Những vùng trũng “đen” của showbiz Hàn
Mệnh danh là ngành công nghiệp giải trí, Hàn Quốc đã cho thấy sức mạnh tiềm ẩn của mình và trở thành một đế chế hùng mạnh trong lĩnh vực âm nhạc và điện ảnh.
Vào đầu những năm 2000, người dân châu Á vẫn còn đang say đắm trong nhữn bộ phim cổ trang hay tâm lí xã hội của Trung Quốc – Hồng Kông, nhưng chỉ sau đó vài năm thì mọi chuyện đã thay đổi rõ ràng.
Mô tuýp sướt mướt lấy đi không ít nước mắt của người dân châu Á đã trở thành chiêu bài độc của Hàn Quốc và khiến cho ngành giải trí của nước này lọt vào mắt xanh của hàng triệu người hâm mộ. Cứ như vậy, chỉ trong 10 năm trở lại đây, Hàn Quốc đã trở thành ông vua trong ngành giải trí châu Á.
Sức nặng của tiếng tăm
Vì sức nặng của tên tuổi, ngành giải trí Hàn Quốc đã vô hình biến những ngôi sao trở thành các cỗ máy kiếm tiền và làm việc hết công suất. Dần dần đã hình thành một thế giới showbiz đẹp đẽ, hào nhoáng nhưng kết thúc thì không có hậu.
Bên cạnh sự nổi tiếng về trào lưu thời trang, âm nhạc và điện ảnh thì showbiz xứ Hàn cũng nổi tiếng về những vụ tự tử của những ngôi sao nổi tiếng hay mới chỉ lóe sáng. Xét một cách khách quan thì trung bình hàng năm, người hâm mộ Hàn Quốc tốn không ít nước mắt để chia buồn với những ngôi sao “đoản mạng”.
Nổi tiếng cũng tự tử mà không tên tuổi cũng tự tử, dường như đó là cái dớp mà không dễ gặp ở bất kì làng giải trí nào khác trong khu vực. Sống trong một môi trường có tính chất đào thải và đổi mới đến chóng mặt thì chuyện một ngôi sao không chịu nổi áp lực dẫn đến việc đáng tiếc là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Cái vỏ bao bọc và che mờ mắt người hâm mộ cũng được dàn dựng khá khéo léo bởi những ông trùm trong ngành. Họ cho ra đời những ngôi sao không tì vết, những ngôi sao được mệnh danh là thiên thần chỉ có trong truyện tranh thì lại bước ra đời một cách nhan nhản.
Hiểu đơn giản thì những người đã bước chân vào làng giải trí đều phải khoác lên mình một chiếc mặt nạ vô cùng khác biệt. Hiểu hay không, con người thật, cảm xúc thật của họ cũng không thể phơi bày một cách quá rõ ràng.
Trả lời báo chí ra sao, ăn mặc như thế nào và thậm chí chuyện tình yêu cũng bị quản thúc một cách triệt để. Hòng để trưng diện cho người hâm mộ thấy, sản phẩm của công ty mình đào tạo ra bao giờ cũng là số một. Thấy được rằng, những người giải trí sống tại Hàn Quốc rất ít khi công khai cảm xúc yêu ghét của mình trước bàn dân thiên hạ.
Thế giới ngầm trong làng giải trí
Tức là công khai chỉ trích những điều mình không thích hay không ngần ngại hạ bệ đồng nghiệp cùng giới giải trí. Ngược lại, tại xứ Hàn thì chuyện này hiếm hoi xảy ra cho dù họ mang trong người dòng máu nóng đến thế nào. Khá kín tiếng và biết chau chuốt bản thân chính là cách họ lấy lòng người hâm mộ.
