Niềm hạnh phúc của bố
Bố vung nắm đấm giáng một cú như trời giáng vào giữa mắt mẹ. Hốc mắt mẹ sưng vù, cậu vào đón mẹ đi.
ảnh minh họa
Hai em tôi khóc ngằn ngặt. Thằng út chạy đuổi theo sau xe, nó ngã. Tôi đến nâng nó dậy, hai đầu gối nó xây xướt máu tứa ra. Tôi khóc thương nó, nó khóc thương mẹ, tối đó ba chị em tôi ôm nhau và khóc.
Từ ngày mẹ đi bố hối hận vô cùng. Bố bị bệnh đã hơn mười năm nay. Tuy xấu tính, hay cằn nhằn nhưng ít khi bố đánh mẹ. Cũng đã nhiều lần mẹ bỏ về nhà bà ngoại nhưng chưa lần nào tôi cảm thấy sợ hãi như lần này. Tôi sợ mất bố, mất mẹ, mất cả hai em. Ngày nào thằng út cũng khóc đòi mẹ, ngày nào nó với cái bé cũng rủ nhau ra cổng ngồi đợi mẹ như những ngày xưa chờ mẹ đi chợ mua quà về.
Hai tuần sau mẹ trở về với lá đơn ly hôn để trên bàn. Trước ngày ra tòa, mẹ bảo chị em tôi “nếu người ta có hỏi ở với ai thì phải bảo ở với mẹ nhớ chửa?” hai em tôi gật đầu vì chúng ko hiểu như thế nghĩa là phải rời bỏ bố. Nhưng bố bị bệnh, nặng lắm. Nửa đêm bố hay bị chuột rút và tê chân. Bố thích thằng út bóp chân và nhổ tóc sâu cho bố. Bố không biết nấu cơm, kho cá và đun thịt. Bố chỉ thích uống nước chè tươi cái bé nấu thôi. Rồi từ mai ai bóp chân, thổi cơm nấu nước cho bố?
Tòa để cái bé với thằng út theo mẹ còn tôi ở lại với bố. Tài sản của cả nhà chỉ còn đàn lợn với mấy phi thóc. Bố bảo để mẹ mang đi tất nhưng mẹ chỉ lấy một nửa còn để lại cho bố và tôi.
Tôi nhớ cái bé và thằng út nhiều lắm nhưng không dám bảo bố. Thỉnh thoảng bố đèo tôi về ngoại thăm em nhưng bố chỉ đứng ngoài cổng. Những lúc ăn cơm bố thường hay nhắc “trứng cá này thằng út thích ăn lắm đây” hay “bữa nay có thịt kho tàu cái bé nó thích”…
Thằng út mới bảy tuổi đã biết đi xe đạp. Thỉnh thoảng nó lại đạp xe về nhà chơi. Có lần trời đã tối mịt, tôi và bố vừa ngồi vào mâm cơm thì thấy nó lù lù xuất hiện với đôi cá chuối xách lủng lẳng trên tay. Bố cười chảy nước mắt. Nó bảo nhà cậu mới tát ao, nó giấu mẹ mang về cho bố và chị. Ở nhà ngoại cá nhiều lắm ăn chẳng hết. Nói rồi nó lại quay xe đi ngay: “Con về không mẹ lo. Mẹ không biết con vào đây đâu, mẹ mà biết là mẹ đánh đòn”.
Bệnh bố càng ngày càng nặng. Mấy lần bác tôi bảo bố: “Bán cái nhà này đi mà lấy tiền chữa bệnh đã. Còn nước còn tát chứ cứ để thế này thì chết chứ sống sao được”. Bố tôi bảo: “Đất ông bà tổ tiên để lại sau này em cũng phải để lại cho thằng út chứ bán đi rồi nó lớn lên lấy chỗ đâu mà ở. Em có chết cũng không bao giờ bán”.
Video đang HOT
Rồi bố nói với tôi: “Chắc bố chẳng sống được nữa đâu nhưng trước khi ra đi bố muốn nhìn thấy ba đứa con bên cạnh bố lần cuối”. Tôi vừa khóc vừa bấm số điện thoại gọi cho mẹ. Bây giờ thì các em tôi đã có mặt bên cạnh bố. Chúng tôi khóc còn bố thì cười trong nước mắt. Nụ cười hạnh phúc và mãn nguyện còn vương mãi trên khuôn mặt bố mà tôi không bao giờ quên.
Sau ngày đưa tang bố, bác tôi nói với mẹ: “Trước khi mất chú ấy bảo thà chết cũng phải để lại ngôi nhà này cho thằng út. Chú ấy cũng đã mất rồi thím đừng chia rẽ tụi nhỏ nữa. Cái lớn nó mất mẹ, mất em giờ mất luôn cả bố làm sao nó sống nổi”. Mẹ tôi nước mắt lưng tròng ngước lên ban thờ. Mẹ gật đầu trước di ảnh bố đang mỉm cười hạnh phúc.
