Những vùng sông hồ màu sắc kỳ quái nhất thế giới
Các vùng sông, hồ đổi màu này mang những mảng màu sắc nổi bật như màu cam và đỏ, xanh đậm… tạo thành khung cảnh huyền ảo.
Sông Betsiboka ở Madagascar. Màu đỏ diệu vợi của dòng sông gây kinh ngạc cho nhiều người, được cho là do chứa rất nhiều phù sa mà thành.
Vùng hồ nước nóng Grand Prismatic Spring ở công viên quốc gia Yellowstone, Wyoming, Mỹ. Đây là hồ nước nóng lớn nhất ở Mỹ và lớn thứ ba trên thế giới. Điểm đặc biệt nhất của nó là những mảng màu sắc nổi bật như màu cam và đỏ, xanh đậm tạo thành khung cảnh hồ huyền ảo.
Nguyên nhân là do vi khuẩn sắc tố phát triển trên các thảm vi sinh vật xung quanh hồ.
Các hồ nước Travertine, Pamukkale, Thổ Nhĩ Kỳ. Những hồ nước nóng ở đây có màu xanh tươi sáng, hình thành trên những lớp tuyết, xếp hình bậc thang, tạo thành cảnh tượng giống như ở thế giới thần tiên.
Các hồ nước nóng Travertine được hình thành từ sự lắng đọng của canxi. Nó có sức nóng lên tới khoảng 950 độ C.
Sông Hoàng Hà ở Lan Châu. Đây là một trong những dòng sông còn được lưu giữ trong tình trạng nguyên sơ nhất của Trung Quốc. Dòng sông có màu nước tím đỏ như trong hình là do phù sa.
Video đang HOT
Sông Uvac chảy qua Serbia, Bosnia và Herzegovina. Dòng sông có nước màu xanh lá cây và uốn lượn quanh co, tạo ra cảnh tượng vô cùng hùng vỹ.
Sông Odeleite (hay còn gọi là sông rồng xanh) ở Bồ Đào Nha. Dòng sông uốn lượn trông hệt như một con rồng xanh nên được người Bồ Đào Nha gọi với cái tên như vậy. Nước sông có màu xanh đậm.
Hồ bí ngô trong hẻm núi Grand Canyon. Hồ nước nóng này trông giống như một quả bí ngô khổng lồ, có không gian tuyệt đẹp. Theo các nhà nghiên cứu, hồ được hình thành từ một dạng đá vôi đặc biệt.
Hồ bí ngô tròn, rộng, thân hồ có màu cam cộng với những vệt màu xanh lá chạy dọc xuống. Nước trong hồ có màu xanh, chảy từ hẻm núi đổ vào miệng hồ, liên tục tràn ra ngoài.
Dòng sông có màu đỏ như máu ở Trung Quốc. Dòng sông chảy qua thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang của Trung Quốc hồi cuối tháng 7/2014 là hậu quả của việc xả nước thải bất hợp pháp xuống lòng sông.
Dòng sông đầy tro núi lửa ở Iceland. Những đợt phun khói bụi núi lửa mới ở Iceland là tác nhân hình thành những cảnh quan kỳ quái này.
Mây tro bụi vẫn lẩn vẩn trong không khí quanh mặt sông tạo nên hình thù kỳ lạ.
Hồ núi lửa Diego de la Haya nằm trong 5 miệng núi lửa của núi Irazú, Costa Rica. Hồ này thay đổi màu sắc tự nhiên từ màu xanh lá cây sáng sang màu ghi, hồng, hay đỏ, phụ thuộc vào loại khí gas được thoát ra từ hoạt động của núi lửa.
Ba hồ nước đổi màu trên núi Kelimutu, Vườn quốc gia Kelimutu, Flores, Indonesia. Màu sắc của nước trong hồ thay đổi liên tục theo thời gian và không tuân theo bất kỳ quy luật nào. Sự thay đổi màu sắc này được cho là do phản ứng hóa học của trữ lượng khoáng sản cùng sự ảnh hưởng của loài sinh vật.