Ấy thế mà những người dân yêu mến ngành giải trí Trung Quốc cũng khá mỏi mắt để tìm được vài ba câu chỉ trích của những sao Hàn Quốc. Bởi lẽ, tại làng giải trí của họ, chuyện ca sĩ đấu đá nhau trên mạng trước cộng đồng báo chí là hoàn toàn bình thường. Đúng thế, chuyện ca sĩ A không ưa diễn viên B là bình thường, nhưng tại Hàn Quốc là bất bình thường.
Video đang HOT
Biết đâu đấy, họ chiến đấu trong thế giới ngầm, điều mà không phải ai cũng có thể thấy, đặc biệt là công chúng. Những diễn giải ở trên không phải để bóc mẽ hay nâng tầm làng giải trí của Trung hay Hàn mà để cho chúng ta hiểu rằng ngay cả cảm xúc thật của một người nghệ sĩ Hàn Quốc cũng không thể biểu lộ. Họ luôn bị kiềm chế bởi ánh mắt công chúng và nhà quản lí của mình, dẫn đến những hệ quả bất mãn, đó chỉ là một trong ti tỉ những ” cực hình ” mà thế giới showbiz đã đè nặng lên người nghệ sĩ.
Nếu theo dõi những bộ phim nói về ngành giải trí Hàn hiện nay, các fans sẽ bắt gặp những cảnh tượng gà cũ bắt nạt gà mới. Chèn ép đến từng câu nói phỏng vấn, đến từng cái váy mặc đi dự tiệc hay trao giải.
Lấy ví dụ trong bộ phim The Greatest Love, chúng ta sẽ thấy cô ca sĩ từng là “Quốc Bảo” một thời của Kpop đã phải nhẫn nhịn chính người chị em cùng nhóm của mình đến thế nào. Cũng chỉ vì hết thời mà phải trở thành trò đùa trên các chương trình giải trí, cắn răng trước câu chỉ trích của những đồng nghiệp trong ngành. Cho dù trong quá khứ, người ca sĩ này đã từng làm mưa làm gió trong thế giới Kpop thế nào. Nhưng khi thời thế đã qua đi, thì mọi chuyện lại hoàn toàn khác.
Xem phim để ngẫm đời, đó chính là cách mà chúng ta trải nghiệm và đúc rút qua mỗi bộ phim, để thấy rằng cuộc sống trong ngành giải trí nó khắc nghiệt và khó bước đến thế nào.
Anti-fans đóng góp phần không nhỏ
Phần lớn những vụ xì xào to nhỏ xoay quanh cuộc đời của mỗi ngôi sao đều dính dáng đến công chúng. Cuộc vui không thể thiếu tiếng cười, và tại làng giải trí cũng vậy, có fans ắt sẽ có anti- fans. Những anti fans này không ngần ngại đưa ra những lời lẽ chỉ trích cay nghiệt dành cho những người mà họ liệt vào danh sách ” ngứa mắt”.
Người ta thường nói “búa rìu dư luận” thật đáng sợ, và trong hoàn cảnh của những ngôi sao Hàn chúng ta mới thấy nó khủng khiếp như thế nào. Thậm chí trong các vai diễn của mình, các nữ diễn viên cũng tỏ ra “sợ sệt” trước bạn diễn. Đặc biệt hơn nếu đây là một ca sĩ thần tượng thì việc “diễn đạt” quá cũng không được, các fans sẵn sàng “ném đá” hay tỏ ra khó chịu trước những cảnh diễn quá thân mật.
Và chắc chắn bên cạnh những fans “luôn luôn lắng nghe – luôn luôn thấu hiểu” thì vẫn có một cơ số người hâm mộ tỏ thái độ bức xúc và dành tặng cho bạn diễn của thần tượng mình những lời lẽ không mấy “êm tai”, hệ quả dẫn tới là họ trở thành chính anti-fans của nữ diễn viên vô tội đó.
