Nhượng quyền thời hậu Covid: Tiềm lực mạnh như Nutifood, Vinamilk cũng không ham “đốt tiền” cho địa điểm, các kiosk “lên ngôi”
Sau khi khống chế thành công sự lây lan của virus gây bệnh Covid-19, thị trường F&B trong nước, cụ thể là ngành đồ uống cũng đã bắt đầu sôi động trở lại. Sự tham gia của những thương hiệu mới, được đỡ đầu bởi những ông lớn có tiềm lực tài chính như Vinamilk, Nutifood hay Nescafe với xu hướng nhượng quyền mới đang dần thay đổi mạo cuộc chơi.
Không còn “đốt tiền” cho “địa điểm”
Trước Covid, “địa điểm” vẫn luôn là chìa khóa, là tôn chỉ giúp đem lại lợi thế cho các thương hiệu F&B nói chung và đồ uống nói riêng. Nhiều doanh nghiệp không ngại chi cả chục nghìn USD để chạy đua thuê các mặt bằng ở khu vực trung tâm nhằm nhanh chóng tăng độ nhận diện thương hiệu trên thị trường.
Đơn cử như Soya Garden từng được cho là đã chấp nhận mức giá thuê 25.000 USD/tháng để “thế chân” Phúc Long tại vị trí vàng Ngã 6 Phù Đổng hồi tháng 8/2019. Các địa điểm tại phố cổ Hà Nội hay Nguyễn Huệ, Ngô Đức Kế, Phan Xích Long cũng từng được các thương hiệu F&B săn đón.
Tuy nhiên, Covid-19 đã biến “địa điểm” từ lợi thế trở thành gánh nặng cho các thương hiệu. Giá thuê quá cao, cố định và khó thương lượng với chủ nhà đã đẩy nhiều cửa hàng rơi vào cảnh cạn tiền.
Để thích ứng với tình hình kinh doanh mới, nhiều đơn vị nhượng quyền đồ uống đã không còn mặn mà “đốt tiền” vào địa điểm “vàng” mà chọn phát triển mô hình tinh gọn là các kiosk hoặc cửa hàng nhỏ để tiết kiệm chi phí, đồng thời vận hành dễ dàng hơn.
Vinamilk: Hi-Café
Dù đã 2 lần ngậm ngùi chịu thất bại nhưng tham vọng của Vinamilk với thị trường cà phê hòa tan vẫn chưa dứt. Trở lại với thương hiệu mới Hi-Café lần này, bà Mai Kiều Liên – Tổng giám đốc Vinamilk đã sớm khẳng định với các cổ đông: “Chúng tôi không có tham vọng đi thuê mặt bằng đắt tiền để mở cửa hàng bán cà phê. Hi-Café chỉ là mặt hàng mới và sẽ được tiêu thụ trên 430 cửa hàng Giấc mơ sữa Việt mà Vinamilk đã phát triển”.
Có thể ngầm hiểu rằng, chuỗi Hi-Café sẽ tận dụng ngay nguồn lực có sẵn của mình là hệ thống các cửa hàng Giấc mơ sữa Việt thay vì đi thuê mặt bằng mới.
Video đang HOT
Nestle: Nescafe Hub
Nescafe Hub là một mô hình quán cà phê kiểu take-away, được đỡ đầu bởi ông lớn trong ngành thực phẩm – dinh dưỡng Nestle. Tương tự như Vinamilk, dù tiềm lực dồi dào nhưng Nestle không vội vàng mở cửa hàng tại các vị trí trung tâm để tăng độ phủ mà đang rất cẩn trọng thử nghiệm bằng các kiosk nhỏ.
Hai kiosk đầu tiên đã được khai trương tại Hà Nội vào tháng 3/2020 và tại Tp. Hồ Chí Minh vào tháng 6 vừa rồi. Điểm chung của các kiosk là diện tích nhỏ, không quá đầu tư cầu kỳ vào bày trí không gian nhưng vẫn mang dấu ấn riêng của thương hiệu.
Mức giá cho mỗi ly cà phê mang đi dao động từ 22.000 đến 50.000 đồng.
Nutifood: Cà phê Ông Bầu
So với Vinamilk hay Nestle thì thương hiệu cà phê do bộ 3 doanh nghiệp lớn là Đồng Tâm – Hoàng Anh Gia Lai – Nutifood sáng lập đang có những bước đi mạnh mẽ hơn.
