Những yêu cầu “kỳ quặc” khi làm việc ở quán bar Hà thành
Trong một lần vào bar M. tại Ba Đình, Hà Nội, chúng tôi được nghe kể về những “gian nan” khi đi xin việc mà nhân viên phục vụ trong quán bar truyền tai nhau. Không giống như những nơi khác, khi đến xin việc ở quán bar, nhiều người đã trải qua nhiều vòng “sát hạch” chặt chẽ mới được vào làm việc.
Với đặc thù là ồn ào, xô bồ, cần giữ bí mật những mánh khóe làm ăn nên nhiều chủ quán bar đã trực tiếp… phỏng vẫn người đến xin việc làm, xem số đo các vòng… Những “chiêu” này, đôi khi khiến cả chủ lẫn tớ dở khóc, dở cười…
Xin việc thời… khó khăn
Phải “nịnh” mãi, Lê T. – một cô gái 20 tuổi, làm trong quán bar M. mới đồng ý trò chuyện với điều kiện không được đưa ảnh lên báo. Ở nhiều quán bar, vũ trường tại Hà Nội, nghề phục vụ trong các quán bar, rất được các bóng hồng quan tâm. Bởi công việc chính của những người làm trong quán bar là khi khách vào quán, ghi đồ uống khách gọi, mang đồ cho khách và ngồi cùng, nếu được khách yêu cầu… công việc này khá nhẹ nhàng đối với các cô gái trẻ. Lê T. cho biết: “Ở quán bar hạng 1, có màn múa cột, nhảy nhót cùng với nhạc sàn, có DJ thì yêu cầu nhân viên phục vụ cao hơn, như phải có số đo 3 vòng chuẩn, biết chiều khách, thậm chí cần biết cả tiếng Anh giao tiếp. Tại các quán bar hạng 2, hạng 3, nhân viên phục vụ chỉ cần “dễ nhìn” là được”.
Video đang HOT
Theo Lê T., xin việc thời nay khó khăn lắm, nhất là làm việc ở nơi đặc thù như quán bar, có tiền, có nhiều mối quan hệ với đại gia, người giàu có nhưng cũng đầy những cám dỗ. Nhiều quán bar chỉ tuyển người quen, hoặc những người có quan hệ “đô – mi – nô” – quan hệ bắc cầu, để làm việc nên nhiều người “tay bo” đi xin việc đều không được. “Như tôi làm việc được ở đây là do một anh làm nhân viên pha chế rượu giới thiệu. Ngày đầu đến “phỏng vấn”, chủ quán còn kiểm tra cả cách phát âm của em xem có “nuột” không, vì quê em ở Hải Dương, hay lẫn lộn “n” với “l”…” – T. nói.
Ngoài những công việc như nhân viên pha rượu, đưa đồ ăn đến các bàn thì nhiều quán bar ở phố cổ Hà Nội còn tuyển những cô gái chân dài, dáng đẹp làm phục vụ. Họ được mặc đồng phục khi tiếp khách, mỗi cô gái “phụ trách” một bàn, biết lấy tiền khi khách đã ngà ngà say bằng cách cứ khui thật nhiều bia và rượu ngoại ra, rồi tính tiền. Hiện nay, ở nhiều quán bar sành điệu dành cho dân chơi, con nhà giàu thường có thêm một nghề mới đó là nghề giả làm khách ở các quán bar. Các quán bar này là một vũ trường thu nhỏ, cần những người trẻ, ăn nói thoải mái để tạo không khí cho quán, khi nhạc nổi lên, từng cặp ra nhảy giữa sân khấu để “làm mồi” cho khách khác ra theo. Trong tiếng nhạc xập xình, trong ánh đèn mờ ảo, khách càng nhảy, càng “sung”, càng khát nước thì bia, rượu và mồi nhắm càng được gọi ra. Như thế, lãi của các quán bar này rất “khủng”. Lê T. tiết lộ, rượu ở bên ngoài bán 1 thì vào trong các quán bar nó đội giá lên 5 lên 7, nhưng khi đã “phê phê” thì khách nào cũng trả tiền mà không phàn nàn một câu.
Tại quán bar B. ở Hoàn Kiếm, Hà Nội, Trần Văn S. – một nhân viên phục vụ bật mí:”Con gái đi xin việc ở các quán bar dễ dàng hơn chúng tôi, bởi ngoài ngoại hình “nhìn được”, họ chỉ cần nhỏ nhẹ, “biết điều” là có thể được nhận vào làm việc ngay. Để vào làm ở quán bar này, tôi phải lân la làm quen với quản lý của quán bar. Đây là bar chuyên dành cho người đồng tính nên yêu cầu khắt khe hơn, như phải biết giữ bí mật, không đem chuyện trong bar đi kể với người khác. Khi đến xin việc, tôi phải đưa cả thẻ sinh viên cho chủ xem. Mọi người cứ thắc mắc, vì sao có bao nhiêu việc mà không xin, lại đi xin việc ở quán bar. Thế nhưng, mọi người đâu hiểu, ở đây rất dễ kiếm tiền, chỉ có đợi khách gọi đồ, rót rượu, vẫy taxi cho khách, nhưng tiền khách “bo” cho cũng kha khá, có thể là cả tiền đô nữa…”.
