Nhược thị do biến chứng cận thị: Khó phát hiện do không có biểu hiện rõ ràng!
Nhược thị do biến chứng cận thị thường không có dấu hiệu đặc trưng nên thường khó phát hiện, đây là căn bệnh thường gặp nhiều ở hơn trẻ em.
Nhược thị do biến chứng cận thị là tình trạng thị lực ở 1 hoặc cả 2 bên mắt không phát triển đúng theo bình thường ở những trẻ hoặc người lớn mắc tật khúc xạ. Nếu không được điều trị, não bộ sẽ học cách bỏ qua hình ảnh từ mắt yếu hơn; điều đó có thể gây ra các vấn đề về thị lực vĩnh viễn.
1. Dấu hiệu của nhược thị do biến chứng cận thị
Nhược thị có thể là tật bẩm sinh hoặc do biến chứng của tật khúc xạ cận thị. Tuy nhiên, việc xác định và điều trị càng sớm sẽ mang lại cơ hội cao trong việc khắc phục hoàn toàn tình trạng này.
Các triệu chứng phổ biến của nhược thị do biến chứng cận thị bao gồm:
- Người mắc chứng cận thị khó khăn trong việc nhận định vật ở gần hay xa
- Người bị cận thị thường nheo hoặc nhắm một mắt
- Nghiêng đầu khi nhìn
- Người bị cận thị phát hiện nhược thị khi khám định kỳ
Nếu điều trị bắt đầu quá muộn, tình trạng giảm thị lực do nhược thị có thể là vĩnh viễn vì các liên kết trong hệ thống thị giác của cơ thể không hình thành đúng cách.
Nhược thị do biến chứng cận thị thường không có dấu hiệu đặc trưng nên thường khó phát hiện – Ảnh: optometrists
Video đang HOT
2. Chẩn đoán nhược thị do biến chứng cận thị
Tất cả trẻ em nên được kiểm tra thị lực, nhất là trẻ mắc tật cận thị. Bác sĩ sẽ có cách để kiểm tra được thị lực của trẻ, khi kiểm tra nhược thị hãy đảm bảo rằng:
- Không có gì cản ánh sáng vào mắt
- Cả hai mắt được sắp xếp nhìn rõ như nhau
- Mỗi mắt đều di chuyển đúng cách
Nếu có bất kì dấu hiệu nào khác thường, một hoặc cả hai mắt di chuyển khác lạ, hãy đi thăm khám bác sĩ sớm nhất. Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra bằng cách che một mắt và kiểm tra phản ứng của mắt còn lại để đảm bảo xác định được nhược thị do biến chứng cận thị.
Ngoài ra, bạn hoặc những trẻ lớn hơn sẽ được che một mắt để kiểm tra thị lực qua việc đọc chữ. Nhìn chung, việc chẩn đoán nhược thị khá đơn giản đối với bác sĩ chuyên khoa mắt.
Chẩn đoán nhược thị do biến chứng cận thị khá đơn giản – Ảnh: visionforlifeworks
3. Điều trị nhược thị do biến chứng cận thị
Điều quan trọng nhất trong điều trị nhược thị nói chung và nhược thị do biến chứng cận thị là phát hiện và thực hiện điều trị sớm. Tùy vào nguyên nhân mà bác sĩ có những phương án điều trị khác nhau, đối với nhược thị do biến chứng cận thị, việc điều trị sẽ bao gồm:
- Sử dụng kính mắt hiệu chỉnh hoặc kính áp tròng để kiểm soát được tình trạng nhược thị khúc xạ.
- Bác sĩ cũng sẽ khuyên bạn hoặc trẻ sử dụng một miếng dán cho mắt không bị nhược thị trong một thời gian nhất định. Làm như vậy buộc não của bạn phải chú ý đến các tín hiệu hình ảnh do mắt nhược thị gửi đến.
- Nhỏ thuốc atropine vào mắt không bị ảnh hưởng khiến để làm mờ mắt không bị nhược thị. Kết quả là, não của bạn sẽ dựa vào mắt yếu hơn để nhập liệu bằng hình ảnh.
Việc điều trị nhược thị do biến chứng cận thị sẽ dựa trên quy luật bắt buộc não phải sử dụng mắt yếu – Ảnh: synergyforhealth
Việc điều trị nhược thị do biến chứng cận thị sẽ dựa trên quy luật bắt buộc não phải sử dụng mắt yếu. Ban đầu, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc nhìn nhưng thị lực sẽ dần được cải thiện sau vài tuần hoặc vài tháng. Sau đó, bạn sẽ không phải đeo miếng dán mọi lúc. Tuy nhiên nếu tình trạng nhược thị quay trở lại, bạn nên tiếp tục thực hiện điều trị.
Cuối cùng, bạn nên thường xuyên thăm khám bác sĩ để kiểm tra tình trạng của mắt. Hãy đảm bảo là việc điều trị đang có tiến triển tốt.
Bệnh cận thị và những nguy hại khi không chỉnh kính kịp thời
Nhiều trẻ cận thị được phát hiện muộn, hoặc phát hiện rồi nhưng không đi khám thường xuyên để chỉnh kính kịp thời dẫn đễn nhiều hệ lụy. Nhiều trẻ bị lác mắt, tăng độ cận nhanh, nhược thị...
