Nick Fury – Gã đàn ông tận tụy, âm thầm kết nối cả một vũ trụ điện ảnh Marvel khổng lồ
Không phải Iron Man hay Captain America, nhân vật trung tâm của toàn bộ thế giới siêu anh hùng Marvel hóa ra chỉ là một gã chột thích mặc đồ đen, mê mèo và luôn nghi ngờ những gì người ngoài hành tinh nói tên Nick Fury.
Khoảnh khắc bước ra khỏi bóng tối trong đoạn credit của Iron Man (2008), những gì mà Nick Fury ( Samuel L. Jackson) thốt ra đã làm thay đổi hoàn toàn màn ảnh thế giới tới hơn 10 năm sau đó: “Anh nghĩ mình là siêu anh hùng duy nhất trên thế giới này ư? Anh Stark à, thật ra anh chỉ là một phần trong vũ trụ rộng lớn này mà thôi. Và anh vẫn chưa hề biết gì về nó đâu.”
Một Nick Fury đậm chất Samuel L. Jackson
Xuất hiện từ năm 2008 nhưng mãi tới 11 năm sau với Captain Marvel, khán giả mới biết được tên họ đầy đủ của giám đốc S.H.I.E.L.D là Nicholas Joseph Fury. Cái tên dài dòng nhưng tất cả bạn bè, đồng nghiệp hay vợ con nếu có đều chỉ gọi ông đơn giản là Fury như trong đoạn hội thoại hài hước với Carol Danvers ( Brie Larson).
Nhân vật này chính thức trình diện khán giả qua những trang truyện tranh trong chuỗi series về Thế chiến II, xuất bản vào đầu những năm 1960 và là một trong những “đứa con tinh thần” của hai họa sĩ Jack Kirby và Stan Lee. Nick Fury vốn dĩ là một đặc vụ CIA và sau trở thành người đứng đầu cơ quan tình báo S.H.I.E.L.D – nơi chuyên đảm trách việc giữ gìn hòa bình, là cầu nối giữa chính phủ với các siêu anh hùng.
Trên màn ảnh, Nick Fury đầu tiên không phải là một người da đen như hiện tại. Năm 1998, nhân vật này vốn là một điệp viên da trắng tóc vàng, đầy cơ bắp do David Hasselhoff thủ vai trong phim truyền hình riêng mang tên Nick Fury: Agent of S.H.I.E.L.D.
“Vai Nick Fury của tôi là Nick Fury nguyên bản, từng được sáng tác và thảo luận bởi chính Stan Lee trước khi người ta thay đổi nó.” – David Hasselhoff nói trong buổi quảng bá phim Piranha 3DD vào năm 2012. Và quả thật là Marvel cũng từng định giữ nguyên một Fury trắng trẻo, điển trai đúng chất điệp viên kiểu mẫu James Bond bằng cách “ngắm nghía” định mời George Clooney.
“Avengers là ý tưởng về việc tập hợp những cá nhân xuất chúng để tạo ra một tập thể lớn lao hơn. Nếu họ có thể phối hợp cùng nhau, thì chúng ta có thể cần đến họ để chiến đấu chống lại những trận chiến mà chúng ta không thể thắng nổi.”
Nhưng chuyện đời nhiều thay đổi, như Tom Hiddleston đi thử vai Thor nhưng va trở thành cậu em trai rắc rối Loki, Sebastian Stan muốn làm Captain America mà định mệnh lại bắt đóng vai Winter Soldier, Samuel L. Jackson – quý ngài chuyên chửi thề trên màn ảnh Hollywood – mới là người được chọn. Và ông đã trở thành một Fury đậm chất riêng, là thỏi nam châm “kéo” các siêu anh hùng trái tính, trái nết thành một tổ chức bảo vệ hòa bình nhân loại có tên gọi: Avengers.
Sự hài hước, châm biếm trong từng câu thoại hay cương quyết khi đối đầu với các thế lực tà ác giúp Nick Fury của Samuel L. Jackson ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả. Tình yêu thương mà người hâm mộ dành cho nhân vật khiến Marvel phải đổi luôn “màu da” trong các quyển truyện tranh.
Nick Fury và Phil Coulson trong truyện tranh sau thành công của “The Avengers” (2012).