Không khí sôi động của một quán bar ở Hà Nội
Nhiều sinh viên sáng đi học, tối làm quán bar Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhiều quán bar hạng 2, hạng 3 ở Hà Nội vì nhiều lý do nên khi tuyển dụng nhân viên, họ rất muốn tìm người thân tín, quen biết để giữ bí mật. Hơn nữa, quán bar mở cửa từ đêm về sáng nên những nhân viên “cú đêm” ấy phải biết uống rượu giỏi, biết cách “moi” tiền của khách về cho quán. Anh N.T. cho biết, nhiều sinh viên ban ngày đi học, tối về “lột xác” thành những nhân viên phục vụ chuyên nghiệp. Giữa lung linh đèn, hoa, tiền và rượu… ai sẽ là người giữ được mình để khỏi rơi vào cạm bãy của những thiếu gia, đại gia nhiều tiền, lắm của?
Chiều khách đến… Z
Lê Thu H. nhân viên phục vụ quán bar D. ở ngoại thành Hà Nội kể rằng, ở quán cô phục vụ, mỗi bàn khách được bố trí hai cô gái chân dài, ăn mặc “mát mẻ”. Khi vào đây, cô và những đồng nghiệp khác được quản lý quán bar “tập huấn” cho cả buổi về cách giao tiếp với khách. Quy tắc “vàng” làm phục vụ ở quán bar là phải luôn nở nụ cười trên môi. Ngoài nhân viên phục vụ bàn, thì bên ngoài quán bar cũng có rất nhiều vệ sĩ được tuyển về để làm việc tại quán. Công việc của những vệ sĩ này là hướng dẫn khách đậu xe đúng chỗ, trông xe. Đặc biệt ở cửa ra vào quán bar có hai cô gái ăn mặc theo kiểu “rằn ri” có biết chút võ, kiểm tra túi xách, điện thoại của khách ra vào, đảm bảo không được quay phim chụp ảnh, không mang đồ ăn, rượu vào quán.
Với những quán bar ở vùng ven thì khách “xõa” thoải mái hơn, bởi có không gian rộng, thoải mái đỗ xe ô tô, nhạc “chạy” cả đêm mà không lo bị phiền đến hàng xóm. Anh N.T. – quản lý quán bar D. cho biết: “Chúng tôi xác định nhân viên phục vụ quán bar chính là “con cưng” của quán. Bởi nhiều dân chơi bên Hà Nội “dạt” sang đây đều khen, quán có dàn chân dài đồng đều, rất đẹp. Đây chính là lý do họ đến quán nhiều lần. Để làm được nhân viên ở đây không dễ, chúng tôi chỉ tuyển người làm theo kiểu “rỉ tai” nhau, có quen biết, giới thiệu mới được vào làm. Khi làm việc phải nộp hồ sơ đầy đủ, có việc xảy ra, chúng tôi còn biết quê quán mà tìm…”.
Theo anh N.T., ở những quán bar này, việc những nhân viên đi tới… Z với khách không hiếm. Đến quán bar, toàn là những người có tiền, sau khi uống rượu, “xõa”, nhảy nhót trên sân khấu với những va chạm xác thịt, nhiều cô gái rất dễ sa ngã, sẵn sàng “đi tăng 2″ vào… khách sạn khi khách có yêu cầu. Quán bar không quản lý đời tư cá nhân, nhân viên đến làm việc đúng 20h cho tới 4h sáng hôm sau là được. Vì thế, nhiều chân dài của quán được đại gia bao bọc, sắm được xe “xịn”, có tiền tiêu rủng rỉnh.
Với đặc thù làm việc tại một quán bar dành cho người đồng tính nên Trần Văn S. cũng có đôi lần bị… gạ gẫm. S. kể: “Với tiêu chí là phục vụ khách nhiệt tình, làm hài lòng khách nên em rất cởi mở trong giao tiếp. Khách đến bar chỉ uống rượu và tâm sự nên không có gì nguy hiểm, nếu có “nhu cầu kia” họ sẽ đi chỗ khác ngay. Một lần, em đang rót rượu cho khách thì một gã trai thì thầm vào tai em, khen body em đẹp và “rủ đi”… khách sạn. Tuy nhiên, em từ chối thì gã ta quát ầm lên là em không biết phục vụ khách, làm rượu đổ ra người hắn. Quản lý xuất hiện, xin lỗi và không lấy tiền rượu, còn em thì bị phạt tiền, số tiền đúng bằng chai rượu gã trai kia uống… Làm việc ở bar nhiều cám dỗ và nguy hiểm lắm chị ạ…”.