Sự nhẫn tâm của anti-fans không chỉ dừng lại ở lời nói mà ngay cả hành động cũng được thực tế hóa. Nhớ lại sự việc của trưởng nhóm DBSK – Yun Ho anh đã từng bị chính anti fans đầu độc qua cốc nước quả. Và nếu như không cấp cứu kịp thời và thải chất độc ra ngoài thì liệu sự “căm ghét” hão huyền ấy đã cướp đi sinh mạng của một người. Đồng thời, chính anti fan này đã kết liễu cuộc đời của mình trong nhà giam. Vậy có đáng không?
Điều mà các ngôi sao lo lắng nhất không phải mình sẽ nổi tiếng trong bao lâu hay mình đoạt bao nhiêu giải thưởng trong sự nghiệp mà chính là việc phải giữ mình cẩn thận đến thế nào trước mắt công chúng. Bởi chỉ bất cẩn xảy chân đồng nghĩa các ngôi sao gần như chấm dứt sự nghiệp của mình, bởi công chúng luôn biết cách biến yêu thành hận thù. Cứ cho rằng đã là ngôi sao thì cần phải biết nhẫn nhục, nhưng người hâm mộ cũng nên biết rằng ngôi sao cũng chỉ là con người. Họ cũng có giới hạn nhất định, một quả bóng không thể thổi nó quá căng.
Hệ lụy của đời ngôi sao
Một ngôi sao nổi tiếng như Park Young Ha – người mệnh danh là tài tử xứ Hàn cũng đã không vượt qua nổi sức nặng của công việc mình đang theo đuổi và anh đã chọn cách tự tử để giải thoát cho chính bản thân mình.
Trước áp lực công việc, sự nổi tiếng và công việc gia đình đã khiến Park Young Ha rơi vào trạng thái u uất và khó tìm được lối thoát. Dẫu cho rằng anh đang trên đà nổi tiếng và tìm kiếm được những danh vọng cho riêng mình, nhưng rồi tử thần vẫn mang anh đi trong sự ngạc nhiên của vô vàn khán giả. Đó là một ví dụ về người nổi tiếng cũng ” ra đi ” vì áp lực, còn nhiều nữa những cái chết bất ngờ khác đến từ những người nghệ sĩ vô danh.
Họ sinh ra và được đào tạo trở thành người nổi tiếng, nhưng điều đó dường như quá khó để những con người này giành lấy được trong vô vàn những đối thủ khác. Một sản phẩm lỗi đồng nghĩa với việc bị bỏ xó và không dùng đến, còn đây, họ là những con người sống bằng tình cảm và nếu gặp phải nghịch cảnh này họ sẽ phải làm gì khi giấc mơ bị vụn nát?
Còn vô vàn những lí do khác để nói rằng làng giải trí Hàn Quốc đã cho ra đời không ít những ngôi sao tầm cỡ châu Á nhưng cũng trở thành lãnh địa “đen” nhất trong khu vực. Bởi lẽ, showbiz xứ Hàn luôn đứng đầu về tỉ lệ nghệ sĩ tự tử cao nhất trong khu vực. Thành viên nhóm nhạc BEAST – Yong Jun Hyung đã nói rằng: “Nếu bạn không thực sự đam mê nghệ thuật thì đừng bao giờ dấn thân vào showbiz”.
Thay cho lời kết của bài viết, xin mượn tạm câu nói mà Haha đã chia sẻ trước cái chết thương tâm của cựu thành viên nhóm nhạc nổi tiếng SG Wanabe – Chae Dong Ha: “Tất cả mọi người. Hãy chăm sóc những người xung quanh bạn. Xin hãy làm như thế! Làm ơn! Làm ơn hãy làm việc đó”.
