Những yếu thế lớn của quân đội Trung Quốc trước Mỹ
Mặc dù Trung Quốc đang nỗ lực hết mình để phát triển một đội quân linh hoạt, độc lập và mạnh mẽ, nhưng nước này vẫn còn một chặng đường rất dài trước khi có thể hi vọng thách thức Mỹ.
Khi cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates cho rằng Trung Quốc “có thể đe dọa những phương tiện khai hỏa chủ lực và hoạt động giúp đỡ các đồng minh của Mỹ ở Thái Bình Dương” và đô đốc Robert Willard, người từng đứng đầu Bộ tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, nhấn mạnh rằng khả năng và quy mô của quân đội Trung Quốc “mỗi năm vượt xa hầu hết mọi phán đoán tình báo chúng ta”. Vậy thực sự thì sự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc có đang đạt ở tốc độ mà Mỹ, vốn đang bị cuốn vào cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu, tự cảm thấy mình đang tụt hậu?
Những con số khổng lồ cộng với nền kinh tế hùng mạnh thôi chưa đủ để trở thành một lực lượng chiến đấu tinh nhuệ. Dưới đây là phân tích chi tiết về khả năng quân sự của Trung Quốc và Mỹ.
1. Binh sỹ
Xét về nhân lực “thô”, đội quân 2,2 triệu của Trung Quốc ăn đứt 1,4 triệu (chưa kể khoảng 700.000 nhà thầu quân sự) của Mỹ. Tuy nhiên, chất lượng của đôi bên lại hoàn toàn khác nhau. Các lực lượng của Mỹ được triển khai thường xuyên kể từ chiến tranh Vùng Vịnh, trong khi quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) lại không được thấy trên chiến trường kể từ những năm 1970.
Tương tự chính sách một con của Trung Quốc có thể là một vấn đề tiềm tàng. Các gia đình có một con chắc chắn bao bọc đứa con duy nhất của họ hơn; vì vậy chúng không thích huấn luyện thể chất nặng và thậm chí thiếu những kỹ năng cơ bản như giặt là. Đúng như một nhà phân tích nhấn mạnh: “Nếu có quá nhiều ôm ấp với các tân binh, PLA có thể thấy tất cả đều phù hợp cho một cuộc chiến hiện đại, song không có một binh sỹ nào sẵn sàng chiến đấu”.
Video đang HOT
Mỹ cũng sẽ gặp những khó khăn tương tự, bởi theo báo cáo “Mission: Readiness” về tính sẵn sàng chiến đấu cho thấy “75% người trẻ từ 17-24 tuổi của Mỹ không thể phù hợp gia nhập các lực lượng vũ trang Mỹ bởi họ không đạt tiêu chuẩn về thể lực, không tốt nghiệp được trung học và có tiền án”.
2. Không quân
Mỹ sở hữu một lượng máy bay lớn gấp 3 lần Trung Quốc, nước hiện vẫn đang nỗ lực tự phát triển chiến đấu cơ tàng hình. Điểm yếu lớn nhất của Trung Quốc nằm ở thiết kế động cơ. Chiến đấu cơ tàng hình mới J-20 của nước này (được thiết kế nhằm đối trọng với F-22 hoặc F-35 của Mỹ) vẫn đang phụ thuộc vào động cơ của Nga hoặc những mẫu nội địa yếu thế hơn. Trung Quốc bù đắp điểm yếu này bằng cách mua một lượng nhỏ máy bay Su-35 và một lượng (không rõ) động cơ từ Nga. J-20 chắc chắn sẽ không thể hoạt động được cho tới năm 2017 và cũng chưa rõ sẽ mất bao lâu để Trung Quốc sản xuất được một lượng đủ máy bay loại này.
Cũng cần phải nhấn mạnh rằng sản xuất được một máy bay có khả năng chiến đấu thực sự mất nhiều thời gian hơn là một máy bay tàng hình. Ngoài ra, máy bay cũng cần phải sở hữu những loại đạn tin cậy có thể đối không và đối đất, cũng như hệ thống radar, tích hợp điện tử cùng các hệ thống khác. Ngoài ra, nó cũng phải tin cậy và bền vững về mặt kỹ thuật. Hiện Trung Quốc đang nỗ lực bù đắp cho những thiếu hụt trong lực lượng không quân bằng cách sở hữu một trong những hệ thống tên lửa đất đối không lớn nhất và tiên tiến nhất thế giới.
