Những xóm ngụ cư trong ‘bão’ dịch

Theo dõi VGT trên

“Thế bao giờ đi làm lại hở chị?”, Ngân đứng tần ngần trước chỗ làm. Câu hỏi không có lời đáp.

Nơi vợ chồng Ngân, Sơn làm thuê tạm đóng cửa từ chiều 31/3, trước ngày “cách ly xã hội” có hiệu lực. Trước lúc tan ca, Ngân nán lại quét tước văn phòng, thu dọn bàn ghế. Đợi người trong công ty về hết, bà chủ gọi Ngân lại, dúi vào tay cô hộp cá kho, túi thịt gà, cho thêm hai thùng phở gói, một thùng sữa hộp, bảo mang về cho bốn đ.ứa t.rẻ con.

Vợ chồng Ngân sống ở bãi giữa sông Hồng, ngay dưới chân cầu Long Biên. Xóm ngụ cư của hơn 100 con người sống trên những “ngôi nhà” níu lấy nhau bằng bè phao, chông chênh trên mặt nước, chắp vá đủ thứ vải bạt, mền cũ, biển quảng cáo. Họ di cư từ những miền quê khác nhau, hầu hết không còn hộ khẩu ở quê cũ và cũng không được thừa nhận ở nơi mới.

Những xóm ngụ cư trong 'bão' dịch - Hình 1

Cư dân bãi giữa sông Hồng trước những căn nhà tạm bợ, níu nhau bằng bè phao. Ảnh: Thanh Huế.

Ngân học hết lớp Ba, còn chồng cô mù chữ. Cũng như những người dân bãi giữa, họ kiếm sống bằng công việc chân tay, đi nhặt rác, bốc vác thuê. Trước ngày vào xưởng tăm, Ngân đi rửa bát cho các quán ăn, Sơn đi chở hàng cho xưởng bánh kẹo. Sơn không biết đọc tên các biển chỉ đường, anh dò dẫm đường phố theo trí nhớ, hoặc là hỏi thăm. 5 năm trước, vợ chồng cùng xin vào làm việc ở một xưởng sản xuất nhỏ ngoại thành.

7h mỗi sáng, đèo nhau trên chiếc Dream cũ, họ men theo con đường đầy lau sậy dưới bãi lên cầu Long Biên, xuyên thành phố 20 km xuống tận Hà Đông đi làm. Ngân nấu cơm, quét dọn, nhận lương 3,5 triệu đồng mỗi tháng. Sơn chở hàng cho các đại lý ở tận chợ Bưởi, vòng lên phố Hàng Buồm, mỗi tháng nhận 5 triệu chưa tính xăng dầu. Được nuôi cơm trưa, tổng thu nhập hai vợ chồng 8,5 triệu, nuôi bảy miệng ăn. Bốn đứa con, lớn nhất đang học lớp Sáu, nhỏ nhất hai t.uổi rưỡi và mẹ Ngân bị bệnh tiểu đường đã nhiều năm.

Cửa sống dần thu hẹp từ những ngày cuối tháng hai, khi dịch bắt đầu khó khống chế. Nhà hàng, quán ăn lác đác đóng cửa, đại lý giảm một nửa số tăm nhập vào. Xưởng hơn ba chục con người, chưa ai phải nghỉ việc, nhưng thu nhập giảm đi một phần.

Ngân không than phiền. Nhưng rồi ngày 26/3, Hà Nội lệnh đóng cửa hàng, quán ăn, những dịch vụ không thiết yếu. Một tuần sau, lệnh “cách ly xã hội” được thực thi, cũng là ngày xưởng tạm đóng cửa.

Những ngày mới có dịch, chưa bao giờ Ngân nghĩ “sẽ đến mức độ này”. Ở xóm phao, vợ chồng cô là những người nghỉ việc cuối cùng. Hàng xóm đi dọn vệ sinh, làm tạp vụ, thu mua phế liệu đã nghỉ trước đó cả tuần, hoặc nửa tháng.

Những xóm ngụ cư trong 'bão' dịch - Hình 2

Ông Chí trước căn phòng trọ ở Phúc Xá, một chiều đầu tháng 4, khi gánh chè sinh kế đã phải nghỉ bán. Ảnh: Thanh Huế.

Xóm ngụ cư của những gia đình như vợ chồng Ngân, Sơn không phải là cộng đồng duy nhất sống bám vào “hệ sinh thái Long Biên”. Từ xóm phao đi vào nội thành một km, qua những bãi trồng chuối, hoa màu và lau sậy, giữa những ngóc ngách không còn được vẽ trên bản đồ, là xóm bãi nằm cạnh chân cầu Long Biên. Nơi cư ngụ của hàng trăm người bốc vác, kéo xe, bán hoa quả dạo, nhặt ve chai, giúp việc, và nhiều nghề chân tay khác, trọ trong hàng trăm mái nhà lợp fibro xi măng lô nhô, cao ngang đầu. Phần lớn là dân ngoại tỉnh mưu sinh quanh chợ Long Biên, đầu mối rau quả lớn nhất thủ đô.

Khi Ngân kỳ cụi rong xe máy chở hàng kiếm 100.000 đồng cuối cùng, ở đầu này thành phố, bà Nguyễn Thị Ánh, 60 t.uổi cũng bắt đầu còng lưng đẩy xe xôi chè từ cuối Hàng Than về phòng trọ. Ông Chí chạy ra đỡ cái xe từ tay vợ như thói quen đã hơn 20 năm nay. Chưa bao giờ ông thấy cái xe hàng của bà nặng như hôm ấy, “ế phải gần nửa rồi”, ông nghĩ.

