Những xu hướng bán lẻ lên ngôi giữa đại dịch COVID-19
Giữa những ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19, thị trường ghi nhận những điểm sáng đến từ ngành thương mại điện tử, kinh doanh mua sắm trực tuyến và dịch vụ giao hàng tận nơi.
Theo Tổng cục thống kê Việt Nam, doanh thu bán lẻ của ngành hàng dịch vụ lưu trú, ăn uống và lữ hành lần lượt giảm 9,6% và 27,8% trong Quý 1 so với cùng kỳ năm ngoái. Lưu lượng khách đến mua sắm ở các Trung tâm thương mại (TTTM) tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, theo ghi nhận của CBRE, giảm xấp xỉ 80% trong giai đoạn dịch bệnh diễn ra.
Hai kịch bản cho thị trường bán lẻ
Theo dự báo của CBRE Việt Nam, nếu dịch bệnh có thể được kiểm soát trong Quý 2/2020 (Kịch bản 1), nhiều khả năng tỷ lệ trống tại khu vực trung tâm sẽ được giữ ổn định đến cuối năm trong khi tỷ lệ trống tại khu ngoài trung tâm có thể sẽ tăng nhẹ 1-2 điểm phần trăm.
Trường hợp dịch bệnh kéo dài tới Tháng 9/2020 (Kịch bản 2), tỷ lệ trống sẽ tăng ở cả hai thị trường, trong đó tỷ lệ trống tại khu ngoài trung tâm sẽ tăng mạnh hơn, từ 5-7 điểm phần trăm, đồng thời, nguồn cung tương lai tại TP.HCM sẽ giảm 76% và có thể sẽ không có thêm dự án mới tại Hà Nội.
Doanh số bán lẻ giảm đã trở thành đòn bẩy cho lĩnh vực thương mại điện tử và kinh doanh mua sắm trực tuyến tăng trưởng, hỗ trợ các hoạt động buôn bán của nhiều cửa hàng trong thời gian dịch bệnh bùng phát.
Tại thị trường Việt Nam, trong số những tên tuổi lớn ở lĩnh vực thương mại điện tử, Tiki phát triển với tốc độ nhanh nhất và đạt kỷ lục 4.000 đơn hàng/phút, SpeedL và Saigon Co.op có sự gia tăng theo cấp số nhân trong kênh bán hàng trực tuyến, mặt khác, Grab đã kích hoạt một nền tảng mới ‘GrabMart’ để phục vụ nhu cầu mua sắm thực phẩm tại nhà của khách hàng.
Tại thị trường Châu Á Thái Bình Dương, bán lẻ đa kênh và bán lẻ trực tuyến hoạt động khá tốt trong mùa dịch, từ các sản phẩm tiêu dùng, mỹ phẩm đến xa xỉ phẩm như xe hơi, hoặc các dịch vụ như tham quan viện bảo tàng, tham quan bất động sản…đều có thể sử dụng được nền tảng bán lẻ trực tuyến.
Về dài hạn, sự tăng trưởng doanh thu thương mại điện thử sẽ là một nền tảng vững chắc cho bất kỳ sự phát triển nào trong tương lai ở thị trường bán lẻ.
Nhiều cơ hội tăng trưởng tích cực
Theo CBRE, việc trả mặt bằng tại các TTTM diễn ra không nhiều do khách thuê nhận được hỗ trợ về việc giảm hoặc miễn giá thuê trong thời gian giãn cách xã hội. Tuy nhiên, việc trả mặt bằng kinh doanh nhà phố diễn ra rất phổ biến hơn, chủ yếu là từ những đơn vị kinh doanh nhà phố nhỏ lẻ, không đủ tiềm lực duy trì kinh doanh dài hạn.
Tuy giãn cách xã hội đã được nới lỏng vào cuối tháng 4, phần lớn các ngành hàng vẫn chưa được phép đi vào kinh doanh như bình thường. Doanh thu dự kiến tháng 4 sẽ sụt giảm 90-100% so với cùng kì năm ngoái và giảm 60-70% so với tháng 3. Tình hình hiện tại buộc các chủ đầu tư phải tiếp tục những chính sách ưu đãi nhằm giảm gánh nặng chi phí cũng như tạo khoảng thời gian phục hồi cho khách thuê vượt qua giai đoạn khó khăn.
Vào tháng 2, chủ đầu tư vẫn còn tâm lý dè chừng và chưa thực sự đưa ra một tín hiệu cụ thể nhằm hỗ trợ về giá cho khách thuê. Đến tháng 3, khi Chính phủ đưa ra quyết định đóng cửa các địa điểm vui chơi, ăn uống và giải trí, chủ đầu tư đã bắt đầu đưa ra các chính sách hỗ trợ dao động từ 10-30% chi phí thuê tùy vào lĩnh vực với mức độ ảnh hưởng khác nhau.
