Những ý tưởng hữu ích tạo góc xanh đẹp mắt với đủ loại cây gia vị và thảo mộc cho góc bếp thêm tươi mát chào hè
Chỉ một chút thay đổi nhỏ trong thiết kế, một chút thời gian chăm sóc hàng ngày là bạn đã có ngay một không gian nấu nướng tươi mát với mảng xanh tươi từ cây lá, thảo mộc.
Khi bạn dành nhiều thời gian ở nhà, hoặc tranh thủ thời gian để nấu nướng, chắc chắn ai cũng sẽ yêu thích một góc bếp thật đẹp với sự hiện diện của thiên nhiên. Các ý tưởng thêm cây xanh vào nhà chưa bao giờ hết hữu ích.
Những chậu cây tươi tốt, cách bố trí hợp lý vừa lấp đi “lỗ hổng” trong thiết kế, đồng thời có thể giúp bạn thêm nhiều cảm hứng để nấu nướng và thêm nhiều lý do để yêu căn bếp cũng như tổ ấm của mình.
Tạo mảng xanh trong một không gian hạn chế
Có rất nhiều người nghĩ rằng, khi căn bếp nhỏ, bạn sẽ ưu tiên cho việc thiết kế không gian để bố trí vật dụng hay lưu trữ đồ đạc. Tuy nhiên, việc đó chỉ giải quyết được yếu tố tăng sự gọn gàng cho góc bếp nhưng lại có thể khiến không gian trở nên nhàm chán.
Vì thế, dù căn bếp nhỏ, ngoài yếu tố tạo sự gọn gàng, bạn có thể tạo nên những điểm nhấn đặc biệt, giúp mọi người thêm yêu ngôi nhà của mình hơn. Hãy sử dụng thanh kim loại gắn lên cửa sổ hay treo phía trên nơi bồn rửa, hãy đảm bảo khu vực đặt thanh treo có ánh sáng mặt trời là đủ để tạo nên một khu vực trồng thảo mộc tiện ích cho căn bếp của bạn.
Bạn hoàn toàn có thể chủ động tạo nên sự tươi mới cho không gian nấu nướng bằng việc treo các chậu có màu sắc, kích thước linh hoạt hay thay đổi các loại cây trồng theo thời gian.
Góc bếp đẹp hơn khi có mảng xanh tươi tắn của cây cỏ, thiên nhiên.
Bạn có thể lựa chọn thảo mộc, loại cây dễ trồng và phù hợp với không gian bếp.
Tận dụng các hộp kim loại, trang trí một chút để có được góc xanh đẹp mắt.
Giải pháp tích hợp
Nếu không có những mảng tường hay khoảng không gian để thiết kế thanh kim loại treo các chậu thảo mộc, bạn có thể tạo khu vườn mini bên cạnh các góc chức năng. Khu vườn sẽ mang đến nhiều điều bất ngờ cho bạn. Hãy học hỏi thêm cách chăm sóc cây, các điều kiện cần thiết về đất, nước và ánh sáng giúp khu vườn luôn trở thành điểm nhấn tuyệt đẹp cho căn bếp của gia đình bạn.
Video đang HOT
Góc chuẩn bị nấu nướng được bố trí thêm chậu nhỏ trồng cây trên tường.
Bồn rửa được trồng cây ngay cạnh.
Đảo bếp tích hợp nơi đặt rượu và trồng cây.
Tận dụng một phần tủ bếp để trồng cây xanh.
Mảng xanh không thể thiếu tạo điểm nhấn cho góc nấu nướng.
Tạo khu vườn nhỏ bên khung cửa sổ
Một gợi ý tuyệt vời mà có thể bạn không nên bỏ qua, đó chính là việc tận dụng ô cửa sổ để trồng cây. Hãy linh hoạt khi sử dụng khung cửa sổ để có thể tạo nên vẻ đẹp riêng cho góc xanh tươi trong bếp.
Bạn nên ưu tiên cho những chậu đất nung đặt trong bếp. Chất liệu này giúp cây giữ được độ ẩm và phát triển dễ dàng. Đồng thời, những chậu cây bằng đất nung cũng có thể giúp góc bếp tạo được hiệu ứng thẩm mỹ tốt hơn.
Khu vực cửa sổ là nơi tuyệt vời để bạn đưa ra các ý tưởng trồng cây xanh.
Tận dụng chai, lọ thủy tinh để trồng cây cũng là một ý tưởng thú vị.
Góc bếp đẹp hơn với điểm nhấn thật tự nhiên.
Những ý tưởng thiết kế tủ góc tối ưu hóa không gian bếp
Có thể nhiều căn bếp đã bỏ qua khoảng diện tích quý giá này vì chưa tìm được ý tưởng phù hợp. Bài viết sẽ giúp bạn có thêm những ý tưởng sáng tạo thông minh để tận dụng khoảng diện tích bếp hợp lý, tiện ích cho cuộc sống sinh hoạt thường ngày.
Một căn bếp tiện dụng và đẹp mắt không phải là căn bếp được trang trí thật xinh xắn. Bởi điều đó vẫn là chưa đủ vì mỗi không gian đều có đặc thù về hình dạng, kích thước khác nhau.
Mỗi căn bếp đều cần có sự sắp xếp hợp lý, màu sắc linh hoạt để tạo cảm giác rộng rãi.