Vợ chồng ông Nguyễn Văn Chí mang nghề nấu xôi chè gia truyền của mẹ vợ từ Phú Xuyên vào nội thành mưu sinh từ ngày con trai út của họ còn học mẫu giáo, giờ anh đã gần 30. Giá cốc chè đỗ đen nhiều dừa trong gánh hàng của ông bà đã tăng từ 200 đồng lên 10.000 đồng, chỉ có nơi ở của họ là không thay đổi nhiều.

Nội thất duy nhất trong căn nhà trọ 8 m2 trong xóm bãi, giá thuê tháng 900.000 đồng là cái phản vừa làm chỗ ăn cơm cho cả nhà, vừa là chỗ ngủ của vợ chồng già, trên đầu treo thêm cái giường đơn cho cậu con út. Đồ đạc đáng giá trong nhà, ngoài chiếc radio từ ngày ông đi bộ đội còn có mớ xoong, nồi, chõ, “cần câu cơm” hai chục năm nay nuôi ba đứa con học đại học.

6h sáng, bà quảy gánh hàng ra khỏi xóm bãi lên phố cổ, đi khắp Cửa Đông, Hàng Đậu, Hàng Khoai, rồi về mạn Hàng Ngang, Hàng Đào, Lương Ngọc Quyến. Ngày đi hàng chục km, bà kiếm non 200.000 đồng. Bà Ánh tự hào, ít người phố cổ nào chưa từng ăn qua chè mình nấu.

Ông Chí nghe đài từ chiều 26/3, biết các dịch vụ không thiết yếu sẽ phải ngừng hoạt động. Ông hỏi vợ “Thế nay có ngâm gạo nữa không mẹ nó?”. Bà Ánh nói cứng “ngày vài chục nghìn tôi cũng phải đi”. Từ hôm ấy, nồi chè phải nấu vợi đi 2 phần, vậy mà vẫn ế. Sợ bị công an thu hàng, bà Ánh không lên phố, chỉ đẩy xe quanh chợ Long Biên, bán cho những chủ sạp hàng hoa quả còn trụ lại.

“Từ ngày bán 200 đồng một cốc chè đến giờ, chưa lúc nào thấy Hà Nội vắng vẻ như năm này”. Những con phố chen chúc xe cộ, còi bấm inh ỏi bỗng trở nên xa lạ với bà Ánh, khi nhà nào nhà nấy đóng cửa im lìm.

Những xóm ngụ cư trong 'bão' dịch - Hình 3

Ông Lê Đình Hồng bên chiếc xe kéo “ế việc” nhiều ngày qua. Ảnh: Thanh Huế.

Tết Hàn Thực mọi năm ông Chí phải ngồi vần bột, viên gần trăm đĩa bánh trôi, năm nay chỉ dám làm 20 đĩa. “Có nhà làm trăm đĩa, ế mất gần 7 chục, phải nấu ra làm cám cho gà kìa”, ông Chí lắc đầu. “Cứ kéo dài thế này thì c.hết dở”. Con trai ông làm trong bộ phận xét nghiệm của một phòng khám bên Thụy Khuê, tối nào đi ngủ cũng thấp thỏm, sợ ngày mai sẽ nhận quyết định “cắt giảm lao động” trong mùa dịch.

Không kiếm ra một đồng, nhưng khoản t.iền nhà, t.iền nợ lãi dưới quê vẫn phải trả. Như nhiều gia đình thu nhập thấp, thứ đầu tiên bị bớt xén trong gia đình ông bà là đồ ăn. Con trai đóng t.iền ăn trưa ở phòng khám, trưa cuối tháng, bà Ánh luộc nửa con vịt, lấy nước chan, xào bó rau cải ăn cơm. Bữa tối, con về, họ mới bỏ thịt ra ăn cùng nhau.

Phòng bên, ông Lê Đình Hồng cũng đang trong những ngày “ế việc”. Người đàn ông nặng chưa đến 60 kg, hằng đêm kéo thuê chục chuyến xe hoa quả, mỗi chuyến nặng ba, bốn tạ đi từ cổng chợ ra khu xây dựng bỏ không ở Tân Ấp, nhận t.iền công 400.000 đồng. Bây giờ, ông không dám ngồi nghỉ, kéo lê cái xe chở hàng quanh chợ hỏi “Bác cần chở gì không?”. Chủ hàng vẫn lắc đầu. Không có việc, đội vận chuyển giành giật nhau, may ra được vài chuyến.

Người đàn ông 52 t.uổi, quê Phú Thọ sống một mình trong phòng trọ 5 m2. Căn phòng vắng bóng phụ nữ không có nồi, niêu, xoong, chảo. Vợ ông về quê chăm hai bà nội ngoại 90 t.uổi, bị tai biến 2 năm nay. Trong vuông nhà tối nồng mùi dầu gió và cao sao vàng. Mỗi đêm kéo xe trở về, ông đều phải xoa dầu cho đỡ đau vai. “Thôi cố, mấy hôm nữa rồi chẳng có việc để mà đau vai”, ông Hồng cười.

Dịch bệnh khiến nhiều lao động di cư “treo niêu”, còn đẩy họ vào cảnh có quê mà chẳng dám về. Tối 31/3, phân nửa người trong khu trọ xếp áo quần về quê ngay trong đêm, không hẹn ngày trở lại. Hàng chục chiếc xe kéo bỏ không, dựng bên cửa phòng. Cả xóm bãi im lìm. Phú Xuyên cách đó chưa đầy 40 km, nhưng ba người nhà ông Chí không nghĩ đến chuyện về. “Ở nhà còn 4 cháu bé, giờ về là vô trách nhiệm”.