Theo DanTri
Con đường cưa gái của 1 chàng trai từ xe máy lên đời 4 bánh
Tôi cứ chăm chỉ tắm rửa cho "bảo bối" của mình. Nhờ nó mà tôi mới lên đời như bây giờ. Và mặc dù bình xăng thường rỗng nhưng chưng 4 bánh ở nhà thôi cũng đủ khiến khối cô chết đứ đừ.
Nhiều người chửi bạn BMW làm tôi rát tai. Tiền không phải là tất cả nhưng không có tiền thì không có gì cả. Nhất là đàn bà, không có tiền thì không cách gì có được họ.
Cấp 3, tôi thuộc dạng cù lần của lớp. Ai cũng nhạo tôi vì chiếc quần màu xanh công nhân xếp ly trên to dưới tóp cùng chiếc áo cháo lòng mặc 3 ngày/tuần. Hồi ấy tôi còn rẽ tóc ngôi giữa, đi xe đạp cà mèng. Ngồi gần tôi thôi bọn cái gái cũng không thích.
Nhà tôi không nghèo nhưng ông bô bà bô tôi hơi kỹ tính. Có bao nhiêu tiền cũng cất trong tủ để cho thằng độc đinh bị lũ đàn bà xem thường.
Lên đại học, khoảng cách giàu nghèo càng rõ ràng. Tụi tỉnh lẻ tụm lại một nhóm, dân bản địa chơi chung một nhóm. Nhìn qua thì tưởng tụi đó phân bè đảng theo địa lý nhưng kỳ thực phân theo túi tiền. Ai có nhà ở Hà Nội thì có luôn xe, mà lại toàn xe xịn. Còn sinh viên tứ phương hầu hết đi xe đạp hoặc xe máy tàu.
Sau khi mua xe ông bà già xót của nên thề không cho tôi đồng nào nữa. Vì thế tôi chơi bài "cùi". Bình thường đi làm ở cơ quan, tôi để xe ở nhà, chỉ hẹn hò tán gái mới lôi xe ra đi. (Ảnh minh họa)
Riêng tôi là trường hợp ngoại lệ. Có hộ khẩu thường trú ở Hà Nội hẳn hoi nhưng cũng bị phân vào nhóm tỉnh lẻ. Đơn giản vì tôi đi chiếc Dream rách từ thời tám hoánh của ông già để lại.
4 năm đại học, tôi không có lấy một mối tình vắt vai vì từ đầu đến chân không đáng giá quá 500 nghìn. Áo pull hàng chợ, quần jean hàng thùng, dép da hàng Việt Nam xuất khẩu loại 115 nghìn/đôi. Ngay cả bản thân tôi còn hổ thẹn với vẻ ngoài của mình, huống gì tụi con gái.
Tiền là thỏi nam châm vạn năng, càng nhiều tiền thì lực hút càng mạnh. Nhưng vấn đề là phải biết show cho thiên hạ hay biết. Nhà tôi cũng tầm tầm nhưng ăn ở như gia đình bình dân lao động, họ khinh là phải. Có tiền là phải thể hiện. Theo tôi, con gái thể hiện tiền bằng áo quần trang sức. Còn nam giới thì nên thể hiện bằng xe cộ, đồ chơi công nghệ.
Bạn bè trêu tôi là "sát gái". Nhưng theo một nghĩa ngược lại hoàn toàn. Tán gái đến đâu thất bại thảm hại đến đó. Tôi không chỉ bị từ chối suông mà còn bị chúng nó mắng sa sả vào mặt.
Ai cũng xoáy vào điểm yếu duy nhất của tôi là chiếc xe máy cà tàng. Số tôi chỉ có thể cưa cẩm được mấy em đi xe đạp. Mà như thế thì khác gì cò ưa vạc, xứng thì xứng nhưng chả thú. Tôi chỉ thích ngắm đến mấy em thiên nga.
Mãi đến khi tôi ra trường đi làm, tình trạng đó vẫn tiếp diễn. Trong khi ai cũng có đôi có cặp dập dìu ra vào công viên, nhà nghỉ thì tôi vẫn thui thủi một mình. Càng nghĩ tôi càng hận ông bà già ở nhà. Tôi là con trai độc đinh, họ ky bo không đầu tư cho tôi thì đến đời nào mới có cháu bế?
