Những xóm du cư mùa nước nổi: Cân 62kg cá rô được 1,5 triệu đồng
Trên những cánh đồng ngập nước, rất nhiều chiếc ghe, xuồng neo lại gần nhau thành những xóm nhỏ. Từ xa nhìn lại đó chỉ là những chỉ ghe mỏng manh nhưng trên đó vô vàn là những cảnh đời, số phận. Kiếm tìm sinh kế họ phải di chuyển bởi nguồn thủy sản không còn dồi dào như trước.
XÓM XÀ DI VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI
Trên những cánh đồng ngập nước, rất nhiều chiếc ghe, xuồng neo lại gần nhau thành những xóm nhỏ. Từ xa nhìn lại đó chỉ là những chỉ ghe mỏng manh nhưng trên đó vô vàn là những cảnh đời, số phận. Kiếm tìm sinh kế họ phải di chuyển bởi nguồn thủy sản không còn dồi dào như trước.
Những ngày cuối tháng 10, lang thang vùng Đồng Tháp Mười chúng tôi bắt gặp những xóm xà di (dụng cụ bắt cá rô được làm bằng tre) như thế. Những xóm này ít vài ba ghe, còn nhiều lên đến gần 20 chiếc đậu dọc Quốc lộ 62.
Một góc xóm xà di.
Chị Nguyễn Thị Kiều Trang (28 tuổi, quê huyện Châu Phú, An Giang) đang ngồi cùng đứa con nhỏ trong chiếc ghe lắc lư theo từng cơn sóng cho biết, gia đình ở xã Bình Chánh nhưng mùa nước nổi tràn về, cả nhà quyết định ngược lên huyện Tân Thạnh (Long An) kiếm cơm.
Từ sáng sớm, chồng chị đã băng qua huyện Thủ Thừa để đặt xà di, còn chị với đứa nhỏ quanh quẩn coi ghe. “May mắn mùa nước nổi bây giờ cái gì kiếm được cũng có giá. Mỗi ngày gia đình có thu nhập từ 500 – 700 ngàn đồng từ tiền bán cá rô. Mùa đánh bắt kéo dài đến nửa tháng 11 âm lịch”, chị này cho hay.
Chiếc ghe tam bản là nơi định cư của gia đình chị Trang với 3 thế hệ.
Theo chị Trang, những xóm xà di định cư ở vị trí thuận tiện nên sản phẩm bắt được đều cân trong ngày cho thương lái. Mùa nước vợ chồng chị đặt xà di, còn mùa khô về mua tre làm ngư cụ bán. Gia đình chị đến đây định cư đã gần 3 tháng. Chiếc ghe chị đang ngồi đảm nhận chỗ ở cho gia đình 3 thế hệ.
“Mùa nước kiếm tiền dễ hơn nhưng cuộc sống dưới ghe gò bó lắm! Chiếc ghe này gia đình phải chia làm 2 khu vực, một là vợ chồng cùng đứa con, còn lại cha mẹ chồng. Những chỗ đậu ghe là mối quen nhưng chúng tôi phải cho cá hoặc uống nước tại quán”, chị Trang cho hay.
Video đang HOT
Một bé trai phụ người nhà phơi xà di.
Từ trên cao nhìn xuống xóm xà di gần chục ghe bập bềnh trên sông thấy mà nao lòng. Cạnh đó là vài bộ quần áo trẻ con buộc túm trên cọc tràm bay phất phơ trong gió. Thường những xóm ghe này không ở lâu một địa điểm nhất định, mà di chuyển theo con nước.
Sau nửa ngày đi đồng về khoang xuồng đầy cá, ông Nguyễn Văn Thảo (58 tuổi) cười bảo: “Hầu hết những ghe này là của những người dân nghèo, chuyên sống nghề hạ bạc. Ngày xưa, mùa nước nổi nguồn thủy sản dồi dào người dân chẳng cần đi xa, còn bây giờ cạn kiệt phải đi xa mới có ăn. Thế nên, nhiều người dân ở huyện Châu Phú, Chợ Mới (An Giang) hay Tam Nông, Tràm Chim (Đồng Tháp)… làm nghề con cá cũng người lên miệt này để đánh bắt”.
