Những vườn cam đẹp long lanh, biết là ngon những chỉ muốn ngắm mãi
Vườn cam sai trĩu quả, mã sáng bóng vàng ươm như tơ tằm phơi mình dưới nắng chiều đông đẹp tựa tranh vẽ của nhiều nông dân khiến ai cũng phải mê mẩn.
Người nông dân ở các vùng Bắc Giang, Hòa Bình… đã vượt khó để tạo ra những vườn cam đạt chất lượng và mẫu mã.
Bà Ngô Thị Na ở xóm Bãi Dệ, xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình là một trong những hộ trồng cam giỏi ở thủ phủ cam Cao Phong. Khu vườn nhà bà chỉ có vỏn vẹn 6000m2, bà trồng được 240 cây cam, nhưng cây nào cũng khỏe và cho sai quả.
Vườn cam của gia đình bà Ngô Thị Na ở xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình luôn cho sai quả.
Vườn cam của bà Na đẹp như khuôn tranh, từng cây được trồng theo hàng lối. Cây nào cũng cao 4-5m, quả sum suê. Từng chùm cam vàng rực, xếp tầng hiện lên giữa nắng chiều Đông. Bà Na chia sẻ, bà ngâm thuốc lào vào nước vôi trong để làm thuốc phun cho cam. Cứ 1 tháng bà phun một lần, chẳng loại sâu bệnh nào có thể phá hoại được vườn cam của gia đình.
Cam được xếp thành từng tầng quả.
Ngoài việc phun thuốc phòng bệnh cho cam bằng thuốc lào, bà Na còn bón cho cây bằng ngô và đậu tương thay thế phân hóa học. Nhờ thế mà cây cam trong vườn của gia đình bà, cây nào cũng to khỏe. Mỗi năm vườn cam cho thu trên 40 tấn, có cây cam đạt kỷ lục về số quả với trên 400kg/cây.
Vườn cam đẹp như tranh vẽ của anh Hoàng Thế ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
Video đang HOT
Cũng giống như bà Na, nhiều hộ nông dân khác ở Cao Phong đã chăm cam rất đẹp. Vườn cam của họ được canh tác và chăm chút từng li, từng tý. Những vườn cam này không chỉ đạt về chất lượng mà mẫu mã cũng rất đẹp.
Để có vườn cam có mã đẹp, người trồng phải phòng được các loại sâu bệnh gây hại như nhện, rệp, ruồi vàng và bọ trĩ. Do vậy, nghề trồng cam đỏi hỏi sự tỷ mỉ và kiên trì.
Cây cam vô cùng khó tính, do vậy nó đòi hỏi người trồng phải hết sức kiên trì và chăm sóc đúng quy trình. Cho cây cam ra quả sai và chất lượng ngon là cả một quá trình vun trồng. Người nông dân phải bỏ ra nhiều tâm huyết, mới hy vọng có một mùa bội thu. Năm nay, giá cam giảm nhiều so với mọi năm, nên không phải nhà vườn nào cũng có đủ kiên trì để chăm sóc vườn cam cho tốt.
Mã cam Canh đòi hỏi phải đẹp và đều quả mới bán được giá cao.
Trồng cam đòi hỏi nhiều công chăm sóc.
Từng chùm cam đẹp như tranh vẽ.
Anh Hoàng Thế ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang là một trong những hộ trồng cam đầu tư rất nhiều công sức cho vườn. Mỗi khi khách đến thăm vườn ngắm vườn cam vàng rực dưới nắng chiều là đã cảm thẫy mãn nhãn rồi.
Theo Danviet
"Vua vàng trắng" liều trồng thập cẩm đủ loại cam, quả sai "phát hờn"
Trên diện tích gần 17 ha cao su đang thời kỳ thu hoạch bị gãy đổ sau cơn bão lịch sử năm 2013, ông Bế Văn Mai ở tổ dân phố Hữu Nghị, thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã chuyển đổi dần sang trồng cây cam.
Những cây cam của ông Mai sai quả trĩu cành, ai nhìn cũng thích mắt.
Trước đây, ông Bế Văn Mai được biết tiếng là "vua vàng trắng" trên vùng đất phía tây huyện Bố Trạch với hơn 17ha cao su đang thời kỳ thu hoạch, mỗi ngày cho thu lãi vài triệu đồng. Năm 2013, cơn bão đến đã làm gãy đổ phần lớn diện tích cao su của huyện, trong đó gần 17ha cao su của gia đình ông Bế Văn Mai cũng bị thiệt hại nặng nề.
Sau bão, đứng trước vườn cao su bị gãy đổ, ông Bế Văn Mai nghĩ đã đến lúc cần sự thay đổi, cần phải tìm một loại cây trồng vừa không bị ảnh hưởng bão nhưng phải mang lại hiệu quả kinh tế cho người trồng.