Người đàn ông mẫn cán của MCU
Nick Fury không có bất cứ sức mạnh siêu phàm nào. Ông chỉ là một gã điệp viên, chiến đấu bằng súng – thứ vũ khí “hạ đẳng” trong mắt chính người Trái đất tại Wakanda – và chuyện gì mình không giải quyết được thì cứ để các siêu anh hùng ra tay. Nhưng để biến dự án Avengers trở thành hiện thực, Fury cũng phải trải qua không ít khó khăn. Nhất là việc phải dung hòa những kẻ sở hữu nhiều sức mạnh nhưng cá tính thì cao ngút trời.
Xuyên suốt qua 20 bộ phim đã ra mắt của MCU, thương hiệu điện ảnh trị giá 15 tỉ USD với hành trình phát triển qua 10 năm gắn liền với “bàn tay” dẫn dắt của Nick Fury. Như trong một bài phỏng vấn, Samuel cho rằng siêu năng lực lớn nhất của Nick là thuyết phục các siêu anh hùng, liên kết họ vì một mục đích cao cả hơn.
Động viên Tony Stark theo cách rất Fury.
Ông đã chiêu mộ Iron Man (Robert Downey Jr.), điều tra về cây búa của Thor (Chris Hemsworth), kết nạp Black Widow (Scarlett Johansson) và Hawkeye (Jeremy Renner), “rã đông” Captain America (Chris Evans), gửi nhóm Avengers đi bắt giữ Scarlet Witch (Elizabeth Olsen) và Quicksilver (Aaron Taylor-Johnson) hay đơn giản là đặt niềm tin vào Bruce Banner (Mark Ruffalo). Nhóm Avengers có được sức mạnh như ngày nay đều là nhờ công lao của Nick Fury.
Video đang HOT
“Tôi không biết gì về cây trượng nhưng nó sở hữu quyền năng nhờ viên đá. Và tôi muốn biết làm thế nào Loki có thế khiến hai người đàn ông khôn ngoan nhất mà tôi từng quen trở thành hai con khỉ làm trò thế này.”
Nếu có mặt Fury, thì biết đâu cơ sự trong Captain America: Civil War đã chẳng xảy ra. Ông yêu hòa bình nhưng còn yêu Trái đất và nhân loại hơn khi nổi điên với Loki: “Ngươi đe dọa thế giới của ta bằng chiến tranh. Ngươi cướp lấy thứ sức mạnh mà ngươi không thể kiểm soát. Ngươi nói về hòa bình và lấy tàn sát làm thú vui. Ngươi làm ta thấy căm giận vô cùng.”
Nick Fury là người đầu tiên và cũng có thể là cuối cùng trụ lại Marvel
Captain Marvel không chỉ là câu chuyện về nữ phi công Carol Danvers mà còn là phần phim tiền truyện về Nick Fury – một nhân vật tuy phụ mà lại có vai trò không nhỏ một chút nào. Trong bom tấn vừa ra rạp của Marvel, chúng ta sẽ được gặp một anh đặc vụ non nớt của S.H.I.E.L.D lần đầu đụng độ các thế lực ngoài hành tinh. Tuy nhiên, những gì xảy ra trong phim chính là thứ định hình nên MCU như hiện nay cũng như tính cách thật sự của vị giám đốc cứng đầu, ưa chống lệnh cấp trên nhưng lại cực yêu loài mèo.
Yêu loài người, hay chống sếp nhưng Nick cũng chỉ là một kẻ bị mèo “mê hoặc”.
Tính cách cãi sếp trong “The Avengers” này đã có từ thời “Captain Marvel”.
Dù đã “bay màu” trong Avengers: Infinity War, ông cũng đã kịp gửi tin nhắn cho Captain Marvel để nhóm Avengers có thể dành lại ưu thế trong Endgame sắp tới. Nick Fury là người tạo ra dự án Avengers với cảm hứng từ Carol Danvers, xuất hiện trong tất cả những phim của Vũ trụ Marvel Giai đoạn Một, góp mặt trong vài phim ở Giai đoạn Hai và gần như biến mất trong Giai đoạn Ba.
Sau bom tấn kết thúc Giai đoạn Ba là Avengers: Endgame, các siêu anh hùng Marvel thuộc thế hệ đầu tiên sẽ “tan đàn xẻ nghé” có người ở, kẻ đi nhưng vị giám đốc cần mẫn này vẫn tiếp tục vai trò kết nối nhóm Avengers vào một kỉ nguyên mới khi vừa góp mặt trong trailer Spider-Man: Far From Home.