Vợ và 2 cô con gái cũng giục ông Hồng về, “không về tôi lên lôi ông về”, bà dọa. Sắp tới ngày giỗ anh trai cả, ông vẫn phân vân. Như ông Chí, bà Ánh và những người ở lại, ông Hồng sợ “mang bệnh” về cho mẹ già, cho vợ, còn 2 đứa con gái đang chửa đẻ. Nhưng phần nhiều, ông vẫn hy vọng túc tắc có việc k.iếm t.iền, “Giờ về quê, người già như tôi, đào đâu ra mỗi ngày 50 nghìn”.

Những xóm ngụ cư trong 'bão' dịch - Hình 4

Nhiều căn phòng trong xóm ngụ cư đã đóng cửa, lao động tỉnh xa vội về nhà trước ngày “cách ly xã hội” 1/4. Ảnh: Thanh Huế.

“Thắt lưng buộc bụng” là cách duy nhất người lao động thu nhập thấp nghĩ được trong những ngày này. Tối ấy, Ngân cầm 5 triệu đồng, những đồng t.iền lương cuối cùng trong tháng ba, và nghĩ về những thứ phải chi tiêu cho bảy miệng ăn trong những ngày không còn việc. Đó là nếu dịch được khống chế, còn trong trường hợp xấu hơn, Ngân “chưa thể tính được”.

Video đang HOT

Trong đầu người mẹ 29 t.uổi hiện lên danh sách những thứ phải mua. Tối hôm trước, Ngân vét thùng kiểm tra, còn hơn chục bơ gạo. Vợ chồng tranh thủ vòng qua đại lý xách về thêm 20 kg. Trong khi đó, cả nhà mỗi tháng ăn hết khoảng 70 kg. Một thùng mì tôm ngày trước bán 95.000 đồng, giờ đã lên 110.000 đồng. Cô vòng đi mấy đại lý, mãi mới có nhà bán 105.000 đồng.

Bọn trẻ con trong nhà cũng đã nhận ra đổi thay trong những bữa cơm suốt hai tháng qua. Thứ bảy tuần trước chưa đến kỳ lĩnh lương, Ngân về qua chợ, chỉ dám mua mấy bìa đậu với bơ lạc về rang muối. Con bé út gảy gảy mấy hạt lạc rang trong bát, rồi ngoẹo cổ nhìn đĩa đậu phụ trắng phau. Ngân đành nói dối: “Nay mẹ về muộn, hàng thịt đóng rồi, mai mẹ mua nhé”.

“Có cái gì thì ăn cái đó, con ăn cơm với muối vừng cũng được”, cái Nga, đứa con gái lớn nhất cũng đã nhận ra những ngày khó khăn sắp tới. Con bé mười hai t.uổi, biết nấu cơm, giặt giũ, trông em, gói gém việc nhà ổn thoả nhất khi vợ chồng Ngân đi làm. “Mình sao cũng được, nhưng con còn bé quá”, Ngân cũng không biết xoay sở thế nào, khi trong người không có một đồng tiết kiệm.

Thùng sữa bà chủ cho, Ngân dặn chồng giấu đi, “kẻo con bé út thấy, nó lại khóc đòi”. Từ nay, khẩu phần sữa của nó bị cắt giảm, từ một hộp mỗi ngày xuống còn hai ngày một hộp, cho đến khi hết thì thôi.

Người “cơm niêu nước lọ” như ông Hồng, thậm chí còn chẳng có bữa ăn để mà bớt xén, tiết kiệm chi tiêu. Quán cơm bụi đều đóng cửa. Ngày ế việc, ông Hồng mang bộ comple phủ bụi lâu nay ra mặc, rồi lọ mọ giữa những lối đi hình con lươn của xóm bãi, ra nhà người quen “ăn nhờ”, trả người ta đôi chục, hoặc uống chai bia rồi đắp chăn đi ngủ, 7h tối lại kéo xe đi.

Thanh Lam – Hoàng Phương

Từng câu chuyện rất riêng về những người phụ nữ nhỏ bé, vì niềm đam mê của bản thân mà giúp Hà Nội giữ lại bao nhiêu nét nghề truyền thống khó ai thay thế

Mười năm, ba mươi năm hay cả một đời người phụ nữ đã theo nghề truyền thống, đối với họ đó không chỉ là công việc để mưu sinh, mà còn là việc giữ gìn một "đặc sản" mỗi khi người ta nhắc đến Hà Nội.

Hà Nội 36 phố phường, biết bao nhiêu cửa hàng đèn sáng hút mắt, để tìm được những người phụ nữ đặc biệt này, người viết phải đi đến những góc phố, gõ cửa căn phòng nhỏ hẹp nằm trong lòng dãy nhà cũ, hay phải vào phố cổ từ khi dãy cửa hàng còn cửa đóng then cài...

Bởi giờ đây nghề truyền thống đã dần nhường chỗ cho ngành nghề hiện đại hơn.

Ngồi trò chuyện với họ, những người lớn t.uổi, tóc đã điểm bạc, làn da đã bao vết đồi mồi, lại ngẫm ra được nhiều điều. Những người phụ nữ đó, họ như một "di sản" của Hà Nội, ngày ngày vẫn gìn giữ nét đẹp, vốn quý cho trốn Hà thành.

"Cây kéo" nữ vỉa hè duy nhất nơi đô thành

Một trong số đó là "tay kéo" Phạm Xuân Thu - Người phụ nữ duy nhất làm nghề cắt tóc ở Hà Nội vào những năm cuối của thế ký XX. Đôi bàn tay khéo và sự cẩn thận có thừa của một người phụ nữ, khiến bà trở thành thợ cắt tóc có tiếng một thời tại tiệm cắt tóc quốc doanh.