Vợ chồng ông Chín Dinh cân cá cho thương lái.
Họ tụ lại thành xóm để nương náu, giúp đỡ nhau khi cần cũng như đỡ buồn hơn khi xa quê. Gia đình ông Thảo tận miệt Châu Phú, cách nay 4 tháng, gia đình ông giong ghe lên đây định cư. Theo lão nông này, từ khi 13 tuổi ông đã làm nghề xà di, nên mỗi mùa nước nổi tràn đồng là lại chở đồ nghề đi đặt. Những con cá rô, lươn, cá lóc là một phần cuộc đời ông.
“Lúc đầu tôi định vị là huyện Tân Hưng, nào ngờ nước quá sâu đành trôi dạt xuống tận đây. Việc người dân chọn định cư gần các tuyến lộ bởi có nhiều thương lái, bán giá được cao và không sợ ế hàng. Năm nay cá bắt được cũng nhiều hơn và có giá hơn năm rồi. Mỗi mùa nước nổi đánh bắt được 4 tháng và chỉ có việc quan trọng mới tranh thủ về nhà. Nghề này phải đi tứ xứ, năm ít cũng 2 điểm còn nhiều phải 5 – 7 điểm”, ông Thảo bộc bạch.
Mỗi ký cá rô bán được 25 ngàn đồng nhưng được cái bắt số lượng nhiều.
Trước đây, vợ chồng ông Thảo có chiếc ghe tam bản 2 tấn, nhưng từ ngày có cháu nhỏ quyết định sắm chiếc ghe 5 tấn. “Tôi có 3 người con nhưng 2 đứa dốt còn lại cũng chỉ học hết lớp 3 rồi nghỉ. Bây giờ làm nghề cá cũng đủ sống qua ngày. Nghề này cực lắm vì làm tối ngày ướt mình chỉ về tới ghe mới mặc được đồ khô. Hễ ướt mình còn tiền còn khô là hết sạch”, vợ ông Thảo tâm sự.
Cạnh ghe ông Thảo là ghe của vợ chồng ông Chín Dinh. Sau khi cân số cá bắt được cho thương lái, ông Dinh khoe: “Nay cha con cân tổng cộng được 62kg cá rô được 1,5 triệu đồng. Hết mùa lũ người con thứ hai và ba sẽ đi làm hồ, còn vợ chồng tiếp tục làm đồ nghề chuẩn bị cho mùa lũ sắp tới. Kết thúc mùa nước cũng kiếm được 50 triệu đồng đem về trả nợ và xoay xở mùa khô. Xóm ghe ngày một ít vì bị lấy trộm ngư cụ nhiều gia đình quyết định đi thành phố”.
Còn nữa…
Theo Nguyễn Nhân (Báo Công an TP HCM)
Lũ về mang nhiều cá linh ở miền Tây mùa nước nổi, bán ở chợ Âm phủ
Mua lu ơ miên Tây còn đươc goi la mùa nươc nôi. Khi con nước tràn về phủ trắng các cánh đồng mang theo nhiều tôm cá, có nhiều cá linh và các loại sản vật thiên nhiên về cho người dân nơi đây. Cá linh và các sản vật mùa nước nổi như món quà của lũ.
Giá cá linh đầu mùa lũ cao 200.000 đồng/kg, dân kiếm được 1,2 triệu đồng/ngày, còn hiện nay giá cá linh chỉ còn vài chục ngàn đồng, dân kiếm được 500 ngàn đồng/ngày.
