Những vương phi xinh đẹp trong phim cổ trang Việt
Lê Vân, Diễm My, Ngô Mỹ Uyên, Thụy Vân, Vân Trang… có có cơ hội hóa thân vào vai hoàng hậu, phi tần với xiêm y lộng lẫy, gâu ấn tượng khó phai trong lòng khán giả.
Lê Vân vai Tuyên phi Đặng Thị Huệ
Ngôi sao của nhiều vai diễn để đời như chị Dậu trong phim cùng tên, Duyên trong Bao giờ cho đến tháng mười đã “lột xác” tuyệt vời khi hóa thân vào hình ảnh Tuyên phi Đặng Thị Huệ trong bộ phim điện ảnh Đêm hội Long Trì. Đặng Thị Huệ – vợ chúa Trịnh Sâm, một giai nhân tuyệt sắc bậc nhất, rất được chúa Trịnh Sâm sủng ái và là người đã gây ra nhiều tai ác trong phủ chúa Trịnh và triều đình Hậu Lê.
Ngô Mỹ Uyên vai Hoàng hậu Nghi Lan
Trong bộ phim điện ảnh Khát vọng Thăng Long, Ngô Mỹ Uyên đảm nhận vai Hoàng hậu Nghi Lan – người vợ thứ 6 của vua Lê Đại Hành, mẹ của Lê Long Đĩnh, người đã mưu sát chính anh trai mình là Lê Long Việt để giành ngôi. Tuy không nhiều đất diễn nhưng vẻ đẹp sang trọng của Ngô Mỹ Uyên tạo được sự chú ý của người xem.
Giáng My vai Hoàng hậu Phụng Càn
Nếu trong bộ phim điện ảnh Khát vọng Thăng Long, mẹ của Lê Long Đĩnh là Hoàng hậu Nghi Lan thì ở bộ phim truyền hình Huyền sử thiên đô là Hoàng hậu Phụng Càn (Vì sử sách không chép rõ tên bà, chỉ ghi là “chi hậu diệu nữ”). Vai diễn này do Hoa hậu Đền Hùng Giáng My đảm nhận.
NSƯT Lan Hương vai Đàm Hoàng hậu
Video đang HOT
Khi được đạo diễn Đào Duy Phúc mời vào vai Đàm Hoàng hậu trong bộ phim truyền hình Thái sư Trần Thủ Độ, nghệ sĩ Lan Hương có chút lo lắng vì trước đó chị đã thể hiện rất thành công vai Trần Thi Dung trong vở kịch Rừng trúc, mà Đàm Hoàng hậu và Trần Thị Dung tuy là mẹ chồng- nàng dâu nhưng lại đối nghịch nhau sau bức rèm nhung. Bằng tài năng và bản lĩnh diễn xuất của mình, nghệ sĩ Lan Hương đã tái hiện sắc sảo hình ảnh một Đàm Hoàng hậu độc đoán, khắt khe và thậm chí hơi “máu lạnh”.
Lã Thanh Huyền vai Nguyên phi Trần Thị Dung
Thay thế Á hậu Dương Trương Thiên Lý, Lã Thanh Huyền đã có một vai khó quên – Nguyên phi Trần Thị Dung – trong bộ phim truyền hình Thái sư Trần Thủ Độ. Trần Thị Dung là nhân vật lịch sử có nhiều giai đoạn chuyển biến từ thiếu nữ 16 tuổi cho đến khi vào cung thành Nguyên phi rồi Hoàng hậu. Đây là một thử thách lớn đối với một diễn viên trẻ như Lã Thanh Huyền.
Diễm My vai Thái hậu Diệu Nữ
Trong bộ phim truyền hình Về đất Thăng Long, người đẹp không tuổi Diễm My thể hiện vai Thái hậu Diệu Nữ – nhân vật mà theo Diễm My rất xứng đáng để gọi là một bậc “mẫu nghi thiên hạ” bởi tính yêu chồng, thương con và sự mạnh mẽ, quyết liệt trong cách sắp xếp công việc chốn hậu cung, đặc biệt là lúc bà chứng tỏ sự cứng rắn của người phụ nữ trước cảnh con cái chém giết, hãm hại lẫn nhau.