Có lần tôi buồn, uống say ngất ngưởng về gây sự và ăn vạ đòi ông bà cho mua ô tô. Tôi chỉ làm càn trong lúc say thế thôi, ai ngờ may mắn đến ngoài mong đợi. Đúng là số tôi son. Ăn vạ thế mà được ông bà già - nhà tài trợ danh giá của liên hợp quốc cho 500 quả mua chiếc Camry cũ.
Đời tôi sang trang từ đó. Khi lái xe đến chỗ làm lần đầu tiên, tôi được mọi người nhìn nhận với một đẳng cấp khác. Không còn phải lủi vào nhà xe lợp tôn bé tí nữa mà hiên ngang đỗ ở sân, ai đi ngang cũng trầm trồ. Nói ra cũng hơi ngượng chứ tôi phổng cả mũi.
Tôi được bạn bè đồng nghiệp thừa nhận một cách không công khai rằng tôi đã là người của tầng lớp khác. Mọi người quan tâm đến tôi hơn, nhậu ở đâu, bar ở đâu cũng mời đến.
Ngày xưa đồng nghiệp rủ đi bar mà tôi không đi thì ai cũng bĩu môi bảo cù lần. Con bé thư ký còn ác miệng nói "Rủ làm gì, đi xe dream bảo vệ đuổi ngay từ cổng". Thế mà giờ đây chính nó lại đon đả rủ, còn ngọt giọng xin đi cùng xe.
Nhưng mà tôi phải thừa nhận mình rất ít mang xế ra lượn. Vì nó tốn kém quá. Nếu ngày nào cũng cưỡi đi làm rồi thi thoảng đi chơi thì mỗi tháng nó ngốn của tôi cả 3-4 quả tiền xăng. Mất đứt 1 nửa lương tháng.
Sau khi mua xe ông bà già xót của nên thề không cho tôi đồng nào nữa. Vì thế tôi chơi bài "cùi". Bình thường đi làm ở cơ quan, tôi để xe ở nhà, chỉ hẹn hò tán gái mới lôi xe ra đi.
Lúc trước tôi đi xe cùi, mặc dù nhà tôi vẫn có tiền nhưng vì không biết nên đám phụ nữ chê tôi cù lần. Bây giờ nhà tôi gần hết tiền, tôi vẫn đi xe cùi nhưng trong sân có đỗ chiếc Camry thì được khen là "giàu nhưng giản dị". Đây đúng là một sự hiểu lầm quá có lợi cho tôi.
Từ ngày có xe, tôi chẳng phải nhọc công tán tỉnh em nào bởi vì họ tự tìm đến. Càng làm cao càng thì mọi người càng được cho là lạnh lùng quyến rũ. Phải như hồi xưa thì tôi đã bị gọi nghèo mà chảnh chó rồi.
Tôi nghĩ, bạn nào đang FA thì cứ nhắm một chiếc ô tô mà quất, bảo đảm cá cắn câu không cần mồi. Một thằng mạt hạng như tôi còn lên đời theo xế huống chi các anh có kinh tế hơn. (Ảnh minh họa)
Mấy cô hồi trước từ chối tôi bây giờ ân hận lắm. Họ nhìn tôi mà ánh nhìn đầy tiếc nuối. Có cô còn gọi điện à ơi kiểu muốn nối lại quan hệ trước đây. Đúng là có tiền thì điều kỳ diệu gì cũng có thể xảy ra.
Ngoài ra, tôi có nhiều vệ tinh tới mức mấy gã đồng nghiệp bắt đầu ghen tức, một mực cho tôi là mèo mù vớ cá rán, hai lúa bán ruộng đổi đời. Thôi thì thế nào cũng được.
Tôi cứ chăm chỉ tắm rửa cho "bảo bối" của mình. Nhờ nó mà tôi mới lên đời như bây giờ. Và mặc dù bình xăng thường rỗng nhưng chưng 4 bánh ở nhà thôi cũng đủ khiến khối cô chết đứ đừ.
Tôi nghĩ, bạn nào đang FA thì cứ nhắm một chiếc ô tô mà quất, bảo đảm cá cắn câu không cần mồi. Một thằng mạt hạng như tôi còn lên đời theo xế huống chi các anh có kinh tế hơn. Ai bảobí kíp này của tôi không đúng thì mười mươi chẳng hiểu gì về đời và về phụ nữ.
Theo VNE
Đêm tân hôn, chồng nôn ọe khi vợ thoát y Đêm tân hôn, tôi hồi hộp đợi chồng. Chẳng ngờ, vừa nhìn thấy thân thể khiêu gợi của vợ, chồng tôi đã nôn ọe khắp nhà rồi cấm tôi sán lại gần. Tôi là một cô gái có dung nhan bình thường, xuất thân từ gia đình nông dân nghèo khó. Sau khi tốt nghiệp ĐH, tôi vất vả lắm mới kiếm được...