Mua lu ơ miên Tây còn đươc goi vơi cai tên nhe nhang la mùa nươc nôi. Khi con nước tràn về phủ trắng các cánh đồng mang theo nhiều tôm cá và các loại sản vật thiên nhiêu về cho người dân nơi đây như: hẹ nước, bông điên điển, sen, súng... cũng là lúc người dân miền Tây rộn rã mưu sinh.
Cá tôm đầy đồng
Từ 3 giơ sang, cai chơ ca nho trên miên biên giơi huyên Vinh Hưng (Long An) đã tâp nâp ngươi mua, ke ban. Những mẻ cá linh, cá rô, cá lóc, chạch... được người dân thu hoạch sau một ngày vất vả chài lưới mang ra đây bán. Trong mùa nước nổi, mỗi ngày các tiểu thương ở chợ này thu mua hàng chục tấn cá đồng các loại để mang đi tiêu thụ các nơi.
Người dân đưa cá tôm, có nhiều cá linh đánh bắt được trên cánh đồng ngập lũ đến bán ở chợ "Âm phủ" mùa nước nổi. Ảnh: Anh Đức-TTXVN.
Chi Hoa, môt tiêu thương tai đây cho biêt, trung binh môi ngay chị thu mua hơn môt tân ca cac loai. Nhưng loai ca đăc san như ca linh, ca heo hay ca rô, ca loc... đươc phân loai rôi đem ban lai ơ cac chơ hoăc cac quan ăn, nha hang, con nhưng loai ca tap thi đươc đong thung mang đi bo cho cac cơ sơ nuôi thuy san lam thưc ăn cho ca.
Những ngày này, trên những dòng kênh, cánh đồng ngập nước ở vùng Đồng Tháp Mười (Long An), dễ dàng bắt gặp cảnh tượng người dân sôi nổi thu hoạch thủy sản. Người giăng lưới, thả câu, kẻ kéo lưới, đặt dớm, họ là những người dân ở địa phương và cả những người đến từ các tỉnh Đồng Tháp, An Giang... Có những nét mặt rạng rỡ khi thu về mẻ lưới nặng trĩu cá tôm, cũng có những nét thoáng buồn trong những ngày thất thu.
Đang phân chia các loại cá vừa mới thu hoạch để chuẩn bị đem bán trên cánh đồng trắng nước ở xã Vĩnh Trị (Vĩnh Hưng, Long An), ông Nguyễn Hữu Hòa cho biết, ở quê không có ruộng đất, chỉ đánh cá mưu sinh nên năm nào cũng vậy, khi con nước bắt đầu lớn thì gia đình gồm 4 người từ huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) dìu dắt nhau sang đây đánh bắt thủy sản.
Ban ngày đi đặt dớm, thả lưới, tối về ăn nghỉ luôn trên thuyền cho đến hết mùa nước mới về nhà. Cá đánh bắt được gồm nhiều loại như cá linh, cá heo, cá rô... Có những ngày trúng thì thu được tiền triệu, ngày nào ít cũng được vài trăm ngàn. Nói chung với nguồn thu này thì cả gia đình cũng sống được.
Còn anh Dương Văn An, người dân địa phương ở huyện Vĩnh Hưng cho biết, đến mùa nước lên thì dân ở đây không làm ruộng được, nhiều người làm nghề đánh bắt cá mưu sinh. Lúc nước mới về (khoảng cuối tháng 7), ít người đánh bắt nên giá cao lắm, như cá linh đến hơn 200.000/kg, mỗi ngày có thể thu được 1-2 triệu.
Giờ nước lớn trắng đồng, giá cá linh xuống chỉ còn vài chục nghìn/kg, mỗi ngày cố gắng cũng thu được 400.000 - 500.000, đây là khoản thu khá lớn đối với người dân.