3. Hải quân
Cũng như vậy, hải quân Trung Quốc không thể sánh được với hải quân Mỹ, không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng, huấn luyện. Mỹ có 10 tàu sân bay đang phục vụ, trong khi Trung Quốc chỉ có một chiếc duy nhất (mua của Nga) hiện đang được dùng với mục đích huấn luyện và đánh giá. Sẽ còn mất nhiều năm nữa trước khi Trung Quốc có thể triển khai được phần chủ lực của lực lượng tàu sân bay, đó là triển khai đường dài và tham chiến.
Trung Quốc dự kiến tự phát triển lực lượng tàu sân bay, với một tàu sân bay nội địa có khả năng sắp hoàn chỉnh vào năm 2015. Trung Quốc cũng đang tự phát triển lực lượng tàu ngầm hạt nhân, với các tàu ngầm hạt nhân được trang bị tên lửa đạn đạo có khả năng nhắm trúng mục tiêu cách 7.400km. Trung Quốc đang tập trung cho những cuộc triển khai ngoài khơi xa, với việc triển khai 2 tàu chiến và một tàu tiếp tế được phái tới bờ đông châu Phi nhằm chống cướp biển năm 2008. Nhưng những điều này còn ở khoảng cách rất xa so với những cuộc tuần tra toàn cầu mà Mỹ hiện đang duy trì.
Hiện tại, khả năng hải quân nguy hiểm nhất của Trung Quốc nằm ở tên lửa đạn đạo chống hạm và tên lửa hành trình, được xem là đối thủ lớn của các tàu sân bay Mỹ.
4. Toàn cảnh
Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng về cả kinh tế lẫn quân sự. Họ đang ráo riết huấn luyện quân đội cho một loạt các sứ mệnh khác nhau, trong khi rút ngắn thời gian phát triển phương tiện cho không quân và hải quân, để cho phép nước này trở thành một cường quốc toàn cầu. Tuy nhiên, những phát triển đó sẽ phải mất bằng thập niên. Trung Quốc cần thời gian để xây dựng không chỉ công nghệ cho các cuộc chiến hiện đại mà còn phải phát triển trình độ cần thiết cho lực lượng của mình để triển khai những hệ thống này một cách hiệu quả.
Trong lúc đó, Trung Quốc phải phát triển những lá chắn, sử dụng tên lửa chống hạm và phòng không để vô hiệu hóa sức mạnh của Mỹ. Mỹ vẫn bỏ xa Trung Quốc, bởi họ có đội quân tiên tiến và giàu kinh nghiệm nhất. Trung Quốc đầu tiên phải phát triển khả năng toàn cầu, can dự vào những cuộc triển khai quân ở nước ngoài, cho binh sỹ cọ sát trong các cuộc chiến trước khi có thể hi vọng thách thức được Mỹ.
Theo Dantri
Trực thăng cảnh sát nã đạn như mưa vào xe tội phạm
Giới chức Brazil đang điều tra một chiến dịch tiêu diệt kẻ được cho là buôn ma túy năm ngoái, trong đó cảnh sát nã đạn liên tiếp từ trực thăng vào một chiếc xe ở khu ổ chuột tại thành phố Rio de Janeiro.
Theo AP, một đoạn video được chiếu hôm 5/5 trên mạng truyền hình Globo cho thấy cảnh sát nã loạt đạn từ trực thăng khi đang đuổi bắt một xe ôtô do Marcio Pereira lái vào ban đêm. Thi thể đầy vết đạn của y được phát hiện đổ gục trong xe. Vụ việc xảy ra hôm 11/5/2012.
Một sĩ quan phụ trách báo chí của Sở Công an Rio de Janeiro hôm qua cho biết một cuộc điều tra đang được tiến hành và phi công chiếc trực thăng đã bị tạm đình chỉ công tác. Phát ngôn viên Pedro Dantas cho biết cuộc điều tra sẽ xác định xem liệu cảnh sát có sử dụng vũ lực quá mức và có theo đúng quy trình hay không.
Theo VNE
Quân đội Anh muốn trở lại vùng Vịnh Anh đang âm thầm lên kế hoạch khôi phục sự hiện diện quân sự tại vùng Vịnhbằng cách đặt các căn cứ hải lục không quân tại khu vực, theo một tổ chức nghiên cứu quốc phòng nước này vào hôm nay, 29.4. Việc rút toàn bộ binh sĩ Anh tại Afghanistan vào năm tới sẽ mang lại cơ hội độc nhất vô...