Từng câu chuyện rất riêng về những người phụ nữ nhỏ bé, vì niềm đam mê của bản thân mà giúp Hà Nội giữ lại bao nhiêu nét nghề truyền thống khó ai thay thế - Hình 1

Nghỉ hưu năm 1990 bà Thu không chịu nghỉ ngơi mà mở tiệm tóc vỉa hè tren phố Hàng Buồm (TP Hà Nội).

Từng câu chuyện rất riêng về những người phụ nữ nhỏ bé, vì niềm đam mê của bản thân mà giúp Hà Nội giữ lại bao nhiêu nét nghề truyền thống khó ai thay thế - Hình 2

Từng câu chuyện rất riêng về những người phụ nữ nhỏ bé, vì niềm đam mê của bản thân mà giúp Hà Nội giữ lại bao nhiêu nét nghề truyền thống khó ai thay thế - Hình 3

Từng câu chuyện rất riêng về những người phụ nữ nhỏ bé, vì niềm đam mê của bản thân mà giúp Hà Nội giữ lại bao nhiêu nét nghề truyền thống khó ai thay thế - Hình 4

Từng câu chuyện rất riêng về những người phụ nữ nhỏ bé, vì niềm đam mê của bản thân mà giúp Hà Nội giữ lại bao nhiêu nét nghề truyền thống khó ai thay thế - Hình 5

Cửa hàng đa phần phục vụ những vị khách quen, cắt tóc tại đây cũng đã vài chục năm.

Với chiếc gương đính lên gốc cây trước nhà, cùng bộ đồ nghề đi theo bà cả vài thập kỷ, "cửa hàng" của người thợ cắt tóc này ngày nào cũng mở cửa đều đặn từ 7h-10h sáng. Sau khung giờ đó bà nghỉ để nhường lại mặt bằng cho cửa hàng khác kinh doanh.

Năm nay bà Thu đã hơn 80 t.uổi nhưng từng đường kéo của bà đều nhanh thoăn thoắt, đôi mắt tinh tường chẳng bao giờ phải phụ thuộc vào chiếc kính lão vướng víu.

Từng câu chuyện rất riêng về những người phụ nữ nhỏ bé, vì niềm đam mê của bản thân mà giúp Hà Nội giữ lại bao nhiêu nét nghề truyền thống khó ai thay thế - Hình 6

Từng câu chuyện rất riêng về những người phụ nữ nhỏ bé, vì niềm đam mê của bản thân mà giúp Hà Nội giữ lại bao nhiêu nét nghề truyền thống khó ai thay thế - Hình 7

Từng câu chuyện rất riêng về những người phụ nữ nhỏ bé, vì niềm đam mê của bản thân mà giúp Hà Nội giữ lại bao nhiêu nét nghề truyền thống khó ai thay thế - Hình 8

Bộ đồ nghề bao nhiêu năm vẫn không hề thay đổi.

Góc nhỏ của cụ bà cắt tóc duy nhất trong phố cổ Hà Nội nổi đến nỗi chẳng cần biển, ai đi vào phố cổ hỏi là ra ngay.

Còn những khách quen thì chẳng phải bàn, toàn những người đến đây đã vài chục năm, khách với bà thợ cười nói với nhau cả buổi chẳng khác gì người thân.

Từng câu chuyện rất riêng về những người phụ nữ nhỏ bé, vì niềm đam mê của bản thân mà giúp Hà Nội giữ lại bao nhiêu nét nghề truyền thống khó ai thay thế - Hình 9

Tiệm tóc bà Thu là một trong rất nhiều điều thú vị khi đến Hà Nội.

Giữa những cửa hàng hiện đại, tiệm tóc vỉa hè của bà Thu ngày càng được nhiều người biết tới. Không những là du khách Việt mà còn là vị khách nước ngoài, họ thấy vô cùng ấn tượng vì chẳng mấy đâu lại có một người phụ nữ biết làm công việc mà xưa nay luôn chỉ dành cho đàn ông.

Người tâm huyết với những sản phẩm thủ công

Nếu bà Thu là người phụ nữ lớn t.uổi nhất còn làm nghề cắt tóc tại phố Hàng Buồm, thì cụ bà Vũ Thị Thanh Tâm lại là một trong những thợ thủ công cao t.uổi nhất Hà thành. Năm nay đã 92 t.uổi, bà Tâm dành cả cuộc đời để sống trong miền ký ức của những đ.ứa t.rẻ sống ở Hà Nội trong những năm tháng chiến tranh và sau giải phóng.

Từng câu chuyện rất riêng về những người phụ nữ nhỏ bé, vì niềm đam mê của bản thân mà giúp Hà Nội giữ lại bao nhiêu nét nghề truyền thống khó ai thay thế - Hình 10

Cụ bà Vũ Thị Thanh Tâm nay đã 93 t.uổi nhưng vẫn theo nghề làm đồ chơi thủ công.

Khi ấy có được đôi thiên nga bông đang vỗ cánh, nổi bồng bềnh trên mặt nước dường như là điều ước hết sức lớn lao nhất của biết bao đ.ứa t.rẻ Hà Nội. Từ những năm tháng khó khăn đó, cho đến nay, những sản phẩm đồ chơi thiên nga bông vẫn luôn được bà Tâm dành biết bao nhiêu tâm huyết.