Captain Marvel – hiện đang công chiếu trên toàn quốc.
Theo helino.vn
Câu trả lời cho dân "ngoại đạo": "Captain Marvel" hay "Wonder Woman" thú vị hơn?
"Captain Marvel" hay "Wonder Woman" thú vị hơn?, câu hỏi mà những người không phải fan Marvel đang rất quan tâm trước khi quyết định đi xem phim. Vậy thì đây chính là câu trả lời mà bạn đang tìm kiếm.
Với những ai đã đi xem Captain Marvel, câu hỏi mà họ nhận được nhiều nhất từ dân "ngoại đạo" chính là: "Captain Marvel với Wonder Woman phim nào hay hơn?". Nếu bạn vẫn còn tìm kiếm câu trả lời cho mình thì đây chính là những đánh giá tổng quan.
Tạo hình nhân vật
Chưa bàn đến nội dung phim bởi tạo hình của nữ chính là yếu tố đầu tiên tác động tới đánh giá của người xem. Và thực tế, với một siêu anh hùng nữ, người ta vẫn quan tâm việc cô ấy mặc gì, có xinh đẹp không,...trước khi quan tâm xem cô ấy đánh đấm như thế nào. Và xét ở mặt này thì Wonder Woman hoàn toàn vượt trội so với Captain Marvel.
Diana Prince (Wonder Woman - Gal Gadot đóng) là một nữ thần, cô sở hữu thân hình hấp dẫn với ba vòng quyến rũ, bên cạnh đó phần trang phục cũng tôn vinh vóc dáng của cô rất nhiều. Mỗi lần Diana khoác lên một bộ trang phục mới, người xem đều phấn khích bởi nó quá đẹp và lộng lẫy.
Những bộ trang phục của Wonder Woman làm tôn lên nét đẹp hình thể của nhân vật và khiến người xem phải trầm trồ phấn khích.
Trong khi đó, Carol Danvers (Captain Marvel - Brie Larson đóng) lại là nữ quân nhân có tính cách xuề xoà, kiểu cô hàng xóm thân thiện nhà bên. Phần trang phục cho nhân vật chủ yếu cũng là kiểu grunge đầy nam tính. Bộ trang phục chiến đầu của Captain Marvel lại "kín cổng cao tường" và cũng làm lộ ra những khuyết điểm hình thể của nữ diễn viên Brie Larson.
Trang phục của Captain Marvel "kín cổng cao tường", kém hấp dẫn.
Chấm điểm: Wonder Woman 1 - 0 Captain Marvel.
Cốt truyện
Cả hai bộ phim đều có chung một motip đó là dành phân nửa đầu phim để giới thiệu một nhân vật mới hoàn toàn trong vũ trụ điện ảnh. Bộ phim diễn tiến theo quy trình giới thiệu xuất thân, giới thiệu sức mạnh, giới thiệu biến cố khiến cô ấy trở thành một siêu anh hùng.
Tuy nhiên, Wonder Woman được đánh giá cao hơn về mặt thể hiện tính cách, tư tưởng, nội tâm của nhân vật. Nếu như Wonder Woman là hình trình Diana khám phá thể giới, khám phá sức mạnh của bản thân thì với Carol, cô hoàn toàn không có sự phát triển tính cách nào đáng kể suốt cả phim. Dù mất trí nhớ hay không thì tính cách của cô vẫn vậy.
Ngoài ra, Wonder Woman được đánh giá cao hơn về cốt truyện có sự nhẹ nhàng nhờ xe lẫn với những phân đoạn tình của hai nhân vật chính. Câu chuyện tình yêu được lồng ghép hợp lý, có liên quan đến câu chuyện chính. Trong khi đó, Captain Marvel lại hơi khô khan, những câu chuyện về tình bạn, tình đồng đội cũng quá nhẹ, chỉ được kể phớt qua. Một bộ phim thực sự thuần đấm đá.
Yếu tố tình yêu nhẹ nhàng được lồng ghép làm Wonder Woman trở nên mềm mại hơn.
Phần tình cảm nhất của Captain Marvel là tình bạn, tình đồng đội thì cũng được thể hiện quá nhạt.
Chấm điểm: Wonder Woman 2 - 0 Captain Marvel.