Sản vật thiên nhiên phong phú-món quà của lũ
Không chi co tôm, ca, mùa nước nổi còn mang đến cho vùng Đồng Tháp Mười nói riêng, miền Tây Nam bộ nói chung nhiều sản vật thiên nhiên phong phú như he nươc, bông sung, bông điên điên... Đây là những món đặc sản đối với thực khách, cũng là các sản vật quý giá đối với những người dân nghèo, có thể giúp họ kiếm được tiền trăm, thậm chí tiền triệu mỗi ngày.
Tại chợ "Âm phủ" ở đầu nguồn An Giang, mua bán cá tôm mùa lũ, trong đó có nhiều cá linh trong đêm nên người dân phải sử dụng đèn pin để thắp sáng. Ảnh: Anh Đức - TTXVN
Giữa cánh đồng trắng nước không thể phân biệt đâu là sông, đâu là ruộng ở xã Vĩnh Trị (huyện Vĩnh Hưng), ông Lê Văn Thông đang chèo chiếc xuồng nhỏ để thu hoạch từng cây bông súng tím ngắt đã dài quá đầu người. Loài cây có thân dài, vị giòn ngọt này là nguồn thu duy nhất của ông.
Ông Thông chia sẽ, nhà không có ruộng, với tuổi cũng không như ông không đi làm thuê, làm mướn được. Nhờ mùa nước này, trồng mấy công (mỗi công = 1.000 m2) bông súng mới có nguồn thu nhập. Mùa nước lớn, cây bông súng dài và lớn hơn, bán có giá nên mỗi ngày cũng kiếm được vài trăm ngàn.
Từ miền biên giới Vĩnh Hưng xuôi về Tp. Tân An (Long An) theo Quốc lộ 62, dễ dàng nhìn thấy những chợ nhỏ hay sạp hàng ven đường bày bán nhiều loại sản vật mùa nước nổi như bông súng, bông điên điển, ngó sen, hẹ nước...
Còn trên những cánh đồng nước đã ngập đến quá ngực ở huyện Tân Thạnh, Mộc Hóa, hàng trăm con người đang ngụp lặn để thu hoạch hẹ nước. Hẹ nước được biết đến là loài cây đặc sản chỉ có trong mùa nước của tỉnh Long An, dùng làm rau sống, ăn kèm với các loại lẩu rất ngon, những năm gần đây rất được thực khách ưa chuộng.
Đang dâm minh trong dong nươc đê nhăt nhưng cây he nươc vưa mơi nhô vê, anh Trần Văn Ngang (xã Tân Tập, huyên Môc Hoa, Long An) cho biêt, trươc đây cây he nươc mọc đầy đồng nhưng ít người biết đến, người ăn cũng ít, mấy năm gần đây lại rất được ưa chuộng vì là loại rau mọc tự nhiên, không có phân, thuốc, vị lại rất ngon nên rất có giá.
Cả xóm kéo nhau đi nhổ hẹ, mỗi ngày, trung bình thu được 700.000-800.000/ngày, đến hết mùa nước trừ chi phí rồi cũng dư ra được hơn 50 triệu.
Cá tôm và sản vật phong phú là những món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho người dân miền Tây, đặc biệt là dân nghèo trong mùa nước nổi. Nhờ đó, họ có thêm nguồn thu nhập để sống qua ngày, mua sắm thêm các vật dụng cần thiết cho gia đình, giúp con cái có tiền đi học... Chính vì thế, họ luôn mong chờ con nước đổ về./.
Theo Bùi Giang-Chương Đài (TTXVN)
An Giang: Nhộn nhịp, háo hức sắm đồ bắt cá tôm mùa nước nổi Hàng năm, cứ đến mùa nước nổi là các hộ làm nghề đan lọp đánh bắt cá tôm và các loài thủy sản trong tỉnh An Giang trở nên tất bật và nhộn nhịp. Năm nay lũ về sớm, con nước lên cao, hoạt động sản xuất - kinh doanh sôi động hơn những năm trước. Nhộn nhịp theo con nước Về ấp...