Từng câu chuyện rất riêng về những người phụ nữ nhỏ bé, vì niềm đam mê của bản thân mà giúp Hà Nội giữ lại bao nhiêu nét nghề truyền thống khó ai thay thế - Hình 11

Từng câu chuyện rất riêng về những người phụ nữ nhỏ bé, vì niềm đam mê của bản thân mà giúp Hà Nội giữ lại bao nhiêu nét nghề truyền thống khó ai thay thế - Hình 12

Từng câu chuyện rất riêng về những người phụ nữ nhỏ bé, vì niềm đam mê của bản thân mà giúp Hà Nội giữ lại bao nhiêu nét nghề truyền thống khó ai thay thế - Hình 13

Từng câu chuyện rất riêng về những người phụ nữ nhỏ bé, vì niềm đam mê của bản thân mà giúp Hà Nội giữ lại bao nhiêu nét nghề truyền thống khó ai thay thế - Hình 14

Những giỏ đồ chơi thiên nga bông, thú bông... được cụ bà sống tại phố Hàng Buồm cần mẫn làm nên một cách hoàn toàn thủ công.

Trong thời kỳ mặt hàng ngoại nhập được bày bán khắp nơi, thì những sản phẩm thiên nga bông được làm trên căn gác 3 phố Hàng Buồm lại càng bị lép vế.

Nhưng không phải là biến mất hoàn toàn, vẫn còn đó một cửa hàng nhỏ trên phố Hàng Buồm bán món đồ chơi này do con dâu bà Tâm đảm nhiệm.

Từng câu chuyện rất riêng về những người phụ nữ nhỏ bé, vì niềm đam mê của bản thân mà giúp Hà Nội giữ lại bao nhiêu nét nghề truyền thống khó ai thay thế - Hình 15

Bà Tâm cùng con dâu chuẩn bị những thành phần làm nên giỏ đồ chơi.

Từng câu chuyện rất riêng về những người phụ nữ nhỏ bé, vì niềm đam mê của bản thân mà giúp Hà Nội giữ lại bao nhiêu nét nghề truyền thống khó ai thay thế - Hình 16

Dành cả cuộc đời với nghề, người phụ nữ này bao năm vẫn duy trì công việc giữ gìn nét truyền thống vốn có của người Hà Nội. Cũng là để t.rẻ e.m ngày nay có một món đồ chơi an toàn, thân thiện không độc hại, được làm hoàn toàn thủ công.

Gánh bún vỉa hè nức lòng những người mê ẩm thực

Nói đến ẩm thực Hà Nội thì đã vươn tầm thế giới với nhưng món ăn mà một lần được thưởng thức sẽ nhớ mãi đến nhiều năm sau nữa. Đó có thể là bát bún thang, phở bò, bánh mỳ hay là tô bún ốc béo ngậy, thơm ngọt, cay nồng, người ăn được xì xụp trong những ngày Thủ đô se lạnh.

Muốn có cảm giác đó thì phải đến ngay với cửa hàng cô Huệ nằm trên phố Nguyễn Siêu (TP Hà Nội), người phụ nữ ngoại tỉnh, nhưng đã hơn 30 năm bán bún ốc làm cho những người khó tính nhất cũng phải say lòng.

Từng câu chuyện rất riêng về những người phụ nữ nhỏ bé, vì niềm đam mê của bản thân mà giúp Hà Nội giữ lại bao nhiêu nét nghề truyền thống khó ai thay thế - Hình 17

Cô Bùi Thị Huệ từ người bán bún gánh vỉa hè, trở thành địa chỉ ẩm thực nổi tiếng Hà thành.

Từng câu chuyện rất riêng về những người phụ nữ nhỏ bé, vì niềm đam mê của bản thân mà giúp Hà Nội giữ lại bao nhiêu nét nghề truyền thống khó ai thay thế - Hình 18

Từng câu chuyện rất riêng về những người phụ nữ nhỏ bé, vì niềm đam mê của bản thân mà giúp Hà Nội giữ lại bao nhiêu nét nghề truyền thống khó ai thay thế - Hình 19

Từng câu chuyện rất riêng về những người phụ nữ nhỏ bé, vì niềm đam mê của bản thân mà giúp Hà Nội giữ lại bao nhiêu nét nghề truyền thống khó ai thay thế - Hình 20

Từng câu chuyện rất riêng về những người phụ nữ nhỏ bé, vì niềm đam mê của bản thân mà giúp Hà Nội giữ lại bao nhiêu nét nghề truyền thống khó ai thay thế - Hình 21

Tô bún nóng hay bún nguội đều đầy ắp ốc, gia vị đơn giản không pha tạp đã làm nên thương hiệu cho người phụ nữ này.

Quán bún ốc nhỏ xíu đoạn cuối đường Nguyễn Siêu giao với Hàng Giầy (TP Hà Nội) luôn tấp nập khách, phần vì nhiều người thích bát bún ốc mộc mạc không pha tạp làm nên từ người phụ nữ quê Hưng Yên này, phần vì tính cách luôn nhiệt tình, xởi lởi với cả khách quen lẫn những thực khách chưa đến đây bao giờ.

Từng câu chuyện rất riêng về những người phụ nữ nhỏ bé, vì niềm đam mê của bản thân mà giúp Hà Nội giữ lại bao nhiêu nét nghề truyền thống khó ai thay thế - Hình 22

Quán bún chỉ bán tới trưa, buổi chiều cô Huệ trở về quê bằng xe máy rồi lại cặm cụi chuẩn bị cho gánh hàng sớm mai. Tất bật lắm đây! Nhưng trên khuôn mặt của người phụ nữ này luôn rất tươi cười mỗi khi thực khách đến hay ra về.

Từng câu chuyện rất riêng về những người phụ nữ nhỏ bé, vì niềm đam mê của bản thân mà giúp Hà Nội giữ lại bao nhiêu nét nghề truyền thống khó ai thay thế - Hình 23

Từng câu chuyện rất riêng về những người phụ nữ nhỏ bé, vì niềm đam mê của bản thân mà giúp Hà Nội giữ lại bao nhiêu nét nghề truyền thống khó ai thay thế - Hình 24

Từng câu chuyện rất riêng về những người phụ nữ nhỏ bé, vì niềm đam mê của bản thân mà giúp Hà Nội giữ lại bao nhiêu nét nghề truyền thống khó ai thay thế - Hình 25

Chỉ chưa đầy 1 phút sau khi gọi đồ, bạn đã có ngay 1 bát bún ốc chuẩn vị của người phụ nữ 3 thập kỷ tô điểm cho ẩm thực Hà thành bằng món ăn thôn quê.

