Những yếu tố làm tăng nguy cơ cảm cúm
Bất cứ ai cũng có thể mắc cảm cúm khi hệ miễn dịch bị suy giảm, do virus cúm luôn hiện diện trong môi trường sống. Dưới đây là một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ cảm cúm cho cơ thể con người.
Khoa học đã chứng minh rằng những người có hệ miễn dịch kém thường dễ bị virus cúm tấn công so với người có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Tuổi tác, môi trường làm việc, điều kiện sống, các bệnh nền và thời điểm trong năm là những yếu tố làm tăng nguy cơ cảm cúm.
1. Tuổi tác là yếu tố làm tăng nguy cơ cảm cúm
Trung bình một người trưởng thành có thể bị cảm cúm từ 2-3 lần/ năm. Trong khi đó trẻ em có thể bị từ 6-7 lần/ năm. Đối tượng dễ bị cảm cúm thường là các bé dưới 5 tuổi. Ở độ tuổi này hệ miễn dịch yếu ớt của trẻ chưa thể chống lại sự tấn công của virus cảm cúm thông thường. Tuy nhiên sức đề kháng chưa phát triển không phải là lý do duy nhất khiến trẻ em dễ bị tổn thương do virus.
Sự hiếu động của trẻ cũng tạo điều kiện cho virus cúm tấn công vào cơ thể. Nhất là khi các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của việc rửa tay sạch sẽ khi tiếp xúc với môi trường, bụi bẩn. Thường xuyên tiếp xúc với các bé khác. Chúng cũng không biết che miệng khi ho hoặc hắt hơi. Cảm cúm ở trẻ sơ sinh sẽ trở nên nghiêm trọng nếu nó gây trở ngại đến việc cho con bú hoặc hít thở bằng mũi.
2. Môi trường làm việc
Bác sĩ, y tá, điều dưỡng viên, giáo viên mầm non và các bà mẹ là những đối tượng có nhiều khả năng tiếp xúc gần với người bị cảm cúm. Trong trường hợp đối tượng cần chăm sóc mắc cúm virus họ chính là những người có nguy cơ bị lây nhiễm cao.
Những người làm việc trong môi trường phải tiếp xúc với bệnh nhân bị cảm cúm như bác sĩ, y tá,… – Ảnh Internet
3. Hệ miễn dịch suy yếu
Những người có độ tuổi trên 65 có tần suất mắc cảm cúm tương đương với một đứa trẻ sơ sinh. Bởi người cao tuổi có hệ miễn dịch bị suy yếu dần theo thời gian. Sức đề kháng trong cơ thể không còn đủ khả năng chống lại sự tấn công của virus gây cảm cúm thông thường.
Video đang HOT
Khi hệ miễn dịch bị suy yếu bạn rất dễ mắc cảm cúm khi tiếp xúc với người ốm do virus này gây ra. Bạn có thể gặp phải các vấn đề về hô hấp, ho khan, đau họng, ngạt mũi và mệt mỏi. Đó là tất cả những yếu tố làm tăng nguy cơ cảm cúm.
4. Môi trường sống cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Môi trường sống bị ô nhiễm do khói bụi. Sống ở những nơi tập trung đông người như ký túc xá, khu vực điều dưỡng, viện dưỡng lão, doanh trại quân đội,… là những nơi có nhiều nguy cơ phát triển virus cảm cúm.
Những người phải sống trong môi trường ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc bệnh cảm cúm – Ảnh Internet
5. Thời điểm thay đổi các mùa trong năm
Sức đề kháng của cơ thể dễ bị suy yếu trong thời điểm giao mùa. Thống kê mới nhất cho thấy vào hai mùa Thu và Đông số lượng người lớn và trẻ em bị cảm cúm gia tăng đột biến. Sự thay đổi thất thường của thời tiết khiến cơ thể không kịp sản sinh các kháng thể để chống lại virus tấn công. Ở miền Nam chỉ có hai mùa Mưa và Khô, mọi người dễ bị cảm cúm hơn vào mùa mưa.
6. Các bệnh nền mãn tính
Những người mắc bệnh nền thường có hệ miễn dịch yếu ớt hơn nhiều so với một cơ thể khỏe mạnh. Đó là lý do vì sao người bị bệnh tiểu đường, hen suyễn, tim mạch…dễ mắc cảm cúm khi thời tiết thay đổi hoặc tiếp xúc với người ốm.
Bên cạnh các yếu tố trên, phụ nữ mang thai cũng là đối tượng dễ bị mắc cảm cúm. Đặc biệt là trong khoảng thời gian 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ.
Trên đây là 6 yếu tố làm tăng nguy cơ bị cảm cúm bạn nên lưu ý. Ghi nhớ những điều này để có biện pháp bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình trong thời điểm mùa đông đang đến gần.
Tiêm phòng cúm nhất định phải biết điều này
Trước khi làm tiêm phòng cúm, bạn nên tìm hiểu một vài vấn đề dưới đây để hiểu hơn về biện pháp ngừa bệnh này.
Mùa cúm mỗi năm đến, sẽ có từ 5 đến 20% dân số Hoa Kỳ nằm liệt giường, và ở Việt Nam cũng vậy, hễ ào mùa cúm cao điểm, việc tiêm phòng vắc xin cúm lại được quan tâm nhiều hơn.