Chuỗi Ông Bầu cũng tập trung vào những mặt bằng nhỏ, chỉ rộng vài chục mét vuông hoặc thậm chí là các xe đẩy ngay trên vỉa hè. Chi phí nhượng quyền cũng vì thế mà rẻ hơn rất nhiều, chỉ từ 60 triệu đồng. Nhờ chi phí thấp và tạo điều kiện cho các đối tác, chỉ sau 4 tháng kể từ ngày “đánh úp” thị trường, tính đến 1/7, chuỗi Ông Bầu đã cán mốc 100 cửa hàng, trải dài từ TP. Hồ Chí Minh đến Thái Nguyên.
Mức giá cho mỗi ly cà phê Ông Bầu nằm trong khoảng 16.000 – 32.000 đồng.
Dù đều được đỡ đầu bởi những ông lớn trong ngành với tiềm lực tài chính dồi dào nhưng 3 thương hiệu kể trên đều đánh vào phân khúc tầm trung và đi theo hướng tiết kiệm chi phí với các mô hình nhỏ gọn mà vẫn đảm bảo sự chỉn chu.
Chuỗi Soya Garden, sau thời gian phát triển “ nóng”, ồ ạt mở các quán to đẹp khắp các khu vực trung tâm của Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đã phải đóng bớt các cửa hàng không hiệu quả. Thay vào đó, founder Hoàng Anh Tuấn cho biết sẽ triển khai mô hình bán hàng qua các quán nhỏ và take-away.
Dễ mà khó
Các mô hình nhỏ đem lại lợi thế về chi phí, tạo thuận lợi cho các đơn vị nhận nhượng quyền và dễ nhân rộng nhưng đồng thời lại gây áp lực với chủ thương hiệu trong việc giám sát quy trình và chất lượng.
Người tiêu dùng muốn rẻ nhưng cũng muốn sạch và đảm bảo chất lượng. Chỉ cần một cửa hàng làm ẩu, không đúng quy trình thì công sức gây dựng thương hiệu sẽ “đổ sông đổ bể”.
Đồng thời, mô hình xe đẩy và take-away dường như sẽ dễ tiếp cận hơn với phân khúc tầm trung và thấp cấp. Đối với phân khúc cao cấp, nơi dịch vụ và trải nghiệm khách hàng được coi trọng thì các kiosk khó có thể đáp ứng.
Vốn ngoại chen chân vào thị trường bán lẻ tiêu dùng 180 tỷ USD
Với quy mô gần 180 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2 con số, "miếng bánh" bán lẻ tiêu dùng Việt Nam đang được các nhà đầu tư ngoại tìm chỗ chen chân.
Thị trường bán lẻ Việt Nam dự báo tiếp tục tăng trưởng và chạm ngưỡng 180 tỷ USD vào năm 2020. Trong ảnh: Chuỗi cửa hàng của Thế giới Di động. Ảnh: Lê Toàn
Lùng sục nơi rót vốn
Vừa qua, Arisaig Asia Consumer cho biết, Quỹ đã đầu tư vào 3 doanh nghiệp mới tại châu Á, trong đó có Tổng công ty Bia - R ượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco; HoSE: SAB), nhưng con số đầu tư cụ thể vào Sabeco không được tiết lộ. Trước đó, từ cuối năm 2019, quỹ này liên tục gia tăng sở hữu cổ phần tại Thế giới Di động (MWG). Bên cạnh đó, Quỹ cũng nắm giữ 28,8 triệu cổ phiếu của Vinamilk, tương ứng giá trị hơn 3.300 tỷ đồng.
Quỹ Arisaig Asia Consumer Fund là thành viên của Arisaig Partners - công ty được thành lập năm 1996, chuyên đầu tư vào các doanh nghiệp hàng tiêu dùng với quy mô lên tới 4 tỷ USD. Hiện Quỹ tập trung đầu tư vào các doanh nghiệp hàng tiêu dùng thiết yếu, công nghệ tại khu vực châu Á. Trong đó, tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong danh mục của Quỹ đang chiếm khoảng 3%, tương ứng 75 triệu USD.
Nếu tính tất cả các quỹ trong danh mục Arisaig Partners quản lý, thì giá trị cổ phiếu Việt Nam khoảng 100 triệu USD. Công ty này cho biết, trong thời gian tới, ưu tiên của họ vẫn là tìm kiếm các doanh nghiệp bán lẻ tiêu dùng đầu ngành, chiếm lĩnh thị phần lớn, có lợi thế cạnh tranh, nắm bắt công nghệ và mang lại lợi nhuận cao.