Với sợi bún trắng tinh mềm mại trong bát nước dùng trong veo, bóng mỡ và ớt chưng, xung quanh là đủ loại rau thơm, tía tô, hành lá, điểm thêm vài miếng cà chua đỏ au bồng bềnh như cao lương mỹ vị chắc chắn sẽ là một trong những thứ làm nên ẩm thực đường phố Hà Nội nổi khắp 4 phương.

Người phụ nữ 10 năm chở hương thơm hoa bưởi cho Hà Nội

Thưởng thức Hà Nội bằng vị giác thôi chưa đủ, mà còn phải là cả khứu giác nữa. Độ này mùa xuân Hà Nội đã có hoa bưởi nở sớm, thơm nức khiến cơ thể cảm thấy thư thái hơn, không gian trong lành hơn. Và một trong số những người năm nào cũng chở hoa bưởi đi bán khắp phố Hà Nội có chị Nguyễn Thị Liên ở Hà Đông.

Từng câu chuyện rất riêng về những người phụ nữ nhỏ bé, vì niềm đam mê của bản thân mà giúp Hà Nội giữ lại bao nhiêu nét nghề truyền thống khó ai thay thế - Hình 26

Chị Liên với gần 10 năm mang những bông hoa bưởi ngoại thành vào phố bán khiến Hà Nội độ này có hoa sưa, hoa ban lại đẹp hơn khi có thêm hoa bưởi thơm thuần khiết.

Từng câu chuyện rất riêng về những người phụ nữ nhỏ bé, vì niềm đam mê của bản thân mà giúp Hà Nội giữ lại bao nhiêu nét nghề truyền thống khó ai thay thế - Hình 27

Ai đi qua cũng bị thu hút bởi xe bưởi trắng tinh và thơm nức tỏa ra từ hàng nghìn bông hoa.

Từng câu chuyện rất riêng về những người phụ nữ nhỏ bé, vì niềm đam mê của bản thân mà giúp Hà Nội giữ lại bao nhiêu nét nghề truyền thống khó ai thay thế - Hình 28

Từng câu chuyện rất riêng về những người phụ nữ nhỏ bé, vì niềm đam mê của bản thân mà giúp Hà Nội giữ lại bao nhiêu nét nghề truyền thống khó ai thay thế - Hình 29

Từng câu chuyện rất riêng về những người phụ nữ nhỏ bé, vì niềm đam mê của bản thân mà giúp Hà Nội giữ lại bao nhiêu nét nghề truyền thống khó ai thay thế - Hình 30

Được kết thành từng bó nhỏ xinh, những bông hoa được người Hà Nội mua hết vèo trong ngày.

Từng câu chuyện rất riêng về những người phụ nữ nhỏ bé, vì niềm đam mê của bản thân mà giúp Hà Nội giữ lại bao nhiêu nét nghề truyền thống khó ai thay thế - Hình 31

Đó cũng là công việc bao năm nay của chị Nguyễn Thị Liên (trú tại quận Hà Đông, TP Hà Nội) làm nghề bán rong hoa bưởi cũng gần chục năm qua trên đất Hà Nội.

Những bó hoa được hái từ sớm tinh mơ, rồi cùng chị Liên vào phố, cứ thế chẳng biết từ khi nào, những chuyến xe hoa bưởi trở thành một phần của cuộc sống Hà Nội khi vào xuân.

Từng câu chuyện rất riêng về những người phụ nữ nhỏ bé, vì niềm đam mê của bản thân mà giúp Hà Nội giữ lại bao nhiêu nét nghề truyền thống khó ai thay thế - Hình 32

Từng câu chuyện rất riêng về những người phụ nữ nhỏ bé, vì niềm đam mê của bản thân mà giúp Hà Nội giữ lại bao nhiêu nét nghề truyền thống khó ai thay thế - Hình 33

Từng câu chuyện rất riêng về những người phụ nữ nhỏ bé, vì niềm đam mê của bản thân mà giúp Hà Nội giữ lại bao nhiêu nét nghề truyền thống khó ai thay thế - Hình 34

Từng câu chuyện rất riêng về những người phụ nữ nhỏ bé, vì niềm đam mê của bản thân mà giúp Hà Nội giữ lại bao nhiêu nét nghề truyền thống khó ai thay thế - Hình 35

Hoa bưởi được hái từ những vùng ven đô như Hoài Đức, Xuân Mai (TP Hà Nội)...

Mùi hoa bưởi thơm nhẹ thanh khiết như khiến con người thư thái hơn, sống trậm lại giữa guồng quay của cuộc sống. Có những người phụ nữ bán hàng hoa rong khiến cho hương hoa thơm lừng đi khắp cả dãy phố.

Hiếm có loài hoa nào đặc biệt như hoa bưởi, khiến các bà nội trợ phải chạy ra gọi với lại khi thấy gánh hoa bưởi qua nhà, hay vội táp vào lề đường khi đang trên đường đi làm về...

Từng câu chuyện rất riêng về những người phụ nữ nhỏ bé, vì niềm đam mê của bản thân mà giúp Hà Nội giữ lại bao nhiêu nét nghề truyền thống khó ai thay thế - Hình 36

Loại hoa vô cùng hữu dụng, vừa để ngắm, vừa để ướp hương, lại có thể bày biên trên ban thờ, hay để quanh nhà cho hương qua tỏa kín không gian sống.