Theo vietnamnet
Hàn Quốc lo ngại về tỉ lệ tự vẫn cao của giới nghệ sĩ
Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, người hâm mộ xứ Hàn đã chứng kiến hai cái chết của giới nghệ sĩ, đó là nữ phát thanh viên Song Ji Sun và thành viên cũ của nhóm SG Wannabe Chae Dong Ha. Cả hai đều chọn tự vẫn khi tuổi đời còn rất trẻ.Song Ji Sun chọn cái chết sau một thời gian dài chịu áp lực từ người hâm mộ còn thành viên cũ của nhóm SG Wannabe Chae Dong Ha treo cổ tự vẫn mà không có lý do. Một nguồn tin cho hay, nam ca sĩ 30 tuổi cảm thấy buồn chán thường xuyên và luôn cảm thấy cô đơn kể từ khi người bạn thân đồng thời là người quản lý cũ của anh tự vẫn từ 2 năm trước.
Cái chết của nữ diễn viên Choi Ji Shil năm 2008 có tác động đáng kể tới xã hội xứ Hàn.
Trước đó, giới showbiz Hàn đã từng chứng kiến nhiều cái chết đáng tiếc của nghệ sĩ xứ Hàn, có thể kể ra như trường hợp nữ diễn viên Choi Ji Shi, em trai cô - Choi Jin Young, nam diễn viên Park Yong Ha, các nữ diễn viên như Lee Eun Joo, Jung Da Bin... Họ chọn cái chết để tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn sau một thời gian dài chịu những sức ép trong làng giải trí đầy những scandal và thị phi. Cái chết của họ khiến người thân đau đớn còn người hâm mộ thì nuối tiếc.
Chỉ trong 3 năm trở lại đây, tỉ lệ tự vẫn trong giới nghệ sĩ xứ Hàn tăng lên đáng kể khiến những nhà chức trách hết sức lo ngại. Họ sợ rằng, những nhân vật của công chúng sẽ có ảnh hưởng tiêu cực tới xã hội. Được biết, tỉ lệ người tự vẫn của xứ kim chi cao nhất thế giới trong mấy năm trở lại đây.
Các chuyên gia chỉ ra rằng, điều khiến các nghệ sĩ Hàn tự tìm tới cái chết là do sức ép của sự nổi tiếng cùng các vấn đề cá nhân. Khi là người của công chúng, họ được báo giới "chăm sóc" chu đáo, người hâm mộ quan tâm. Đôi khi công việc của họ không được như ý, họ bị chỉ trích, hay cuộc sống riêng có những sai lầm, họ cũng bị người ta mang ra "mổ xẻ" lên án.
Bên cạnh đó, cuộc sống của người nghệ sĩ thường khép kín. Họ không dám thổ lộ những bí mật riêng tư, nhưng khúc mắc trong cuộc sống riêng với những người khác bởi lo sợ, một ngày nào đó những thông tin đó xuất hiện trên mặt báo sẽ ảnh hưởng xấu tới sự nghiệp.
Cuộc sống cô đơn, nhiều áp lực, nhiều lo lắng vô tình đã đẩy họ vào trạng thái trầm cảm kéo dài mà không lối thoát. Do vậy, chỉ một tác động nhỏ trong cuộc sống cũng có thể khiến những con người yếu đuối và cô đơn này tìm tới cái chết.
Nam ca sĩ 30 tuổi Chae Dong Ha vừa treo cổ tự vẫn trung tuần tháng 5/2011.
Một chuyên gia nghiên cứu tâm lý của trường đại học Yonsei của Hàn Quốc cho rằng: "Sự nổi tiếng có thể dẫn con người ta tới những sức ép. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh khốc liệt trong làng giải trí, sự dò xét của dư luận khiến cho những nghệ sĩ rất khó thổ lộ những bí mật riêng tư với người khác. Những tin đồn không căn cứ cứ ngày càng nhiều, những lời bình luận vô trách nhiệm của cộng đồng mạng về sự nghiệp cũng như cuộc sống riêng của người nghệ sĩ khiến họ phải chịu áp lực nhiều gấp bội so với người bình thường". Tiêu biểu cho trường hợp này chính là nữ diễn viên Choi Ji Shil, cô bị một người không quen biết loan tin siết nợ và bội bạc với bạn cũ, đẩy anh ta phải tìm tới cái chết. Thông tin không căn cứ này đã khiến Choi Ji Shil buồn đau, dằn vặt và quyết định tìm tới cái chết để chứng minh mình trong sạch.