Sông Cao Cristales ở Colombia. Nơi đây còn được gọi là sông ngũ sắc, cầu vồng nước… Từ tháng 9 đến tháng 11 mỗi năm, con sông mang sắc màu vàng, xanh, xanh lá cây, đen và đỏ, tạo thành khung cảnh tuyệt mỹ.
Màu sắc của sông Cao Cristales là do loài thực vật đặc hữu được gọi là macarenia clavigera gây ra.
Hồ Retba, Senegal. Hồ này có màu sắc rất lạ thường, độc đáo, tùy vào các thời điểm trong ngày, nước hồ có thể chuyển từ màu tím nhạt sang màu sữa dâu.
Màu sắc hồ Retba do loại vi khuẩn ưa mặn vô hại, với tên gọi Dunaliella Salina gây ra.
Sông Colorado, Marble Canyon với khung cảnh màu sắc xanh vàng đối lập, vô cùng ấn tượng.
Theo Zing
Quang cảnh ngoạn mục của đại lộ bao báp Madagascar
Đại lộ bao báp nằm dọc theo một con đường đầy bụi đất ở phía tây Madagascar là nơi có phong cảnh tuyệt đẹp, thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước viếng thăm mỗi năm.
Những cây bao báp ở đây có tuổi thọ lên đến 800 tuổi. Ban đầu những cây này nằm trong khu rừng nhiệt đới rậm rạp, nhưng trải qua nhiều năm khu rừng nhiệt đới này bị người dân đốn phá, triệt hạ để lấy đất làm nông nghiệp và hiện nay chỉ còn lại một ít bao báp, có chiều cao khoảng 30 m nằm dọc cả hai bên đường như hiện nay.
Mặc dù đại lộ bao báp ở Madagascar nổi tiếng thế giới, thu hút nhiều lượt khách viếng thăm, nhưng khu vực này lại không có trung tâm nghỉ lại cho du khách, không có cổng thu phí cho nên người dân địa phương chỉ kiếm được một ít thu nhập từ dịch vụ du lịch.
Khu vực đại lộ bao báp không phải là một công viên quốc gia, nó chỉ thuộc trung tâm bảo tồn tự nhiên của địa phương mãi cho đến tháng 7/2007, đại lộ bao báp mới được đưa vào danh sách bảo vệ của quốc gia do Bộ tài nguyên môi trường, nước và rừng ban hành. Đây là những bước đi đầu tiên trong việc biến đại lộ thành biểu tượng quốc gia đầu tiên tại Madagascar.
Với thân hình khổng lồ, nhiều nhánh xoắn dọc ngang, bao báp có thể thích nghi với điều kiện môi trường khắc nghiệt nhất. Mỗi cây bao báp có thể chứa đến 300 lít nước, cho phép cây sống tốt trong một thời gian dài không có mưa.
Do hình dạng bất thường mà bao báp được xem là loài cây có bộ rễ mọc ngược lên trời.
Thời gian tốt nhất để viếng thăm đại lộ bao báp là vào lúc hoàng hôn và bình minh khi màu sắc và hình bóng của thân cây thay đổi hoàn toàn tạo nên một sự tương phản đẹp mắt. Quang cảnh đại lộ bao báp là một không gian hoàn hảo cho những thước phim và bức ảnh ấn tượng ra đời. Giai đoạn bao báp trổ bông là giữa tháng hai và tháng ba.
Theo Zing
Mãn nhãn trước vẻ đẹp tuyệt hảo của thiên hà Milky Way Nhiếp ảnh thiên văn 58 tuổi - Dave Lan đã chụp được những bức hình ấn tượng và tuyệt đẹp về dải ngân hà hình đĩa tại công viên quốc gia của Mỹ. Nhiếp ảnh thiên văn, Dave Lan, 58 tuổi, người đã chụp những bức ảnh tuyệt đẹp về Milky Way - điều mà khó có thể nhìn thấy chính xác bằng...