Bốn người phụ nữ với 4 công việc hoàn toàn khác nhau, ấy thế mà lại có điểm chung đến lạ thường. Họ như những sợi dây vô hình gắn kết những cái đẹp, cái dung dị nhất của Hà Nội.

Mà thiếu họ thì nơi phố thị này chẳng hẳn sẽ thiếu đi những người lưu giữ miền ký ức tạo nên vốn quý mà chẳng nơi đâu có được.

Một điều phi thường trong những câu chuyện đời thường của người phụ nữ nhỏ bé!

Haley

Theo nhipsongviet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Lật xe khách trên đèo ở Đắk Nông, hàng chục người bị thương
21:16:22 01/07/2024
Sập hầm ở Bắc Kạn, 1 người mất tích
13:16:21 01/07/2024
Xuống hang sâu bơm nước bị ngạt khí độc, 2 người t.ử v.ong
20:37:50 01/07/2024
Thăm hỏi các nạn nhân vụ xe khách lao xuống vực ven Quốc lộ 28
13:00:14 02/07/2024
Truy tìm kẻ chiếm đoạt t.iền ủng hộ hai cha con bán rau bị tai nạn
10:06:25 02/07/2024
Vụ sập hang động tại Bắc Kạn: Đã giải cứu được một nạn nhân
11:27:12 01/07/2024
Đơn vị thi công lên tiếng vụ 2 anh em ruột đuối nước t.ử v.ong tại công trường
11:23:38 01/07/2024
Đình chỉ hoạt động giáo dục của Trường Quốc tế Mỹ
12:40:31 02/07/2024

Tin đang nóng

Vợ chồng Hà Hồ nhúng tay đám cưới Midu, vợ Phan Thành bất ngờ bị hại?
15:38:48 02/07/2024
Diệp bị Soanh ẩn ý tố đối xử rẻ mạt, lợi dụng tình yêu, phải chịu thiệt thòi?
14:26:39 02/07/2024
Nghệ sĩ Tô Kim Hồng t.uổi 74: Từng bán phở mưu sinh, ẩn dật khi chồng mất
14:12:49 02/07/2024
Tiktoker 1,8 triệu follow đặt camera quay lén trong toilet, 2 năm mới bại lộ
13:27:07 02/07/2024
Vụ nữ tài xế say xỉn: mất 5 giây khiến 2 người ra đi, lộ tình tiết gây bức xúc
16:38:23 02/07/2024
Chồng Midu diện hai bộ trang phục cưới có chi tiết đặc biệt
13:36:02 02/07/2024
Chuyện gì đang xảy ra giữa Midu và Harry Lu?
14:42:38 02/07/2024
Phương Lê bênh vực Vũ Luân, phản pháo phía con gái Vũ Linh và chị Ni?
16:21:42 02/07/2024

Tin mới nhất

Xoá tư cách Phó Chủ tịch quận Thanh Xuân liên quan đến vụ cháy chung cư mini

12:58:16 02/07/2024
Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với Nghiêm Quang Minh (44 t.uổi, chủ chung cư mini nơi xảy ra vụ cháy) về tội Vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy.

Vụ sập hang động tại Bắc Kạn: Đưa t.hi t.hể nạn nhân cuối cùng ra ngoài

12:56:02 02/07/2024
Nạn nhân được xác định là anh M.V.T (trú tại xã Thuần Mang, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn). Do toàn bộ khu vực sự cố bị che lấp bởi các tảng đá lớn, lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã quyết định tiếp cận nạn nhân từ phía trên cửa hang.

Phú Thọ: Xử lý khẩn cấp sự cố sạt lở bờ sông Đà tại xã Dân Quyền

12:52:37 02/07/2024
Công trình dự kiến khởi công từ đầu tháng 7/2024, yêu cầu xử lý khẩn cấp, có khối lượng thi công lớn, thời gian thi công ngắn (hoàn thành xong trước ngày 30/10).

Điều tra nguyên nhân vụ cháy tại cửa hàng đồng giá ở Bình Dương

12:46:36 02/07/2024
Trước đó, vào lúc 18 giờ 32 phút ngày 1/7, Công an tỉnh Bình Dương nhận tin báo xảy ra cháy tại hộ kinh doanh cửa hàng đồng giá, địa chỉ số 164/10A, đường Lê Hồng Phong, khu phố Đông Thành, phường Tân Đông Hiệp, thành phố Dĩ An.

Quảng Ninh cấp bách phòng chống dịch tả lợn châu Phi

12:43:33 02/07/2024
Đối với việc thực hiện hỗ trợ thiệt hại cho các hộ chăn nuôi bị thiệt hại, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo cần xác định đầy đủ chính xác về đối tượng, mức hỗ trợ, khối lượng theo đúng quy định của pháp luật.

Trẻ dưới 13 t.uổi có được làm thêm vào dịp hè?

09:36:04 02/07/2024
Dịp hè này, tôi dự định cho con trai 12 t.uổi làm thêm ở quán cà phê để cháu biết giá trị của sức lao động. Việc này có được hay không? , Nguyễn Hoàng Anh (TPHCM).

Hàng loạt trường hợp bị thu hồi, giữ giấy chứng nhận căn cước từ hôm nay, 1-7

21:49:03 01/07/2024
Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định các trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận căn cước như giấy bị cấp sai quy định; Giấy chứng nhận căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa...

Loạt chính sách có hiệu lực từ tháng 7/2024 tác động trực tiếp tới người đi xe máy

21:23:50 01/07/2024
Người đi xe máy có thể không cần mang theo giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe dạng bản giấy mà chỉ cần xuất trình tại ứng dụng VNeID từ ngày 1/7.