Sang tháng 4, nhiều chủ đầu tư sẵn sàng đưa ra mức hỗ trợ lên đến 50-100% tiền thuê mặt bằng. Đối với mặt bằng nhà phố, mức giảm còn tùy thuộc chủ nhà và ghi nhận thường rơi vào 20-30% nếu có giảm. Bên cạnh đó, chủ đầu tư đã phải trở nên linh hoạt hơn trong điều khoản đặt cọc, thanh toán và tích cực hỗ trợ khách thuê dưới nhiều hình thức.
Bà Võ Thị Phương Mai, Phó Giám Đốc – Trưởng Bộ phận dịch vụ Mặt bằng bán lẻ của CBRE Việt Nam nhận định, COVID-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến kênh mua sắm truyền thống nhưng đồng thời tạo ra nhiều cơ hội tăng trưởng tích cực cho các mô hình bán hàng vừa và nhỏ như cửa hàng tiện lợi, hiệu thuốc và đặc biệt là lĩnh vực thương mại điện tử.
“Thương mại điện tử là một điểm sáng làm thay đổi xu hướng phát triển của thị trường bán lẻ nhằm hỗ trợ việc kinh doanh liên tục ở các cửa hàng truyền thống trong thời gian dịch bệnh bùng phát, đồng thời giúp cho khả năng bán hàng đa kênh sẽ linh hoạt và vượt trội hơn trong thời gian tới” – Bà Mai khẳng định.
Chủ quán cafe 'nhảy dựng lên' vừa chửi, vừa đuổi khách: 'Chục người vô phải chục người uống vì người ta phải phát đủ ghế, tốn tiền thuê mặt bằng'
Đoạn clip ghi lại ứng xử của người chủ quán café khiến người xem bức xúc khi câu nói 'khách hàng như thượng đế' đã không được xem trọng.
Dài gần 5 phút, đoạn clip ghi lại cảnh tranh cãi của khách hàng và chủ một quán café đang trở thành tâm điểm chú ý. Trong đoạn clip, một người đàn ông bức xúc khi bị chủ quán nước đuổi, không phục vụ do 'đi 3 người mà gọi nước cho 2 người'. Không hiểu xen lẫn tức giận, người khách đã gặp chủ quán để nói chuyện nhưng ngay lập tức đã bị chủ quán chửi xối xả.
'3 người vô mà 2 người uống, một người không uống là đuổi về?' - khách hỏi.
'Nếu mà anh nói chuẩn bị làm việc thì anh nói những người nào bận, đi về phòng làm việc còn quán người ta mở ra không cần khách như vậy' - chủ quán lớn tiếng đáp trả.
'Vậy em hỏi tại sao 3 người vô, 2 người uống không được?'
'Chị nói cho em nghe, chục người vô người ta cũng phát mỗi người một cái ghế, tốn mặt bằng của người ta'
'Vậy có nghĩa là 3 người vô mà 2 người uống là đuổi về đúng không?
'Đúng, không cần!'
Chủ quán chửi mắng khách vì 'đi 3 người mà gọi nước cho 2 người'
Chưa hết, chủ quán không hiểu vì lý do gì đã 'nhảy dựng' lên chửi khách không ra gì, cho rằng khách bất lịch sự vì đi 3 người mà chỉ gọi nước cho... 2 người. Khi người đàn ông nói rằng bạn anh đã uống rồi, no rồi nên không uống nữa thì chủ quán tiếp tục nhảy lên chửi khách: 'Anh uống quán người ta chứ uống quán tôi hả!'.
Thái độ và ứng xử của chủ quán tạo nên một cuộc tranh luận dữ dội trên mạng xã hội. Nhiều người lắc đầu khi chứng kiến khách bị xua đuổi và chửi bới vì lý do trời ơi. Một số khác thì cho rằng vị khách 'sao không gọi thêm nước cho đỡ rắc rối'.
Trọng Hiếu
Theo baodatviet
Di dân lịch sử ở Huế: Hàng chục hộ tiên phong bàn giao mặt bằng Hàng chục hộ dân thuộc diện di dời trong "cuộc di dân lịch sử" ở TP.Huế (Thừa Thiên - Huế) đã tiên phong tháo dỡ nhà cửa để bàn giao mặt bằng cho chính quyền. Về "cuộc di dân lịch sử" ở Huế, ngày 17/2, theo tin từ Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, đến nay đã có rất nhiều hộ...