Quan điểm nữ quyền khác biệt
Là hai bộ phim đại diện cho nữ quyền của DC và Marvel, thế nhưng câu chuyện về nữ quyền lại được cài cắm vào hai bộ phim theo hướng hoàn toàn khác biệt.
Diana sinh ra trên một hòn đảo không có đàn ông. Những người phụ nữ xung quanh cô ấy căm ghét đàn ông và tìm cách đuổi đánh khi có bất kì người đàn ông nào muốn xâm nhập hòn đảo. Hình ảnh này như ẩn dụ cho tư tưởng nữ quyền cực đoan: tôn vinh phụ nữ, hạ bệ đàn ông, hay thậm chí là bài trừ luôn đàn ông. Thế nhưng, Diana đã vượt lên chống lại tư tưởng đã tồn tại hàng ngàn năm. Cô ấy chẳng những mạo hiểm giải cứu một người đàn ông mà thậm chí còn theo anh ta đến xã hội loài người. Như bao cô gái nữ tính khác, Diana cũng vui thích khi được mua cho những bộ quần áo đẹp và cùng chàng trai mình thích khám phá những vùng đất xinh đẹp. Dù mạnh mẽ chiến đấu ngoài sa trường, Diana vẫn vui vẻ hưởng thụ như một người phụ nữ, và tại sao lại phải cố chối bỏ những đặc quyền mà mình xứng đáng có được?
Diana chưa bao giờ chủ đích phải làm siêu anh hùng hay giải cứu thế giới, cô ấy cũng không cần phải chứng minh với bất kì ai là mình tài giỏi. Thế nhưng, khi thế giới lâm nguy và cần một anh hùng, thì phụ nữ vẫn có thể đứng lên và chiến đấu. Khi đó, trước một người phụ nữ tài giỏi, người đàn ông nếu không bì kịp, sẽ phải lùi lại phía sau và chấp nhận làm anh hùng được lãnh đạo bởi phụ nữ.
Thông điệp nữ quyền của Wonder Woman: Cổ vũ phụ nữ khám phá sức mạnh của bản thân và dùng sức mạnh này giải cứu thế giới.
Captain Marvel lại lồng ghép nữ quyền theo một hướng hoàn toàn ngược lại. Ngay từ đầu bộ phim, người xem có thể nhìn thấy được khát khao vượt qua nam giới của Carol, thông qua việc cố chạy xe nhanh dù bị ngăn cản, hay quyết tâm không thua cuộc trong một trận đấu thể thao. Rõ ràng nhất là cảnh Carol lúc ở trong quân đội, cô gặp khó khăn trong động tác đu dây và bị những đồng nghiệp nam cười chê rằng cô không thể làm được, Carol vẫn bất chấp tiếp tục hoàn thành bài tập dù đã kiệt sức. Là một phi công như Carol không được lái máy bay chiến đấu do quân đội không cho phép nữ giới làm điều đó và cô đã xin lái máy bay cho tiến sĩ Lawson dù biết đó là điều nguy hiểm. Nhiều người sẽ nói rằng những việc Carol làm là để chứng minh rằng phụ nữ không thua kém đàn ông. Thế nhưng quan điểm nữ quyền này khá cũ kĩ và gượng ép. Trong tất cả những việc Carol làm để chứng minh mình mạnh hơn đàn ông, cô đều phải gặp cái kết đắng. Đó là việc bị ngã xe do không nghe lời bố mà chạy quá nhanh, bị ngã từ trên cao xuống chỉ vì muốn chứng minh là mình đủ khả năng hoàn thành bài tập thể lực như các đồng nghiệp nam. Khi cô bất chấp lái máy bay dù không được phép thì cái kết là tai nạn rơi máy bay. Carol thua vì cô ấy yếu, và vì giới hạn sinh học giữa nam và nữ là có thật. Thay vì chấp nhận những mặt yếu của bản thân và phát huy ở mặt mạnh thì nhân vật lại cố chấp thể hiện. Rõ ràng, Carol chỉ đang thoả mãn cái tôi của bản thân hơn là thể hiện nữ quyền. Và cô chỉ thực sự mạnh khi có cơ may hấp thu được nguồn năng lượng vô hạn.
Carol khát khao thoả mãn cái tôi của mình hơn là thể hiện nữ quyền.
