Những yếu tố để Mỹ và Canada mở cửa biên giới trở lại
Đã hơn một năm kể từ khi Chính phủ Canada và Mỹ ban hành lệnh cấm đối với hoạt động đi lại không thiết yếu giữa hai quốc gia. Với chiến dịch tiêm chủng đang tăng tốc ở cả Canada và Mỹ, câu hỏi được đặt ra là khi nào biên giới giữa hai nước có thể mở cửa trở lại.
Theo một số chuyên gia, việc đi lại qua biên giới Canada-Mỹ có thể được khôi phục vào cuối mùa Hè hoặc sang mùa Thu, nhưng quá trình mở cửa biên giới sẽ phức tạp.
Cửa khẩu biên giới Canada-Mỹ tại Lansdowne, bang Ontario (Mỹ) đóng cửa do dịch COVID-19 ngày 22/3/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, biên giới Canada-Mỹ đã đóng cửa đối với các hoạt động đi lại không thiết yếu như du lịch và giải trí kể từ tháng 3/2020, và Ottawa và Washington dự kiến gia hạn thỏa thuận này vào ngày 21/5 tới. Người lao động làm việc trong lĩnh vực thiết yếu như tài xế xe tải và nhà cung cấp dịch vụ khẩn cấp được miễn các hạn chế này.
Ông Aaron Ettinger, chuyên gia về chính sách đối ngoại, dự đoán biên giới Canada-Mỹ sẽ tiếp tục đóng cửa trong ít nhất một vài tháng nữa, do tình hình dịch bệnh hiện nay tồi tệ gấp mười lần so với thời điểm này năm ngoái liên quan đến tỷ lệ lây nhiễm, tỷ lệ bệnh nhân ở các khu điều trị tích cực. Ông Ettinger lưu ý rằng tỷ lệ tiêm phòng của Mỹ nhanh hơn nhiều so với Canada. Bà Melissa Haussman, một giáo sư về khoa học chính trị tại Đại học Carleton, cho rằng cả hai nước sẽ phải đạt được một ngưỡng tiêm chủng nhất định và bằng lòng về mức độ tiêm chủng của mỗi nước trước khi tiến hành thảo luận về việc mở cửa biên giới.
Video đang HOT
Tính đến ngày 8/5, ít nhất 1.107.729 người tại Canada đã được tiêm chủng đủ liều vaccine phòng COVID-19, tương đương khoảng 2,9% dân số của quốc gia Bắc Mỹ này. Hiện nay, Canada đang đứng thứ 4 trong Nhóm 7 nền công nghiệp tiên tiến hàng đầu thế giới (G7) về tỷ lệ tiêm chủng (40,6 liều/100 dân), trong khi Mỹ đứng thứ hai (76,18 liều/100 dân). Giáo sư Melissa Haussman dự đoán biên giới Mỹ-Canada sớm nhất cũng phải đến cuối Hè mới mở cửa trở lại.
Hồi tháng 4, Bộ trưởng phụ trách Các vấn đề liên chính phủ Dominic LeBlanc cho rằng còn quá sớm để nói về việc mở lại biên giới khi diễn biến của đại dịch trong những tháng tới vẫn khó lường.
Cơ quan Y tế Công cộng của Canada cho biết chính phủ liên bang liên tục đánh giá tác động của các biện pháp kiểm soát dịch ở biên giới. Các quyết định và việc cân nhắc dỡ bỏ các biện pháp đó sẽ dựa trên bằng chứng khoa học đáng tin cậy.
Giá trị trao đổi thương mại qua biên giới Canada-Mỹ ở mức khoảng 2 tỷ CAD (1,6 ỷ USD) mỗi ngày và trước khi có thỏa thuận hạn chế trên, mỗi ngày đường biên giới dài 8.891 km giữa hai nước có 300.000 lượt người đi qua.
Bộ trưởng Quốc phòng Canada chỉ trích Trung Quốc ở Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Canada Sajjan phản đối các yêu sách chủ quyền cùng hoạt động quân sự hóa phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông.