Trung tâm Kiếm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết, việc tiêm chủng ngừa cúm hằng năm sẽ giúp cho bạn sự bảo vệ tối ưu chống lại căn bệnh này. Nhưn trước khi tiêm phòng thì cần tìm hiểu một vài vấn đề trước khi tham gia tiêm phòng cúm cho bản thân và gia đình.
1. Phải hiểu rằng dù tiêm phòng rồi vẫn có khả năng bị cúm
Theo CDC ước tính tiêm phòng cúm chỉ có hiệu quả khoảng 42%, có nghĩa dù đã tiêm ngừa cúm chúng ta vẫn có khả năng bị tấn công bởi virus cúm ngay cả sau khi tiêm chủng. Theo nghiên cứu trên tạp chí Proceedings of the National Accademy of Sciences, thì virus của mùa năm trước vẫn có thể phát triển đột biến từ đó sẽ gây trở ngại cho hiệu quả của liều thuốc - đây là một mối đe doạ đối với vắc xin mới của năm sau.
Hàng năm, cứ vào mùa cúm lại có từ 5 đến 20% dân số Hoa Kỳ nằm liệt giường - (Ảnh: Internet)
2. Tiêm 1 mũi không thể chống lại tất cả các loại virus
Bởi trên thực tế luôn có nhiều hơn một loại virus cúm và chắc chắn rằng tiêm phòng cúm không bảo vệ được tất cả chúng.
Scott Hensley, phó giáo sư tại Đại học Pennsylvania, giải thích rằng "Nếu virus H3N2 thống trị mùa cúm ở Mỹ một lần nữa trong năm nay, hiệu quả của vắc xin sẽ giảm xuống mức trung bình và thấp. Các loại cúm khác, như H2N1 và cúm B, có thể sẽ được loại bỏ bởi vắc xin. Vắc xin cũng có thể ngăn ngừa bệnh nặng và tử vong do virut H3N2 gây ra".
3. Sau khi tiêm phòng, vẫn có khả năng gặp một vài triệu chứng như bệnh cúm
Nếu như gặp các triệu chứng giống như cúm như ho, sốt nhẹ và đau khắp người... sau khi tiêm chủng, bạn hãy yên tâm đó không phải là bệnh cúm. Nhưng nếu vẫn lo ngại bạn hãy kiểm tra kỹ hơn với bắc sĩ của bạn.
4. Tiêm chủng phòng cúm cần được thực hiện hằng năm
Các nhà khoa học đã làm việc không ngừng nghỉ để phát minh ra các loại vắc xin mới mỗi năm nhằm phòng cúm hiệu quả. Do đó dù năm trước bạn đã tiêm vắc xin nhưng chắc chắn không bảo vệ tốt cơ thể bạn chống lại các virut cúm đang lưu hành trong năm nay. "Việc bảo vệ miễn dịch của một người từ việc tiêm chủng giảm dần theo thời gian, do đó cần phải tiêm vắc xin mới hằng năm để có được sự phòng ngừa tốt nhất" CDC tuyên bố.
Việc bảo vệ miễn dịch của một người từ việc tiêm chủng giảm dần theo thời gian - (Ảnh: Internet)
5. Bạn có thể mắc bệnh cúm mà không có biểu hiện gì
Theo thống kê khoảng 20-30% người bị nhiễm cúm không biểu hiện triệu chứng trong suốt hai ngày đầu, nhưng vẫn có thể truyền bệnh cho những người xung quanh họ. Do đó việc tiêm chủng để ngăn ngừa hàng năm của chúng là rất cần thiết.
Những biện pháp nên làm để phòng ngừa cúm mà ai cũng nên nằm lòng:
- Luôn đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, rửa tay với xà phòng thường xuyên, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối để phòng cúm hiệu quả.
- Cần ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng từ đó sẽ giúp phòng cúm.
- Hàng năm đều tiêm vắc xin cúm mùa.
- Phải hạn chế tiếp xúc với người bị cúm.
- Khi bạn nhận thấy bản thân có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để xử trí kịp thời.
- Khi giao mùa, không khí hanh khô nên sử dụng thuốc xịt mũi để mang lại độ ẩm cần thiết bên trong mũi.
Bạn hãy nhớ dùng thuốc nhỏ mũi, xịt mũi. Trường hợp là trẻ nhỏ hay người lớn, trước khi sử dụng thuốc điều trị sổ mũi, nghẹt mũi phải rửa mũi sạch sẽ bằng nước muối sinh lý. Chỉ cần như vậy sẽ giúp loại sạch bụi bẩn và dịch trong khoang mũi giúp thuốc điều trị ngấm sâu.
1 loại thuốc phổ biến đó là Coldi-B giúp điều trị sổ mũi, nghẹt mũi do viêm mũi, viêm xoang, viêm mũi họng vừa tiện sử dụng lại có tác dụng nhanh.
Mùa hè có 2 loại cảm ai cũng dễ mắc, bác sỹ chỉ cách thoát khỏi sự khó chịu dai dẳng khi bị cảm Thời điểm này đã có rất nhiều người bị mắc bệnh cảm. Theo các bác sĩ, cảm lạnh có thể chữa theo cách dân gian, nhưng cảm nóng thì chống chỉ định với xông, dùng thuốc gì cũng cần có y lệnh. Nếu không chữa sẽ mệt mỏi, đau nhức khắp người, và có thể sốt, suy nhược cơ thể... Theo PGS -...