Một thành viên cũ của nhóm nhạc Noise và hiện đang làm việc trong hiệp hội quản lý nghệ sĩ Hàn Quốc tiết lộ: "Trước khi phát hành một ca khúc một, tham gia một show diễn mới, người nghệ sĩ luôn cảm thấy căng thẳng và lo lắng như đang đứng chênh vênh trên một mỏm đá".
Nhưng điều quan trọng nhất chính là, cái chết của những người nghệ sĩ đang có ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội, dẫn tới hiệu ứng tự vẫn hàng loạt bắt chước theo người nổi tiếng. Khi giới truyền thông đưa tin về cái chết đột ngột của bất kỳ nghệ sĩ nào, thì tỉ lệ tự vẫn tại Hàn Quốc lại tăng lên đáng kể sau đó.
Lee Eun Joo (trái) tự vẫn vào năm 2005 và nam diễn viên Park Young Ha cũng tự kết liễu cuộc đời vào năm ngoái.
Một số liệu chỉ ra rằng, số người tự vẫn đã tăng lên 1.700 trường hợp trong một tháng, sau khi nữ diễn viên Choi Ji Shil tự vẫn. Trước đó, tỉ lệ trung bình tại quốc gia này chỉ là 1.000 trường hợp trong một tháng. Tương tự như vạy, trường hợp tự vẫn của nữ diễn viên Lee Eun Joo trong năm 2005 cũng đẩy tỉ lệ tự vẫn trung bình của Hàn Quốc tăng gấp 2,5 lần.
Hiện, Hàn Quốc đang là quốc gia có tỉ lệ tự vẫn cao nhất trong khối những nước phát triển. Theo báo cáo chính thức, tại Hàn Quốc, cứ 100 nghìn người thì có 28,4 người tự vẫn trong năm 2009, gấp ba tỉ lệ tự vẫn trung bình của các quốc gia đã phát triển khác. Chỉ riêng trong năm 2009, có tới 14.579 người tại Hàn Quốc đã tự vẫn, tăng gần 19% so với năm trước đó. Chỉ trong vòng 10 năm trở lại đây, tỉ lệ tự vẫn trung bình tại quốc gia này đã tăng 50%, trong đó phần lớn là người dưới 30 tuổi.
Trước tình trạng báo động kể trên, chính phủ Hàn Quốc đang kêu gọi mọi người cùng tham gia hành động nhằm giảm tỉ lệ tự vẫn tại quốc gia này xuống chỉ còn 20% cho tới năm 2013. Trong đó, chính phủ nước này cho rằng, việc giáo dục bộ phận học sinh sinh viên là rất quan trọng.
Một giáo sư nghiên cứu lĩnh vực tâm lý học của Hàn Quốc cho rằng, để giải quyết tình trạng này, sự quan tâm và các kế hoạch hành động của chính phủ là chưa đủ. "Điều quan trọng hơn cả chính là sự giao lưu, liên lạc giữa con người với con người. Nếu các thành viên trong gia đình, những người bạn sống quan tâm và chịu khó trò chuyện với nhau, thì những áp lực trong cuộc sống sẽ được giải tỏa, và giúp cho tình trạng tự vẫn giảm đi", vị giáo sư nói.
Theo Dân Trí
Mẹ và bạn gái quá shock khi Dong Ha treo cổ tự vẫn Phía cảnh sát cũng mới đưa ra nguyên nhân sơ bộ của hành động tự tử là do bệnh trầm cảm. Hẳn là đến giờ, làng giải trí Hàn vẫn chưa hết ngỡ ngàng trước thông tin nam ca sỹ Chae Dong Ha treo cổ tự vẫn. Vào sáng ngày hôm qua (27/5), sau khi không liên lạc được với Dong Ha, người...