Lực hút và… rào cản Lê T. cho tôi biết: “Hành trình xin việc, làm việc ở các quán bar, vũ trường rất gian nan, có ông chủ còn “tự tay” kiểm tra số đo của các cô gái đến xin việc, khiến nhiều cô gái sợ “chạy mất dép”. Có “chân dài” sau giờ làm việc, ông chủ rủ đi tiếp đối tác, người yêu cô gái là “dân xã hội đen” đánh cho sưng mặt… Ai đã làm ở đây thì rất ham, vì công việc nhàn nhã, không phải mưa nắng, lại có tiền. Nhưng để tồn tại và “sống được” với nghề, làm việc chân chính thì không phải ai cũng làm được. Nhất là khi nghĩ đến nghề phục vụ trong quán bar, ai cũng nghĩ rằng, nghề này có liên quan gì đến… “chuyện nhạy cảm”. Đây cũng là một rào cản khiến cho nhiều người làm việc ở quán bar thấy tự ti và xấu hổ, không dám nói thật cho cả gia đình mình…”.
Theo Người đưa tin
Chậm còn hơn không!
Trong tháng 3 này, Phòng CSGT đường bộ, đường sắt CATP Hà Nội phối hợp với Tổng Công ty Vận tải Hà Nội triển khai các biện pháp đảm bảo TTATGT chấn chỉnh chất lượng hoạt động xe buýt, trong đó có biện pháp xử lý bằng hình ảnh!
Xe buýt trong khoảng 5 năm trở lại đây, bên cạnh thế mạnh, ưu điểm về vận tải khách công cộng, vẫn có không ít nhược điểm, thậm chí, còn là cả sự e ngại đối với người dân, cộng đồng về cung cách phục vụ hành khách, về "thao tác" đón trả khách, quy trình rời-xuất bến, gây ô nhiễm môi trường. Tham gia giao thông hàng ngày, không khó để bắt gặp xe buýt hoạt động vi phạm làn đường, không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông. Có xe không đóng cửa khi đang vận hành, dừng đỗ đón trả khách sai quy định, để người lên xuống khi xe đang chạy. Không ít vụ tai nạn giao thông xảy ra liên quan đến xe buýt, xuất phát từ chính lỗi của người điều khiển phương tiện vận tải công cộng này.
Lấy lại hình ảnh xe buýt thân thiện, nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, ngoài biện pháp kiểm tra trực tiếp, cơ quan chức năng còn áp dụng hình thức xử lý xe buýt vi phạm bằng hình ảnh camera, máy ảnh, hay qua biên bản, thông báo của lực lượng chức năng về các đơn vị quản lý xe buýt. Kiểm tra và xử phạt là biện pháp mạnh cần thiết, cùng với đó, không thể "quên" công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông cho đội ngũ lái xe và nhân viên phục vụ. Lái xe buýt cũng là một nghề như mọi nghề, nhưng ý nghĩa ở chỗ, đây là nghề mang tính tiêu biểu cho vận tải khách công cộng của thành phố, phải làm sao để xe buýt trở thành hình ảnh thân thiện với giao thông Thủ đô, với người dân Thủ đô cũng như du khách.
Chậm nhưng chưa muộn, chậm còn hơn không! Những vi phạm trong quá trình hoạt động của xe buýt thời gian qua, suy cho cùng do cơ quan quản lý chưa thực sự quyết liệt đối với trách nhiệm đối với đội ngũ lái xe, nhân viên phục vụ. Sự ưu ái, ưu tiên đối với loại hình vận tải khách công cộng này, trong chừng mực nào đó, đã gây nên nhận thức "có vấn đề" đối với pháp luật giao thông, TTGT ở một bộ phận lái xe, nhân viên phục vụ. Sự ra quân phối hợp kiểm tra xử lý vi phạm xe buýt bằng nhiều biện pháp là hết sức cần thiết, và phải làm cho thật hiệu quả, dài hơi. Nâng cao hình ảnh xe buýt Thủ đô thân thiện, lợi thế với đơn vị thực thi chính sự đồng thuận của người dân, nhưng cũng không quên, người dân đang "giám sát" sát sao đợt cải tổ hoạt động xe buýt này.
Theo ANTD
Sinh viên lên kế hoạch kiếm tiền triệu dịp Tết Năm nay, khi thời gian nghỉ Tết khá dài, nhiều sinh viên đã ấp ủ và thực hiện những ý tưởng kinh doanh kiếm tiền tiêu tết. Đặc biệt hơn, các bạn còn nghĩ ra khá nhiều dịch vụ mới mẻ, độc đáo. Với những sinh viên (SV) thích tự lập và kinh doanh, thì dịp nghỉ Tết là cơ hội để các...