Niêm phong 500 lít mắm tôm không rõ nguồn gốc
Kiểm tra một cơ sở sản xuất gia vị tại huyện Từ Liêm (Hà Nội), lực lượng chức năng phát hiện khoảng 500 lít mắm tôm không rõ nguồn gốc.
9h ngày 22-9, đoàn Thanh tra chuyên ngành VSATTP và chất lượng hàng hóa – Sở Y tế Hà Nội, phối hợp với Đội 5 – Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường CATP Hà Nội, tiến hành thanh tra tại cơ sở sản xuất gia vị thực phẩm Anh Dũng, tại xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm. Quá trình kiểm tra, phát hiện một số vi phạm về VSATTP.
Mắm tôm không rõ nguồn gốc, không nhãn mác
Cơ sở bị thanh tra sản xuất 4 mặt hàng gồm: dấm, tương ớt, tương bần, mắm tép, hoạt động từ năm 2009. Bà Nguyễn Thúy Hằng – đại diện cơ sở cho biết: lượng gia vị tiêu thụ của cơ sở khoảng 30.000 lít/năm. Kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất gia vị Anh Dũng, đoàn thanh tra ghi nhận khu vực sản xuất sắp xếp lộn xộn, nhà xưởng xuống cấp, dụng cụ sản xuất chưa được vệ sinh thường xuyên.
Video đang HOT
Mắm tôm không rõ nguồn gốc, mắm tép bán thành phẩm được niêm phong
Mắm tôm được đựng trong can 5 lít
Các thùng ngâm ủ gia vị tại cơ sở
Đáng chú ý, đoàn kiểm tra phát hiện cơ sở này kinh doanh sản phẩm mắm tôm không rõ nguồn gốc, không nhãn mác. Kết thúc buổi thanh tra, lực lượng chức năng đã lấy 4 mẫu sản phẩm: dấm, tương ớt, tương bần, mắm tép và 1 mẫu mắm tép bán thành phẩm, để tiến hành phân tích chất lượng sản phẩm. Thanh tra Sở Y tế cũng niêm phong 3 thùng mắm tép bán thành phẩm, khoảng 480 lít 63 can, 17 thùng mắm tôm không rõ nguồn gốc, giao cho cơ sở quản lý, chờ kết quả phân tích để xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo ANTD
Cách giảm mùi mắm tôm an toàn
Mắm tôm là thứ gia vị không thể thiếu, tạo nên hương vị riêng cho các món ăn như thịt cầy, giả cầy, hay bún riêu, bún đậu... nhưng nhiều người lại không chịu được mùi hôi của mắm. Mách bạn một số cách làm giảm mùi của mắm hiệu quả.
Khi chế biến các món giả cầy, bún riêu... nếu bạn ướp mắm tôm cùng với các gia vị khác thì khi nấu mùi mắm tôm sẽ rất nồng. Hãy để khi món ăn sôi, múc lấy một ít nước thật nóng và hòa tan mắm tôm, sau đó gạn lấy nước trong để nấu. Món ăn sẽ vẫn có mùi mắm tôm, nhưng không quá nồng mà bạn lại loại bỏ được sạn và các chất cặn trong mắm.
Với những món phải chấm trực tiếp với mắm như thịt luộc, hay món nộm rau muống bạn có thể chưng mắm tôm trước khi ăn, vừa đảm bảo an toàn vệ sinh, vừa giảm bớt mùi nồng.
Một cách giảm mùi mắm tôm hữu hiệu nữa là dùng rượu trắng. Cho thêm chút rượu trắng vào mắm tôm, khuấy đều nhanh tay, bạn sẽ thấy nổi bọt nhanh hơn, có thể thêm một chút xíu đường cho vị đỡ gắt. Bạn cũng có thể thay rượu trắng bằng chanh.
Mắm tôm khi được dùng để ăn với bún kèm đậu phụ rán hay chả cá có thể pha thêm một chút mỡ rán nóng cũng sẽ giúp làm giảm mùi nồng của mắm.
Theo Dân Trí
Đậu Mơ - Phần 1: Món ngon dân dã đất Hà Thành Không ai còn xa lạ với món ăn giản dị và dân dã: đậu phụ. Nghề làm đậu phụ thì vùng miền nào cũng có. Thế nhưng nổi tiếng nhất vẫn là đậu phụ làng Mơ. Người Hà Nội coi đậu Mơ như một loại đặc sản vì nó khác hẳn với những loại đậu phụ thông thường khác: đậu không nhũn nhưng...