Nhượng quyền khai thác cao tốc Hà Nội – Hải Phòng cho Ấn Độ
Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam hy vọng sẽ kết thúc quá trình đàm phán với đối tác trước quý I/2016.
Việc toàn tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng được đưa khai thác vào đầu tháng 12/2014 sẽ giúp cho nhà đầu tư Dự án là Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (Vidifi) đẩy nhanh tiến trình nhượng quyền cho đối tác Ấn Độ.
Cho đến thời điểm này, Vidifi và tổ hợp nhà đầu tư gồm IL&FS Transportation Networks Limited (ITNL); Strategic Alliance Holdings (SAHI) và Tung Shing Groups (Tung Shing) vẫn chưa chính thức ký hợp đồng góp vốn thành lập một pháp nhân mới dưới hình thức công ty cổ phần để tiếp nhận lại, sở hữu, đầu tư và vận hành Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng theo hợp đồng BOT đã ký với Bộ Giao thông vận tải (GTVT).
“Với quy mô dự án lên tới 45.487 tỷ đồng, việc thẩm định phương án tài chính cũng như đàm phán các điều khoản của bản hợp đồng góp vốn chưa từng có tiền lệ này đòi hỏi thời gian của cả hai bên”, đại diện Vidifi cho biết.
Hiện có nhiều nhà đầu tư đề nghị Vidifi nhượng quyền thu phí cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.
Bên cạnh đó, đối tác ngoại muốn chờ bản quyết toán Dự án để có thể chốt chính xác kinh phí đầu tư xây dựng công trình. Tuy nhiên, với việc được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án tài chính điều chỉnh và lưu lượng xe lưu thông trên tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng khá sát với thực tế, Vidifi hy vọng sẽ kết thúc quá trình đàm phán với đối tác trước quý I/2016.
Video đang HOT
Cần phải nói thêm rằng, tổ hợp các nhà đầu tư do ITNL đứng đầu cũng rất quyết tâm theo đuổi Dự án khi đã đặt cọc 2 triệu USD và liên tục cử các đoàn đàm phán cấp cao sang Việt Nam.
“Ngoài liên danh nước ngoài nói trên, chúng tôi đã nhận được đề nghị nhượng quyền thu phí cao tốc Hà Nội – Hải Phòng của một số nhà đầu tư trong nước”, ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng giám đốc Vidifi tiết lộ.
Trước đó, vào cuối năm 2014, Vidifi và ITNL đã đạt được thỏa thuận sơ bộ để thành lập một pháp nhân nhận chuyển nhượng Dự án. Công ty cổ phần này có vốn điều lệ hơn 3.000 tỷ đồng, trong đó Vidifi sẽ góp 30% vốn điều lệ, nhóm nhà đầu tư nước ngoài góp 70% vốn còn lại.
Ngoài công ty cổ phần nói trên, các bên cũng thống nhất sẽ tiếp tục góp vốn với tỷ lệ tương tự tại một doanh nghiệp có nhiệm vụ vận hành và bảo trì trong toàn bộ thời gian khai thác, thu phí hoàn vốn theo hợp đồng BOT. Để chi trả cho việc chuyển nhượng này, công ty cổ phần sẽ thanh toán cho Vidifi một khoản tiền tương ứng với phần vốn chủ sở hữu và những chi phí liên quan đã bỏ ra cho Dự án.
Bên cạnh Vidifi, nhà đầu tư lớn nhất trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng giao thông lớn nhất hiện nay là Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cũng đã lên phương án bán quyền thu phí 5 cao tốc dài 540 km, có tổng mức đầu tư lên tới 125.572 tỷ đồng, đó là Cầu Giẽ – Ninh Bình, Nội Bài – Lào Cai, Đà Nẵng – Quảng Ngãi, TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây và Bến Lức – Long Thành.