Cổ vũ khát khao đó, Marvel lại còn xây dựng nhân vật này khá "ảo" khi cô có sức mạnh vô biên, mạnh hơn bất kì siêu anh hùng nam nào mà MCU từng có. Câu thoại gợi mở của phim:" Captain Marvel sẽ kết thúc cuộc chiến" như trao cho cô vai trò không khác gì đấng cứu thế trong cuộc chiến đầy khó khăn giữa Avengers và Thanos.
Chấm điểm: Wonder Woman 3 - 0 Captain Marvel.
Bối cảnh
Bối cảnh là một điểm cộng cực lớn của Captain Marvel. Không gian của những năm 1990 được tái hiện lại hoàn hảo từ cửa hàng băng đĩa đầu tiên nơi Carol từ trên trời rơi xuống, cho đến những chiếc xe cổ, đường phố, trang phục của các nhân vật phụ đều hoàn hảo đến nỗi người xem cảm nhận rằng bộ phim thực sự quay vào những năm 90. Sự đầu tư công phu cho bối cảnh, chăm chút đến từng chi tiết xứng đáng được ghi nhận.
Bối cảnh thập niên 90 của Captain Marvel xứng đáng được khen ngợi.
Bối cảnh của Wonder Woman cũng được đầu tư nhiều nhưng cảm giác "wow" khi xem phim vẫn thua một chút nếu so với Captain Marvel. Hòn đảo của những vị thần nơi Diana từng sinh sống và bối cảnh chiến tranh khá dễ bắt gặp tương tự trong nhiều bộ phim khác.
Bối cảnh chiến tranh của Wonder Woman chưa đủ khiến người xem phải "wow".
Chấm điểm: Wonder Woman 3 - 1 Captain Marvel
Những trận chiến lớn
Chưa rõ nếu Wonder Woman đấu với Captain Marvel thì ai sẽ giành chiến thắng, tuy nhiên, với cách xây dựng nhân vật kiểu "mẹ thiên hạ" thì có lẽ lợi thế đang thuộc về chị đại nhà Marvel.
Tuy nhiên, đấy là trong phim, còn với người xem, họ vẫn thích xem Wonder Woman chiến đấu hơn. Diana không phải là người mạnh nhất, vậy nên cuộc chiến giữa cô và các đối thủ có vẻ xứng tầm. Người xem có những giây phút hồi hộp, lo lắng, hy vọng và phấn khích khi cô giành chiến thắng trước kẻ địch. Bên cạnh đó, hiệu ứng kĩ xảo như tia sét, lửa, điện cũng góp phần không nhỏ khiến cho cuộc chiến của nữ chiến binh trở nên hấp dẫn hơn.
Hiệu ứng kĩ xảo của Wonder Woman rất hấp dẫn.
Trong khi đó, Captain Marvel quá mạnh so với phần còn lại, không ai có thể địch nổi với sức mạnh của nữ siêu anh hùng, vậy nên mọi cuộc chiến đều trở nên mất cân bằng và sự hấp dẫn cũng giảm đi. Bên cạnh đó, khả năng võ thuật của Brie Larson cũng bị chê bai khá nhiều. Dù đã dành đến 9 tháng để tập luyện nhưng các động tác của cô vẫn thiếu lực, chưa thể hiện được sức mạnh của nhân vật.
Captain Marvel quá mạnh so với phần còn lại, do đó cuộc chiến mất đi sự hấp dẫn.
Chấm điểm: Wonder Woman 4 - 1 Captain Marvel.
Xét trên tất cả các yếu tố, Wonder Woman đang dẫn trước Captain Marvel và có vẻ như điểm số của hai bộ phim này trên các trang review phim cũng đang phản ánh đúng điều đó. Còn bạn, theo bạn bộ phim nào hấp dẫn hơn?
Theo trí thức trẻ
4 lí do khiến Captain Marvel xứng đáng danh hiệu "chị đại" nhà Marvel Với trọng trách là nữ siêu anh hùng đóng vai chính đầu tiên của Marvel, liệu Captain Marvel có đủ sức trở thành "chị đại" của vũ trụ điện ảnh khổng lồ này? Captain Marvel ( Đại Úy Marvel) chuẩn bị đổ bộ các rạp chiếu không chỉ ở Việt Nam mà còn toàn Bắc Mỹ. Tập phim mới nhất thuộc MCU (Vũ...