Ngoài Arisaig Asia Consumer Fund, nhiều tập đoàn, quỹ đầu tư nước ngoài đang lùng sục tìm nơi rót vốn vào miếng bánh bán lẻ tiêu dùng Việt Nam. Tháng 6 vừa qua, Quỹ Mekong Enterprise Fund III (do Mekong Capital tư vấn quản lý) công bố đầu tư vòng thứ 3 cho chuỗi cầm đồ F88.
Trước đó, quỹ này đã đầu tư thành công vào nhiều doanh nghiệp bán lẻ tiêu dùng của Việt Nam như Golden Gate, Thế giới Di động, gần đây là Pharmacity. Ông Chris Freund, đồng Tổng giám đốc Mekong Capital cho biết, thời gian tới, Quỹ sẽ tiếp tục tìm kiếm những công ty phát triển nhanh trong các mảng bán lẻ, nhà hàng, hàng tiêu dùng, phân phối tại Việt Nam.
Đến thời điểm này, Quỹ đầu tư Tundra Vietnam Fund (công ty mẹ tại Thụy iển) đã liên tục rút vốn khỏi các khoản đầu tư âm và đang tập trung vào nhóm bán lẻ công nghệ, nhất là cổ phiếu của FPT. Hiện trong danh mục đầu tư của Tundra, cổ phiếu FPT chiếm tỷ trọng lớn nhất (8,6%).
Tại Vietnam Holding, nhóm bán lẻ đang chiếm tỷ trọng lớn nhất (24%) trong danh mục đầu tư, tiếp theo là hàng hóa và dịch vụ công nghiệp (20%), bất động sản (17%), viễn thông (12%), ngân hàng (9%)... Quỹ này đánh giá, về dài hạn, danh mục các khoản đầu tư, đặc biệt là bán lẻ có khả năng tăng trưởng tích cực trong 3 - 5 năm tới.
Lực hút từ EVFTA
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2019, doanh thu bán lẻ hàng hóa của Việt Nam ước đạt hơn 3,7 triệu tỷ đồng (tương đương 161,7 tỷ USD), tăng gần 18,9 tỷ USD (tương đương 12,7%) so với năm 2018. Đây là năm thứ 4 liên tiếp thị trường có tốc độ tăng trên 10% và dự báo tiếp tục tăng trưởng, chạm ngưỡng 180 tỷ USD vào năm 2020.
Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) khuyến nghị, để tận dụng các cơ hội mới do EVFTA mang lại, các doanh nghiệp trong nước cần nghiên cứu kỹ những nội dung, các quy tắc nội khối để có sự chuẩn bị trước, sẵn sàng tận dụng những cơ hội từ Hiệp định. Đồng thời, tăng cường quản trị chiến lược doanh nghiệp, cơ cấu kinh doanh phù hợp với điều kiện thị trường trong nước và quốc tế, đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của người tiêu dùng.
Nhìn nhận về sức hấp dẫn của thị trường, bà Lê Việt Nga, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho rằng, dung lượng thị trường rộng lớn, tầng lớp trung lưu tăng nhanh, doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 2 con số, kinh tế tăng trưởng là những yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư vào thị trường bán lẻ Việt Nam. Dự báo, thị trường này sẽ sôi động hơn khi các hiệp định thương mại đi vào thực thi, trong đó có Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).
Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI), cam kết không áp dụng cơ chế kiểm tra nhu cầu kinh tế với các nhà bán lẻ thuộc EU trong EVFTA sẽ giúp các nhà đầu tư EU có cơ hội mở rộng hoạt động tại Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ.
Kiểm tra nhu cầu kinh tế là thủ tục mà các công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối được phép cung cấp dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn, bán lẻ tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam phải đáp ứng được khi có nhu cầu thành lập các cơ sở bán lẻ (ngoài cơ sở thứ nhất).
Trong khi đó, ông Holger Bingmann, Chủ tịch Hiệp hội Bán buôn, Ngoại thương và Dịch vụ Liên bang Đức xem EVFTA là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp châu Âu. Theo ông, đây sẽ là đòn bẩy tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp châu Âu đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn.
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 7/7 Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 7/7 về các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán. * DHM: Ngày 3/7, Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã có quyết định đưa cổ phiếu của CTCP Thương mại và Khai thác Khoáng sản Dương Hiếu (DHM - HOSE) vào diện cảnh báo kể từ ngày 10/7/2020. Nguyên nhân...