Nhuộm măng bằng vàng ô: Chất dùng trong công nghiệp để… nhuộm vải
Chất vàng ô được sử dụng trong công nghiệp để nhuộm vải, giấy, gỗ… Đây là chất độc, ảnh hưởng tới sức khỏe con người, có thể gây ung thư nên không được sử dụng trong chế biến thực phẩm.
Chiều 21/4, tin tức từ Đại tá Trần Hữu Hồng, Trưởng phòng Cảnh sát môi trường (PC49) Công an tỉnh Nghệ An cho biết, kết quả kiểm nghiệm hóa chất 2 cơ sở chế biến măng ở Nghệ An là chất cấm auramine O (còn gọi là chất vàng ô).
Đây là là chất màu tổng hợp, được sử dụng trong công nghiệp để nhuộm vải, giấy, gỗ… Do chất vàng ô là chất độc, ảnh hưởng tới sức khỏe con người, có thể gây ung thư nên không được sử dụng trong chế biến thực phẩm.
Lực lượng chức năng thu giữ được 10 tấn măng ngâm của chủ cơ sở Trang. (Ảnh công an cung cấp)
Người tiếp xúc với vàng ô có thể có những triệu chứng như nôn, tiêu chảy, tổn thương gan và thận. Vùng da tiếp xúc trực tiếp có thể bị sưng phồng, rộp, đau hay tấy đỏ…
Đặc biệt, với trẻ nhỏ, nếu hấp thụ nhiều chất này có thể bị các chứng kích thích, hiếu động thái quá, lơ đãng, thiếu tập trung. Da tiếp xúc thuốc nhuộm màu sẽ bị mẫn đỏ, ngứa, sung đau, viêm nhiễm, hoại tử.
Theo đại tá Hồng, sau khi có kết quả kiểm nghiệm mẫu hóa chất màu vàng mà các cơ sở sản xuất măng sử dụng là chất cấm Auramine O (hay còn gọi là chất vàng ô). Hiện, PC49 đang hoàn thiện hồ sơ để xử phạt các cơ sở này theo quy định.
Video đang HOT
Chủ cơ sở sản xuất cùng số măng được ngâm trắng tinh. (Ảnh công an cung cấp)
Trước đó, như tin tức đã đưa, vào ngày 5/4, lực lượng Cảnh sát môi trường Nghệ An bất ngờ kiểm cơ sở sản xuất măng của ông Lê Đức Sơn (SN 1970) trú khối 2, phường Đội Cung (TP Vinh) phát hiện 14 tấn măng chưa qua sơ chế bốc mùi hôi thối.
Số măng này được đựng trong các bao xác rắn, dự đoán tập kết từ 6 tháng trước. Ngoài ra, cơ quan chức năng còn phát hiện khoảng 500kg măng đã ngâm hóa chất chuẩn bị đưa ra chợ tiêu thụ.
Tiếp tục kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện một thùng sắt đựng 27 kg bột màu trắng xuất xứ từ Trung Quốc dùng để ngâm măng tươi từ màu đen sang màu trắng tinh. Đồng thời, còn phát hiện 1 bao bóng đựng chất bột màu vàng nghi là chất màu tổng hợp.
Kiểm tra cơ sở chế biến của bà Phạm Thị Trang, trú tại khối 2, phường Đội Cung (TP Vinh), lực lượng chức năng thu giữ được hơn 10 tấng măng đang ngâm với nước có pha chất bột màu trong các chậu nhựa.
Tại hiện trường, 3 bao đựng bột màu vàng được lực lượng chức năng thu giữ. Trong khi theo bà Trang khai nhận, chỉ là nghệ dùng để tẩm ướp măng cho vàng.
Được biết, cơ sở chế biến măng tươi của ông Lê Đức Sơn đã hoạt động được hơn 15 năm nay, còn bà Trang cũng hoạt động gần 5 năm. Bình quân mỗi ngày, 2 cơ sở chế biến này cung cấp cho thị trường khoảng 2 tạ măng tươi được ngâm tẩm hóa chất.
Sau khi PC49 bắt quả tang các cơ sở chế biến măng dùng hóa chất lạ để tẩy trắng và nhuộm vàng cho măng, đơn vị gửi mẫu hóa chất tới Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Sở NN&PTNT tỉnh) để gửi vào TP. Hồ Chí Minh kiểm nghiệm, xác định mức độ độc hại của hóa chất này.
Anh Ngọc
Theo_Người Đưa Tin
Phát hiện nhiều vi phạm sử dụng chất cấm Salbutamol
Chiều 25-3, Đại tá Trần Trọng Bình, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường (Bộ Công an) cho biết, chất tạo màu Vàng ô vốn chỉ sử dụng trong công nghiệp (ngành nhuộm) được trộn vào thức ăn cho gà để tạo màu vàng đẹp mắt, hay chất salbutamol vốn chỉ được sử dụng làm thuốc chữa bệnh nhưng lại dùng trong thức ăn cho lợn, tạo siêu tăng trọng đang khiến người tiêu dùng lo ngay ngáy.
Chuyến xe chở gần 7 tấn thức ăn hỗn hợp cho lợn có chứa chất tạo nạc Salbutamol bị Cảnh sát môi trường bắt quả tang tại Quảng Ninh ngày 22-1-2016
Báo động việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi
Việc đưa salbutamol vào thức ăn chăn nuôi xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2012 khi Cục Cảnh sát môi trường phối hợp với lực lượng chức năng TP.HCM kiểm tra và phát hiện tại kho của Công ty TNHH ONI (tỉnh Đồng Nai). Ngoài 2 tấn thức ăn chăn nuôi có chứa salbutamol, lực lượng chức năng còn thu giữ hơn 4,1 tấn sản phẩm thức ăn chăn nuôi cũng có chứa chất này của Công ty ONI tại 22 tỉnh, thành phố phía Nam.