Tại 5 dự án nói trên, vốn ngân sách nhà nước tham gia đầu tư trực tiếp là 71.555 tỷ đồng (chiếm 57%); VEC tự huy động 54.000 tỷ đồng (chiếm 43%) từ nguồn vốn phát hành trái phiếu công trình, vốn vay vay thương mại (OCR) của ADB và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD).
Theo đó, VEC đang xây dựng phương án cổ phần hóa Tổng công ty song song với việc xây dựng phương án thành lập các công ty cổ phần dự án, phương án chuyển nhượng quyền thu phí để kêu gọi các nhà đầu tư tham gia.
Được biết, theo chỉ đạo mới nhất của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, VEC sẽ nghiên cứu phương án bán đấu giá quyền thu phí tuyến đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai, thời gian thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2016.
“Đây là một chủ trương mới, chưa từng có tiền lệ, nhưng nếu thực hiện thành công sẽ góp phần giảm áp lực đầu tư công và vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, giúp VEC sớm thu hồi vốn để có nguồn lực đầu tư triển khai các tuyến đường cao tốc khác đã được Chính phủ, Bộ GTVT phê duyệt”, ông Mai Tuấn Anh, Tổng giám đốc VEC cho biết./.
Theo_VOV
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn xin khai thác sân bay Phú Quốc
Theo lanh đao Cuc Hang không, sau Tâp đoan T&T cua ông Đô Quang Hiên thi mơi đây ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP) cung đa gửi văn ban tơi Bộ trưởng Giao thông Vân tai Đinh La Thăng xin thi điêm nhượng quyền khai thác sân bay Phu Quôc.
Sân bay Phu Quôc - Anh: Đao Ngoc Thach
Theo Cuc Hang không, cho đên nay viêc nhương quyên khai thac sân bay Phu Quôc đang trong giai đoan xin chu trương cua Thu tương Chinh phu nên văn ban cac doanh nghiêp chi mơi dừng ở mức nêu nguyện vọng.
Trươc đo, Bô Giao thông Vân tải đã kiên nghi Thu tương cho nhương quyên khai thac cang hang không Phu Quôc theo hinh thưc hơp đông Kinh doanh - Quan ly (hơp đông O&M). Theo quy đinh hiện hành, đây la hơp đông đươc ky giưa Nha nươc va nha đâu tư đê kinh doanh môt phân hoăc toan bô công trinh trong môt thơi gian nhât đinh.
Cung theo chu trương cua Bô Giao thông Vân tai, trong trương hơp co 2 nha đâu tư trơ lên cung tham gia thi viêc chuyên nhượng se đươc thưc hiên thông qua đâu thâu.
Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc có công suât 2,6 triêu hanh khach mỗi năm, đạt tiêu chuẩn cấp 4E, có đường hạ cất cánh rộng 45m, dài 3.000m, với 8 vị trí đậu cho máy bay A320 - A321 vào giờ cao điểm, có thể tiếp nhận được tàu bay thân rộng loại Boeing 747.
Năm 2014, cang hang không Phu Quôc đat san lương gân 800.000 hanh khach, tăng khoang 100.000 khach so vơi năm 2013, trong đo khach nươc ngoai chiêm khoang 30%.
Trong khi Tâp đoan T&T cua ông Đô Quang Hiên đươc biêt đên la tâp đoan kinh tê hoat đông đa nganh, tư điên may, bât đông san đên ngân hang thi Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP) la môt tên tuôi lơn trong cac hoat đông dich vu, thơi trang vơi tiêm lưc tài chính mạnh.
Thai Sơn
Theo Thanhnien
Câu chuyện sau slogan ấn tượng nhất 2015 Ít ai biết rằng, tác giả của Slogan "Kết nối giá trị, Khơi dậy tiềm năng" vừa đạt giải Slogan ấn tượng năm 2015 do Bộ công thương trao tặng là một người ngoại đạo với &'giới sáng tạo'. Khi những tràng pháo tay vang lên chúc mừng MobiFone đoạt giải Slogan ấn tượng nhất năm 2015, ông Lê Nam Trà, chủ tịch...