Bình Định: Khống chế đám cháy lớn tại công ty sản xuất sản phẩm gỗ

12:58:59 01/07/2024
Lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Bình Định đã khống chế đám cháy lớn tại xưởng sản xuất sản phẩm gỗ ở phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.

Xe máy đ.âm cọc tiêu, 1 người t.ử v.ong tại chỗ

11:20:28 01/07/2024
Vụ tai nạn xe máy thương tâm vừa xảy ra ở xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) khiến 1 người t.ử v.ong tại chỗ, 1 người bị thương nặng.

Ba người trèo qua sân thượng nhà hàng xóm thoát khỏi đám cháy

21:53:45 30/06/2024
Nghe người dân truy hô, 3 người sống tại căn nhà 3 tầng trong hẻm đã nhanh chóng trèo qua sân thượng nhà hàng xóm thoát nạn trước khi lửa và khói bao trùm căn nhà...

Công an Hà Nội: Có doanh nghiệp thuê người xếp hàng mua vàng 'bình ổn'

20:56:48 30/06/2024
Ngày 30/6, Bộ Công an cho biết, Phòng An ninh kinh tế (Công an TP Hà Nội) xác định có nhóm đối tượng được thuê xếp hàng mua vàng từ các ngân hàng thương mại Nhà nước và bán lại cho doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc.

Có thể bạn quan tâm

Tại sao tập thể dục giúp chúng ta thông minh hơn?

Sức khỏe

19:03:59 02/07/2024
Ít ai biết rằng, tập thể dục thực ra mang lại tác dụng sâu sắc đến cơ thể, không chỉ tâm trạng, mà còn là khả năng học tập, ghi nhớ và sáng tạo.

Giọt nước mắt của Ronaldo và luật bất thành văn của tuyển Bồ Đào Nha

Sao thể thao

19:02:29 02/07/2024
Ronaldo suy sụp tinh thần vào giờ nghỉ giữa hiệp phụ sau khi thủ môn Jan Oblak xuất sắc đẩy được cú sút 11m của anh ở cuối hiệp phụ đầu tiên.

Gợi ý cách thiết kế phòng trà tại gia

Sáng tạo

18:54:54 02/07/2024
Cả ngày đi làm mệt mỏi, căn nhà chính là không gian ấm cúng, đầy yêu thương cho chúng ta được nghỉ ngơi, thư giãn, tái tạo sức lao động.

Siêu phẩm "Smile 2" hé lộ những hình ảnh gây ám ảnh với "nụ cười" lạnh sống lưng

Phim âu mỹ

18:50:46 02/07/2024
Phim kinh dị "Smile" của đạo diễn Parker Finn, bất ngờ tung trailer giới thiệu phần 2 -Smile 2(tựa Việt:Cười 2), dự kiến sẽ ra rạp vào mùa Halloween năm nay.

Đại tá "dởm" mạo danh công tác ở Tổng Cục II

Pháp luật

18:10:41 02/07/2024
Ngày 30/6 vừa qua, Tổng Cục II (Bộ Quốc phòng) phối hợp với cơ quan chức năng huyện Cái Bè (T.iền Giang) tiến hành kiểm tra, phát hiện ông Tùng mặc quân phục QĐND Việt Nam, cấp hàm Đại tá.

'Những nẻo đường gần xa' tập 27: Sếp Vinh lộ rõ bản chất 'm.áu gái'?

Phim việt

18:02:07 02/07/2024
Những nẻo đường gần xa tập 27: Dũng tặng quà đắt t.iền cho Đông; Sếp Vinh lại mồi chài gái đẹp; Bố mẹ Bảo ở quê không tin con trai đổi đời .

Ngắm các thiết kế đẹp mắt dành cho phụ nữ hiện đại ở mọi lứa t.uổi

Thời trang

17:44:14 02/07/2024
NTK Valentines Vân Nguyễn và Dian Carina đã cho ra mắt bộ sưu tập mới trong chương trình Chapter II, với chủ đề Stella , mang đến sự mới lạ về không gian nghệ thuật tại Hà Nội.

Orm Kornnaphat - Nữ chính phim bách hợp gây sốt màn ảnh Thái: Xuất thân khủng!

Sao châu á

17:41:21 02/07/2024
Sau khi tham gia bộ phim bách hợp đầu tiên của đài CH3 sản xuất, cái tên Orm Kornnaphat bất ngờ vụt sáng. Từ khóa về tên và sự nghiệp của nữ diễn viên lan rộng khắp các trang mạng Thái Lan.

New World: Bí ẩn trung tâm thương mại bỏ hoang 15 năm, được Lisa chọn quay MV

Netizen

17:31:46 02/07/2024
Nhờ sức hút từ MV ROCKSTAR cực chất của Lisa (BLACKPINK), một số địa điểm ở Thái Lan bỗng chốc trở thành điểm đến nóng không thể bỏ qua cho du khách quốc tế, đặc biệt là các fan cuồng của nữ thần tượng.

BabyMonster lột xác trong MV mới 'FOREVER'

Nhạc quốc tế

17:02:38 02/07/2024
MV FOREVER được xem là cuộc thử nghiệm của BabyMonster với tạo hình cùng dòng nhạc mới lạ. Ca khúc nhanh chóng thu hút sự bàn tán từ fan Kpop.

Chồng đại gia của Minh Hằng là ai và tại sao được vợ giấu kín?

Sao việt

16:57:21 02/07/2024
Minh Hằng và chồng có 6 năm bên nhau trước khi quyết định về chung nhà, thời gian đầu cả hai đối mặt với không ít tranh cãi, sóng gió.