TS.BS Vũ Anh Tuấn - Chủ tịch Hội đồng Chuyên môn BV Mắt Hà Nội 2 cho biết, trẻ em bị tật khúc xạ tới viện khám ngày một tăng, điển hình là trẻ bị cận thị tiến triển nhanh, có trẻ khám lần đầu đã cận độ 2 và độ 3, thị lực chỉ đạt 1/10. Đặc biệt, nhiều trẻ khi khám lại lần sau thấy độ cận tăng hơn lần khám trước rất nhiều..
Đáng chú ý, Chủ tịch Hội đồng Chuyên môn BV Mắt Hà Nội 2 thông tin, có tới 70% trẻ bị lác mắt có kèm theo các tật khúc xạ mà nguyên nhân là do không được chỉnh kính kịp thời. Hiện tượng lác mắt ở trẻ ngày càng tăng và nhiều trẻ không được khám chữa kịp thời gây ảnh hưởng nặng nề tới thẩm mỹ và thị lực của trẻ.
Chia sẻ sâu hơn về tật lác mắc, TS Tuấn cho biết, lác mắt là tình trạng hai mắt không cùng nhìn về một hướng, tức là khi một mắt nhìn thẳng ra phía trước thì mắt còn lại sẽ liếc vào trong hoặc ra ngoài, nhìn lên hoặc xuống.
Do hai mắt không nhìn cùng một hướng nên chúng tập trung tiêu điểm vào những điểm hoặc vật thể khác nhau. Do đó, não sẽ bỏ qua những tín hiệu đến từ một trong hai mắt để tránh hiện tượng nhìn đôi và kết quả là chỉ có một mắt được sử dụng để tập trung tiêu điểm vào vật thể.
Hầu hết những trường hợp lác mắt xuất hiện sớm ở trẻ nhỏ, vào khoảng thời gian não đang học cách nhìn.
Theo BS Tuấn, có một số trường hợp lác mắt nhưng thị lực của mỗi mắt vẫn còn tốt. Trong những trường hợp này, 2 mắt sẽ được dùng xen kẽ qua lại với nhau ở những thời điểm khác nhau. Do đó, đường dẫn truyền thị giác sẽ phát triển ở mỗi mắt.
Ở nhiều trường hợp lác mắt, một mắt giữ chức năng chính yếu. Mắt còn lại không được dùng để nhìn do đó não bỏ qua tín hiệu do nó truyền đến. Khi đó con mắt phụ này sẽ không phát triển đường dẫn truyền thị giác bình thường được dẫn đến nhược thị.
TS Tuấn nhấn mạnh, khi cha mẹ nghi ngờ trẻ có dấu hiệu lác mắt thì cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở chuyên khoa để được tư vấn, thăm khám và điều trị, tránh hậu quả đáng tiếc, trong đó việc trẻ kém tự tin trước bạn bè, ngại giao tiếp xã hội cũng là một vấn đề rất quan trọng.
Đưa ra lời khuyên, TS Vũ Anh Tuấn cho biết, cha mẹ nên cho con đi khám mắt ít nhất 2 lần mỗi năm. Ngoài ra, trong quá trình học tập hoặc xem tivi, sử dụng máy tính, cứ 45 phút phải cho các cháu nghỉ, thư giãn để cho mắt nghỉ, không để mắt hoạt động nhiều, liên tục.
Ngoài tật lác mắt thì sụp mi ở trẻ cũng là một vấn đề không đơn giản, có thể khiến trẻ bị nhược thị nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ chỉ cho đó là một vấn đề thẩm mỹ nên thường đợi khi trẻ lớn mới can thiệp.
Theo PGS.TS. BS. Nguyễn Đức Anh, Trưởng khoa Khúc xạ BV Mắt Hà Nội 2, sụp mi bẩm sinh xuất hiện ngay sau khi sinh và chiếm 75% các trường hợp sụp mi. Khi mi bị sụp, mí mắt che phủ một phần hoặc hoàn toàn con ngươi, làm hạn chế vùng nhìn thấy. Nếu để lâu dài sẽ gây giảm sức nhìn do nhược thị.
Về biểu hiện sụp mí, có thể dễ dàng nhận thấy khi một hoặc cả hai bên mắt không mở lớn được, mí mắt che phủ con ngươi. Mức độ sụp của mi không thay đổi theo thời gian và tình trạng sức khỏe.
Sụp mi có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc như lác, loạn thị. Thống kê cho thấy có tới 63,1% số mắt nhược thị do sụp mi có kèm theo tật khúc xạ.
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, cha mẹ khi thấy trẻ các các dấu hiệu như lác mắt, sụp mi, nhìn xa khó nhìn, xem tivi phải nheo mắt hay khi đọc sách cúi sát xuống, đi học nhiều nhức mỏi mắt, nhìn trên bảng không đọc được và không hết chữ dẫn đến kết quả học tập ảnh hưởng thì phải cho con đi khám chuyên khoa mắt ngay.
Với trẻ mạnh khỏe cũng nên đều đặn 1 năm thăm khám thị lực 1 lần, còn với trẻ đã có tật khúc xạ nên định kỳ 6 tháng/khám hoặc theo hẹn lịch khám của bác sĩ điều trị.
7 điều cần thực hiện để phòng tránh biến chứng cận thị Tuân thủ các phương án điều trị để kiểm soát tình trạng bệnh chính là chìa khóa vàng trong việc phòng tránh biến chứng cận thị. Nhiều nhà nghiên cứu và bác sĩ chuyên khoa mắt cho hay, nếu sự tiến triển của cận thị có thể giảm xuống 50% thì tỷ lệ mắc các biến chứng nghiêm trọng của căn bệnh này...