"Canada phản đối những dự án bồi đắp đảo nhân tạo và xây dựng tiền đồn trên các khu vực tranh chấp vì mục đích quân sự", Bộ trưởng Quốc phòng Canada Harjit Sajjan phát biểu trước ủy ban đặc biệt của Hạ viện về vấn đề Trung Quốc hôm 12/4.
Sajjan sử dụng bài phát biểu mở đầu của mình để chỉ trích yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên các vùng biển quốc tế ở Biển Đông. "Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ đồng minh và đối tác của mình ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là khi phải đối mặt với các hành động đơn phương hủy hoại hòa bình và ổn định", ông nói.
Bộ Quốc phòng Canada xác nhận hộ vệ hạm HMCS Calgary của nước này đã đi qua vùng biển gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam hôm 29-30/3, khi thực hiện hải trình từ Brunei qua Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Canada Harjit Sajjan tại Ottawa, Ontario, tháng 1/2020. Ảnh: Reuters.
Ngoài vấn đề Biển Đông, ủy ban đặc biệt về vấn đề Trung Quốc của Hạ viện Canada cũng đề nghị Bộ trưởng Sajjan làm rõ thông tin nước này dọa cắt tài trợ cho Diễn đàn An ninh Quốc tế Halifax trước sức ép từ Bắc Kinh. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Canada từ chối bình luận về vấn đề này.
Tờ Politico trước đó đưa tin chính phủ Canada có thể cắt tài trợ cho diễn đàn an ninh được tổ chức hàng năm ở Halifax, do ban tổ chức định trao giải thưởng cho lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn.
Chuyến đi của hộ vệ hạm Canada qua Biển Đông diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc điều hơn 200 tàu tới neo đậu trái phép gần đảo Sinh Tồn Đông, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam từ hôm 7/3. Các tàu này trong nhiều ngày không đánh bắt dù thời tiết thuận lợi, sau đó chúng tỏa đi các khu vực khác trong quần đảo Trường Sa.
Cộng đồng quốc tế cũng gia tăng quan ngại trước trước sự hiện diện mà Philippines mô tả là "mang tính đe dọa" của đội tàu Trung Quốc. Nhiều nước, trong đó có Mỹ và Australia, bày tỏ lo ngại trước tình hình căng thẳng mới ở khu vực.
Trong cuộc họp báo ngày 25/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định hoạt động của các tàu Trung Quốc trong phạm vi lãnh hải của Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế.
Chuyến đi của chiến hạm Calgary có thể làm gia tăng căng thẳng giữa Canada và Trung Quốc, vốn xấu đi sau vụ Giám đốc Tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu bị bắt tại sân bay Vancouver vào tháng 12/2018 theo yêu cầu của Mỹ. Trung Quốc sau đó bắt hai công dân Canada là Michael Kovrig và Michael Spavor, động thái được cho nhằm trả đũa vụ bắt Mạnh Vãn Chu, song Bắc Kinh phủ nhận.
Mỹ có thể điều thêm tàu đến Biển Đông Tàu sân bay Trung Quốc vào Biển Đông Đội tàu Trung Quốc trên Biển Đông thử thách Biden Nguy cơ Trung Quốc dùng chiêu cũ chiếm bãi Ba Đầu Toan tính của Trung Quốc khi triển khai 200 tàu cá trên Biển Đông
Nhà ngoại giao Trung Quốc nói Canada là 'cún chạy theo Mỹ' Tổng lãnh sự Trung Quốc tại Rio de Janeiro đổ lỗi cho Thủ tướng Trudeau về khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước, biến Canada thành "cún chạy theo Mỹ". "Cậu bé, thành tựu lớn nhất của cậu là đã phá hỏng tình hữu nghị giữa Trung Quốc và Canada, và biến Canada thành con cún chạy theo sau Mỹ", Li Yang, Tổng...