Điều quan trọng nhất là khéo léo tận dụng không gian để việc nấu nướng luôn mang lại niềm vui, cảm hứng cho mọi người.
Một vài gợi ý về cách tận dụng góc bếp trong bài viết sẽ giúp bạn nhìn lại căn bếp của gia đình mình, tìm kiếm được những ý tưởng hữu ích.
Căn bếp dù nhỏ hay lớn đều có thể mang lại sự tiện dụng, thoải mái cho mọi người khi chuẩn bị bữa ăn cho gia đình.
1. Khu vực góc của bếp thường bị mọi người bỏ qua do khá khó sắp đặt và thiết kế hệ tủ. Vì thế, bạn có thể kết nối hệ tủ bếp vuông góc bằng những đợt gỗ. Đây có thể là nơi để đặt gia vị, các chai rượu hay đồ gia dụng, đồ trang trí trong nhà. Góc bếp chỉ cần xử lý khéo léo một chút, sắp đặt khoa học một chút là đủ để có không gian vừa gọn xinh vừa đẹp mắt.
2. Khu vực góc bếp có thể tận dụng để bố trí các ngăn kéo đựng gia vị, đựng đồ khô. Bạn nên chia ngăn kéo dạng ngang để tiện lợi hơn khi sắp xếp đồ lưu trữ. Cách tạo ngăn kéo với các ô có kích thước khác nhau cũng sẽ giúp bạn dễ dàng tận dụng tối đa diện tích phía bên trong.
3. Hãy nhờ cậy đến sự giúp đỡ của những kệ inox. Hiện nay các hãng đồ gia dụng có bán khá nhiều các hệ kệ inox để bạn dễ dàng lựa chọn và lắp đặt. Chỉ cần kéo nhẹ cánh tủ là bạn đã có thể mở ra cả không gian lưu trữ rộng rãi bên trong. Hệ inox cũng giúp bạn sắp xếp được tối đa đồ đạc.
4. Với hệ tủ bếp không vuông góc, bạn có thể sẽ cần nhờ cậy đến đơn vị thiết kế chuyên nghiệp để có thể tận dụng tối đa phần diện tích góc bếp. Khoảng diện tích khá rộng này có thể được ngăn chia với nhiều ô, nhiều ngăn để tiện lợi sắp đặt đồ đạc, tránh lãng phí không gian.
5. Góc bếp dưới có thể sử dụng để lắp đặt máy rửa bát. Góc bếp trên có thể sử dụng để lắp đặt kệ góc. Cách làm này khá phù hợp với những căn bếp nhỏ, cần sự thông thoáng và vẫn tăng được diện tích lưu trữ cần thiết giúp không gian nấu nướng luôn gọn gàng, ngăn nắp.
6. Với những căn bếp rộng, sẽ thật thiếu sót nếu "bỏ quên" phần góc bếp. Bạn có thể tận dụng khoảng diện tích góc này để thiết lập hệ tủ đứng chứa đồ khô. Thiết kế cánh cửa tủ dạng đứng và chia nhiều ngăn bên trong là cách hợp lý để tối đa hóa không gian sử dụng.
7. Góc bếp phía trên không thiết kế tủ treo như thông thường, bạn có thể khéo léo tận dụng để thiết kế hệ tủ đứng gắn liền từ bàn bếp lên trần. Ý tưởng này giúp cho bạn có thêm khá nhiều diện tích lưu trữ đồ giúp không gian nấu nướng gọn gàng hơn.
8. Hãy tận dụng góc bếp một cách linh hoạt. Ý tưởng thiết kế không rập khuôn và cũng không phụ thuộc vào bất kỳ mẫu thiết kế nào trước đó. Bạn có thể tự đưa ra ý tưởng và chắc chắn rằng, ý tưởng đó bạn cảm thấy phù hợp nhất với thói quen sinh hoạt của gia đình mình.
9. Khoảng diện tích góc bếp nếu không sử dụng để thiết lập hệ kệ hay tủ lưu trữ đồ, bạn có thể sử dụng với nhiều chức năng hữu ích khác. Trong đó, bạn thiết kế bếp nấu, lò nướng phía dưới và hệ máy hút mùi kèm cánh tủ trang trí phía trên. Ý tưởng này sẽ mang lại cho bạn khá nhiều không gian lưu trữ ở hai phần tủ còn lại.
10. Tạo điểm nhấn cho căn bếp bằng hệ tủ đứng mang phong cách cổ điển với cánh tủ hình cung. Ý tưởng này vừa gia tăng diện tích sử dụng vừa giúp không gian bếp rộng hơn, đẹp hơn.
11. Với những góc bếp không rộng lắm, đừng ngần ngại mua thêm kệ và lắp đặt theo nhu cầu sử dụng để tăng thêm không gian lưu trữ cho khu vực nấu nướng của gia đình mình.
10 gợi ý tuyệt vời tạo góc ăn sáng đầy nhớ nhung trong căn bếp nhỏ Dù bếp nhà bạn chật chội cỡ nào vẫn có thể sắp xếp được một góc ăn sáng thực sự đáng yêu và tiện ích nhờ những ý tưởng thú vị được gợi ý trong bài viết dưới đây. Mỗi ngày thức dậy, bạn cùng các thành viên trong gia đình sẽ thực sự cảm thấy hứng khởi, tràn đầy niềm vui khi...