Với vi phạm nói trên, Công ty ONI đã bị xử phạt hành chính số tiền 50 triệu đồng. Tuy nhiên, sau vụ việc trên, hành vi sử dụng salbutamol không chấm dứt mà vẫn âm thầm diễn ra. Thậm chí, đến năm 2014, nó còn được các công ty bán trực tiếp cho người chăn nuôi và sử dụng rầm rộ cho đến nay.
Điển hình, tháng 1-2015, Cục Cảnh sát môi trường đã phát hiện 3 công ty gồm: Công ty TNHH VIMARK (khu công nghiệp Đình Trám, Bắc Giang), Công ty CP SX&TM Đại An Tín (TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương), Công ty CP dinh dưỡng Thái Lan (thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) có dấu hiệu sử dụng salbutamol để sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Sau khi hàng loạt các vi phạm trên bị phát hiện, xử lý, việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi không còn công khai như trước nhưng vẫn tồn tại với hình thức hết sức tinh vi, phức tạp. Các đối tượng đưa salbutamol vào thức ăn chăn nuôi dưới dạng đóng gói nhỏ với tên gọi "bổ sung dinh dưỡng" để tặng hay bán kèm tại các đại lý, hoặc được một số thương lái trực tiếp mang đến cung cấp cho chủ cơ sở chăn nuôi.
Đối với người chăn nuôi, mặc dù biết đó là chất cấm, nhưng vì cái lợi trước mắt nên vẫn làm ngơ. Ngoài salbutamol, qua công tác nắm tình hình, cơ quan chức năng còn phát hiện thêm 1 loại chất mới có tên Zeranol được dùng để thay thế các chất tạo nạc vốn từng bị cấm sử dụng.
Cũng theo Đại tá Trần Trọng Bình, thời gian qua, Cục Cảnh sát môi trường đã cử cán bộ tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành do Bộ NN&PTNT thành lập, thanh tra, kiểm tra trên 40 tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và sử dụng thức ăn chăn nuôi có dấu hiệu sử dụng chất cấm tại các địa phương. Kết quả đã phát hiện và xử phạt 18 công ty có hành vi vi phạm sử dụng salbutamol và Vàng ô với số tiền hơn 2,6 tỷ đồng.
Theo số liệu của Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), cả nước hiện có 20 công ty được phép nhập khẩu salbutamol (trong đó có 16 doanh nghiệp đã tiến hành nhập trong 2 năm 2014-2015 với tổng số hơn 9,14 tấn) và có 40 nhà máy, xưởng sản xuất được cấp phép sản xuất thuốc có chất salbutamol với nhu cầu thực sử dụng trong y tế là 3,5 tấn. Việc quản lý chặt chẽ trong nhập khẩu nhưng lại lỏng lẻo trong kinh doanh, chưa kiểm soát hết tình hình là nguyên nhân để xảy ra tình trạng một số doanh nghiệp nhập khẩu lợi dụng bán ra thị trường cho các đối tượng đưa vào thức ăn chăn nuôi.
Hà Nội chưa phát hiện vi phạm
"Để giải quyết những bất cập trong việc quản lý nhập khẩu và kinh doanh salbutamol, Cảnh sát môi trường đã tăng cường phối hợp với Tổng cục Hải quan, Cục Quản lý Dược để nắm tình hình các đối tượng nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng salbutamol. Bên cạnh đó cần nâng cao năng lực, trình độ và phẩm chất cho các lực lượng thực thi pháp luật, xử lý nghiêm những vi phạm trong kinh doanh, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi vì an toàn sức khỏe cho nhân dân. Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền trong nhân dân, nhất là đối với những hộ, cơ sở kinh doanh để họ từ bỏ hành vi vi phạm" - Đại tá Trần Trọng Bình nhấn mạnh.
Còn theo Đại tá Doãn Hữu Châu, Trưởng phòng Cảnh sát môi trường (CATP Hà Nội), thực hiện chỉ đạo của Cục Cảnh sát môi trường, UBND thành phố và CATP Hà Nội, thời gian qua, Phòng Cảnh sát môi trường đã phối hợp với lực lượng liên ngành Thanh tra Sở Y tế, Chi cục Thú y Hà Nội... tiến hành kiểm tra các cơ sở chăn nuôi, giết mổ trên địa bàn thành phố, đặc biệt về tình trạng sử dụng chất tạo màu Vàng ô trộn vào thức ăn cho gà hay chất cấm Salbutamol trong thức ăn chăn nuôi lợn. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, lực lượng chức năng cũng chưa phát hiện được trường hợp nào vi phạm.
Theo_An ninh thủ đô
Bộ Y tế nói gì về "cáo buộc" tuồn 6 tấn salbutamol làm chất tạo nạc? Theo báo chí phản ánh, 9,14 tấn salbutamol được nhập về Việt Nam và hơn 6 tấn được tuồn ra thị trường làm chất tạo nạc trong chăn nuôi, Bộ Y tế khẳng định thông tin trên là chưa chính xác. Năm 2015 đã có trên 20 doanh nghiệp tham gia nhập khẩu 9,14 tấn salbutamol về VN Mới đây, ông Nguyễn Văn...