Á hậu Thụy Vân vai Hoàng hậu Thanh Liêm
Với danh hiệu Á hậu 2 cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2008, Thụy Vân đã mang vẻ đẹp dịu dàng lên màn ảnh nhỏ với vai Hoàng hậu Thanh Liêm trong bộ phim truyền hình Huyền sử thiên đô. Thanh Liêm là người vợ hiền của vua Lý Thái Tổ, hình mẫu lý tưởng của những người phụ nữ Việt Nam: yêu chồng, thương con, thủy chung và giàu lòng vị tha. Bộ phim được đầu tư lớn với dự định kỷ niệm dịp lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội nhưng tiếc là đến giờ vẫn chưa được ra mắt công chúng.
Vân Trang vai Tuyên Từ Hoàng thái hậu
Tuyên Từ Hoàng thái hậu, tức Nguyễn Thị Anh – người đàn bà được một số nhà sử học cho là chủ mưu sát hại vua Lê Thái Tông trong vụ án Lệ Chi Viên – đã được Vân Trang thể hiện ấn tượng bằng ánh mắt sắc lạnh trong bộ phim điện ảnh Thiên mệnh anh hùng.
Theo Zing
Cảnh nóng phim lịch sử Việt gây bất ngờ
Những hình ảnh lộ da thịt cơ thể rất dễ trở thành "con dao hai lưỡi" đối với bất kỳ bộ phim nào, nhất lại là phim lịch sử.
Từ trước tới nay, phim cổ trang Việt hay phim lịch sử - dã sử Việt đều bị coi là "lép vế" so với điện ảnh các nước trong khu vực châu Á như Hàn, Trung. Số lượng những bộ phim cổ trang Việt được đầu tư làm đến nơi đến chốn cũng ít. Chưa kể thời gian gần đây, những phim như Anh chàng vượt thời gian đã bị coi là "thảm họa giờ Vàng phim Việt" tới độ bị cắt chiếu giữa chừng vì sự phản đối của khán giả đối và chất lượng yếu kém.
Trước rất nhiều vấn đề khó khăn của phim lịch sử Việt, nhiều đạo diễn đã bạo tay đưa những cảnh "nóng" vào phim. Như nghệ sỹ nhân dân Thế Anh từng nói: "Điện ảnh thế giới không còn lạ gì với các cảnh "nóng" trong phim lịch sử hay cổ trang. Họ có những cảnh quay mạnh bạo hơn chúng ta rất nhiều. Nhưng đến giờ, cái nhìn của hội đồng kiểm duyệt cũng như khán giả đã cởi mở hơn".
Với những bộ phim thông thường, cảnh "nóng" luôn được đặt dưới sự kiểm duyệt khắt khe, với phim lịch sử điều đó lại càng cần nghiêm khắc. Bởi cảnh "nóng" của phim lịch sử ảnh hưởng rất lớn tới cách nhìn của khán giả - tức công chúng, tới hình tượng nhân vật và câu chuyện lịch sử của dân tộc.
NSƯT Lê Vân trong phim Đêm hội Long Trì
"Nóng" nhất từ trước tới nay trong những phim lịch sử Việt phải kể đến cảnh giữa chúa Trịnh Sâm và Đặng Thị Huệ trong Đêm hội Long Trì. Bộ phim được ra đời vào năm 1989, đã từng phải đấu tranh mạnh mẽ với hội đồng kiểm duyệt để bảo vệ quan điểm giữ lại cảnh "nóng" có tính chất quan trọng trong phim.
Đó là phân cảnh Đặng Thị Huệ khỏa thân nằm trong bồn tắm chờ đón chúa Trịnh tới. Cảnh quay chân thực làm lột tả việc Đăng Thị Huệ dùng sắc dục để quyến rũ chúa Trịnh Sâm đúng như sử sách đã ghi lại.
NSND Thế Anh khi đó được giao vai chúa Trịnh còn NSƯT Lê Vân đóng vai Đặng Thị Huệ. Tuy nhiên, cảnh khỏa thân này đã được một diễn viên đóng thế cho Lê Vân.
Trong thời điểm những năm 90 của thế kỷ trước, một cảnh quay như vậy được xem là chấn động cả một nền điện ảnh non trẻ Việt Nam. Nhưng "nếu bỏ đi sẽ làm mất đi tính chân thực của lịch sử cũng như trong điện ảnh" - NSND Thế Anh phát biểu.
