng, dựa trên triển vọng ngắn hạn của người tiêu dùng đối với điều kiện thu nhập, kinh doanh và thị trường lao động, đã giảm xuống 99,1 so với mức 107,9 trong tháng 4/2021. Dự báo lạm phát của người tiêu dùng trong 12 tháng tới đã tăng lên 6,5% so với mức 6,2% của tháng trước.
Trong một báo cáo khác công bố ngày 25/5, Bộ Thương mại Mỹ cho biết doanh số bán nhà mới đã giảm 5,9% xuống mức điều chỉnh theo mùa là 863.000 căn trong tháng 4/2021, thấp hơn so với mức 917.000 căn trong tháng Ba. Tuy nhiên, doanh thu tăng 48,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường nhà mới đang được thúc đẩy nhờ số lượng căn tồn ở gần mức thấp kỷ lục, đặc biệt là những nhà cấp thấp. Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy nhu cầu về chỗ ở rộng rãi và đắt tiền hơn khi hàng triệu người Mỹ làm việc và học tập tại nhà.
Tuy nhiên, dịch bệnh đã làm ảnh hưởng đến nguồn lao động tại các nhà máy gỗ và cảng, gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung gỗ xẻ và các nguyên liệu khác, làm cản trở hoạt động xây mới để lấp đầy khoảng trống về nguồn cung nhà ở.
Một báo cáo thứ ba cho thấy chỉ số giá nhà của S&P CoreLogic Case-Shiller đã tăng 13,2% trong tháng 3/2021 so với một năm trước, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 12/2005, sau khi tăng 12,0% trong tháng Hai.
Thông tin về lạm phát giá nhà ở đã được củng cố thêm bởi báo cáo thứ tư từ Cơ quan Tài chính Nhà ở Liên bang cho thấy chỉ số giá nhà do cơ quan này đo lường đã tăng kỷ lục 13,9% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 3/2021, sau khi tăng 12,4% trong tháng 2/2021.
Nhà Trắng ngày 25/5 thông báo sẽ theo dõi sát sao tình trạng giá nhà tăng vọt, đồng thời bày tỏ quan ngại về khả năng chi trả và khả năng tiếp cận thị trường nhà ở.
Trong khi đó, các chuyên gia kinh tế và các quan chức Fed không cho rằng “bong bóng” nhà ở đang xuất hiện, cho rằng giá nhà tăng là do sự chênh lệnh giữa cung và cầu, không phải do hoạt động cho vay kém, nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Tỷ giá ngoại tệ ngày 19/5: USD tụt giảm, vàng đi lên
Tỷ giá ngoại tệ ngày 19/5 diễn biến theo xu hướng đồng USD trên thị trường quốc tế giảm mạnh so với euro, bảng Anh... trong bối cảnh nền kinh tế số 1 phát đi một số thông tin không mấy tích cực.
Đầu phiên giao dịch 18/5 trên thị trường Mỹ (đêm 18/5 giờ Việt Nam), chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động của đồng bạc xanh với rổ 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 89,84 điểm.
Đồng USD trên thị trường quốc tế giảm mạnh so với euro, bảng Anh... trong bối cảnh nền kinh tế số 1 phát đi một số thông tin không mấy tích cực.
Bộ Thương mại Mỹ cho biết số lượng nhà xây trong tháng 4 giảm 9,5%.
Trước đó, Mỹ công bố lạm phát cao kỷ lục trong hơn một thập kỷ.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang trấn an giới đầu tư rằng những lo ngại về lạm phát dài hạn là "dư thừa".
Biên bản cuộc họp chính sách hồi tháng Tư của Fed đang là "tâm điểm" trong tuần này. Biên bản sẽ được công bố vào ngày 19/5 và sẽ cung cấp manh mối về quan điểm của các quan chức về lạm phát trong bối cảnh nền kinh tế hàng đầu thế giới này phục hồi mạnh mẽ trở lại khi chương trình tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 cho phép Mỹ tiếp tục mở cửa thị trường.
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay: USD giảm mạnh.
Nhiều người lo ngại lạm phát cao sẽ khiến Fed phải thắt chặt lãi suất hoặc rút dần các biện pháp nới lỏng khác để giữ cho tình hình không vượt quá tầm kiểm soát.
Trên thị trường trong nước, vào cuối phiên giao dịch 18/5, tỷ giá USD/VND ở một số ngân hàng phổ biến ở quanh mức: 22.950 đồng/USD và 23.150 đồng/USD.
Tới cuối phiên 18/5, Vietcombank niêm yết tỷ giá ở mức: 22.940 đồng/USD và 23.140 đồng/USD. Vietinbank: 22.945 đồng/USD và 23.145 đồng/USD. ACB: 22.970 đồng/USD và 23.130 đồng/USD.
Chốt phiên giao dịch 18/5, tỷ giá Euro đứng ở mức: 27.583 đồng (mua) và 28.734 (bán). Tỷ giá Bảng Anh: 32.246 đồng (mua) và 33.257 đồng (bán). Tỷ giá Yên Nhật ở mức 207,5 đồng (mua vào) và 216,2 đồng (bán ra). Nhân dân tệ được mua vào ở mức: 3.552 đồng và bán ra ở mức 3.664 đồng.
Tỷ giá USD hôm nay 4/5: Lạm phát tăng, USD suy giảm Tỷ giá USD hôm nay 4/5 suy giảm trong bối cảnh lạm phát tại Mỹ có dấu hiệu tăng mạnh. Chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động của đồng bạc xanh với rổ 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 90,82 điểm. USD trên thị trường quốc tế vẫn suy yếu cho dù...