Mô hình trồng cam VietGAP của ông Bế Văn Mai (bên trái) mở ra hướng đi mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương. Vườn cam nhà ông Mai cây nào cũng đeo hàng chục chùm quả như thế này.
Ông Bế Văn Mai tâm sự: "Ngay sau khi nghĩ đến việc phải tìm loại cây trồng mới để thay thế cho cây cao su, năm 2014, tôi lặn lội tìm đến các trang trại trồng cây ăn quả đạt hiệu quả cao ở Cao Phong (Hòa Bình), Khoái Châu (Hưng Yên), Nghĩa Đàn (Nghệ An), Can Lộc (Hà Tĩnh)... để tìm kiếm loại cây trồng phù hợp..".
Theo ông Mai, sau khi tìm hiểu, nắm bắt về đặc điểm của từng loại cây trồng, đồng thời so sánh với điều kiện khí hậu, đất đai của địa phương, ông quyết định lựa chọn một số giống cam ở huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình để trồng.
Với số vốn 3,5 tỷ đồng vay mượn từ bạn bè, người thân, năm 2015, ông Bế Văn Mai khai hoang trồng mới hơn 4 ha cây cam, trong đó 1,5 ha cam lòng vàng, 1,5 ha cam V2, 1 ha cam đường Canh và 300 gốc chanh ta, chanh đào.
Đến năm 2017, ông Mai tiếp tục đầu tư trồng mới thêm 2ha với các giống cam Mật, cam Xã Đoài, cam chanh Hà Tĩnh và cam chanh giòn Thượng Lộc (trong đó Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh hỗ trợ trồng mới 1 ha). Đến nay, toàn bộ diện tích cam đều sinh trưởng và phát triển tốt, trong đó hơn 4 ha cam V2, lòng vàng, đường canh trồng từ năm 2015 đã bước đầu cho thu hoạch với sản lượng ổn định.
Ngoài ra, để chủ động nguồn nước tưới, ông Bế Văn Mai còn đào hơn 1 ha ao hồ dự trữ nước. Đồng thời đầu tư hệ thống tưới tiêu hiện đại trên toàn bộ diện tích trồng cam nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Năm 2019, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh đã hỗ trợ ông Bế Văn Mai thực hiện mô hình sản xuất cam sạch theo quy trình VietGAP. Hiện tại, sản phẩm cam của trang trại đã được chứng nhận VietGAP và có tem truy xuất nguồn gốc, nhờ đó đã tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng.
Mặc dù là loại cây trồng đòi hỏi kỹ thuật trồng và chăm sóc theo quy trình nghiêm ngặt, nhưng qua gần 4 năm đưa cây cam vào trồng trên đất cao su chuyển đổi đã cho thấy sự thích nghi, phù hợp với điều kiện thời tiết của địa phương cũng như có tính hiệu quả về kinh tế.
Theo tính toán của ông Bế Văn Mai, sau khi cây cam đã cho thu hoạch ổn định, nếu không gặp bất lợi về điều kiện thời tiết, sâu bệnh, thì mỗi ha cam sẽ cho thu hoạch từ 30-50 tấn quả mỗi năm, mang lại nguồn thu nhập từ 700 triệu đến 1 tỷ đồng.
Riêng vụ cam từ đầu năm 2019 đến nay, trang trại đã xuất bán được 30 tấn quả cam; hiện tại đang tiếp tục thu hoạch 12 tấn, và cuối năm sẽ có khoảng 15 tấn cam để phục vụ cho người tiêu dùng dịp Tết cổ truyền.
Đặc biệt, nắm bắt nhu cầu tiêu dùng của thị trường, hiện tại ông Bế Văn Mai đang thực hiện kỹ thuật chăm sóc để có thể thu hoạch theo kiểu cuốn chiếu, gối vụ... để có sản phẩm cam sạch xuất bán quanh năm, vừa có thể bán được giá cao, vừa giảm tải áp lực "nguồn cung" vào thời điểm thu hoạch chính vụ.
Sau những tháng ngày trăn trở, lăn lộn với cây cam, ông Bế Văn Mai đã bắt đầu thu được mùa quả ngọt. Thành công của mô hình đã mở ra hướng đi mới trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu trên vùng gò đồi huyện Bố Trạch.
Thời gian qua, đã có nhiều nông dân trong tỉnh Quảng Bình đến tham quan, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm về mô hình trồng cam của ông Mai. Với những nỗ lực của mình, ông Bế Văn Mai được xem là điển hình nông dân tiêu biểu làm kinh tế giỏi tại địa phương.
Theo Danviet
Vườn đất dốc nhìn đâu cũng thấy cam, trai Sơn La lãi 800 triệu/năm 28 tuổi, anh Hoàng Văn Trường, bản Củ 2 (xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) được nhắc tới nhiều khi là một trong những người có thu nhập cao từ trồng cam đường Canh và cam Vinh trên đất dốc. Với 2,3 ha trồng cam, sau khi trừ chi phí anh Trường thu lãi 800 triệu đồng mỗi năm, một...