NSND Thế Anh khi đó được giao vai chúa Trịnh Sâm
Đoàn làm phim Đêm hội Long Trì đã bảo vệ thành công quan điểm của mình và cảnh "nóng" được giữ lại nguyên vẹn. Phải nói thêm rằng cái tài của đạo diễn NSND Hải Ninh khi đó đã khéo léo để cảnh Đặng Thị Huệ khỏa thân được che đi bởi một tấm bình phong, rèm và ống kính chỉ quay từ xa, theo bước chân của chúa Trịnh Sâm.
Cảnh "nóng" trong Đêm hội Long Trì được khéo léo quay từ xa, qua một lớp rèm
Thời gian gần đây, bộ phim lịch sử Thái sư Trần Thủ Độ tiếp tục gây sốt cộng đồng mạng. Tác phẩm được đầu tư kinh phí "khủng" lên đến gần 60 tỷ đồng nhưng lại phải "đắp chiếu" 3 năm mới được phát sóng trên truyền hình Việt.
Dù mới chỉ được phát sóng khoảng 10 tập nhưng bộ phim đã nhận được những phản hồi tích cực, không hổ danh những giải thưởng danh giá tại Cánh Diều Vàng 2012 mà ê kíp phim từng được nhận.
Bộ phim Thái sư Trần Thủ Độ
Tuy còn hạn chế về trang phục nhân vật có phần rườm rà nhưng bộ phim được đánh giá tốt cả về mặt nội dung chất lượng nghệ thuật lẫn diễn xuất của dàn diễn viên NSND Lan Hương, Hoàng Dũng, diễn viên trẻ Lã Thanh Huyền, Hứa Vĩ Văn, Thiên Bảo...
Bất ngờ hơn cả, đạo diễn đã mạnh dạn đưa thêm những cảnh "nóng" vào phim để miêu tả cuộc sống chốn phòng the của vua Lý Cao Tông. Cảnh tắm của Đàm Hoàng hậu do NSND Lan Hương đóng vai cũng được quay cận cảnh với những cánh hoa hồng che đi bầu ngực.
NSND Hoàng Dũng vai vua Lý Cao Tông cũng có những cảnh "nóng" để miêu tả cuộc sống chốn thâm cung
Đặc biệt, trong tập 5, cảnh vũ nữ Mỵ Liên (do Như Quỳnh đóng) được thể hiện một cách táo bạo khiến khán giả không khỏi bất ngờ. Hình ảnh vũ nữ bán nude với bộ ngực được vẽ lớp màu phủ lên và những động tác múa quyến rũ thái tử Sảm (Hứa Vĩ Văn) kéo dài tương đối trong cả tập phim.
Cảnh vũ nữ "body painting" được đưa vào phim Thái sư Trần Thủ Độ
Những hình ảnh lộ da thịt rất dễ trở thành "con dao hai lưỡi" đối với bất kỳ bộ phim nào, nhất lại là phim lịch sử. Đạo diễn Đào Duy Phúc đã biết cách tiết chế khéo léo để cảnh quay vũ nữ mơn trớn vừa kích thích thị giác của người xem vừa không sa vào dung tục.
Trên màn ảnh Hoa - Hàn có không ít những cảnh nóng cổ trang bị khán giả la ó vì "câu khách rẻ tiền", thậm chí làm sai lệch hình tượng nhân vật lịch sử.
Để có được một cảnh "nóng" biết tiết chế vừa phải để trở thành cảnh "nóng" đẹp, gợi cảm chứ không dung tục là cái tài của nhà làm phim. Đương nhiên, những đạo diễn phim lịch sử Việt vẫn đang ở bước đầu cho việc thử nghiệm những "gia vị nóng" này để món ăn tinh thần trở nên đẹp và khắc sâu trong trí nhớ khán giả.
Theo Trithuctre
5 bộ phim cổ trang Việt đáng xem nhất Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng dòng phim cổ trang Việt vẫn cho ra đời một số tác phẩm được đánh giá cao, thu hút khán giả và ít "sạn". Phạm Công - Cúc Hoa (1989) Được nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Phan chuyển thể từ truyện thơ chữ Nôm cùng tên gồm 4.610 câu thơ lục bát, xuất hiện khoảng từ...