Những vùng đất nguy hiểm không dành cho khách du lịch
Những vùng đất dưới đây chắc chắn là nơi bạn không bao giờ nên đến hoặc phải suy nghĩ thật cẩn thận, chuẩn bị kỹ lưỡng và chấp nhận mọi rủi ro trước khi xách ba lô lên đường.
Nằm sâu trong Siberia, Verkhoyansk là thành phố lạnh nhất thế giới, nổi tiếng với một mùa đông dài bất tận kéo dài từ tháng 9 đến tháng 3 hàng năm với mức nhiệt rơi vào khoảng -50 đến – 40 độ C. Trung bình mỗi ngày thành phố này chỉ có 5 giờ nắng. Ngày nay, đây là nơi sinh sống của 1500 người, có rất ít khách du lịch ghé thăm thành phố khắc nghiệt này.
Hồ nguy hiểm Kivu ở Cộng hòa Congo và Rwanda
Được biết đến là một trong những hồ lớn nhất ở châu Phi, hồ Kivu nằm giữa biên giới hai nước Congo và Rwanda. Sâu dưới lòng của hồ nước này là 65 km3 khí Metan và 256 km3 khí CO2, nếu trữ lượng này rò rỉ, có thể dẫn đến một vụ nổ khí methan, gây nên trận sóng thần trong hồ và giết hại 2 triệu cư dân sống gần đó. Tuy nhiên, suy nghĩ theo chiều tích cực, vụ nổ này chỉ có khả năng kích hoạt khi ngọn núi lửa dưới hồ bắt đầu hoạt động.
Thung lũng Minquin, Trung Quốc
Thung lũng Minquin là một ốc đảo đang dần bị thu hẹp và mặc kẹt ở giữa hai sa mạc. Khu vực này ngày càng trở nên khô hạn hơn với 130 ngày trong năm bị ảnh hưởng bởi gió bụi, bão cát và tiếp tục bị các sa mạc xung quanh lấn chiềm dần những diện tích vốn đã ít ỏi để trồng cây xanh.
Kể từ năm 1950, hơn 100 dặm vuông đã bị cát che phủ và trở thành những vùng đất hoang, với diện tích đất ngày càng ít và khả bị tổn thương tăng lên, chính phủ Trung Quốc đã chính thức coi là Minqin một khu vực thảm họa sinh thái và bắt đầu di dời hơn 2 triệu người dân sinh sống ở đây đi nơi khác.
Video đang HOT
Nếu Verkhoyansk là thành phố lạnh nhất trên thế giới, thì Dallol có nhiệt độ trái ngược hoàn toàn. Đây là nơi nóng nhất trên trái đất có người sinh sống với nhiệt độ vào mùa hè có thể lên tới 65 độ C và nhiệt độ trung bình năm luôn ở mức 34 độ C.
Tuy nhiên đây chưa phải là điều khắc nghiệt duy nhất, khu vực này nổi tiếng với những đụn muối, những ngọn núi lửa còn hoạt động và các trận động đất xảy ra thường xuyên. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên với tất cả điều kiện tự nhiên kể trên, nơi đây đã nhanh chóng trở thành một thị trấn ma.
Somalia
Kể từ cuộc nội chiến bắt đầu vào năm 1990, Somalia đã bị chia thành 20 nhóm và liên tiếp gây chiến với nhau. Dịch bệnh, nạn đói và sự quản lý không hiệu quả của nhà nước đã góp phần vào sự gia tăng của tình trạng khủng bố, tội phạm và bạo lực.
Nạn đói là một vấn đề ám ảnh quanh năm trên toàn đất nước Somalia, từ năm 2010 đến năm 2012 đã cướp đi sinh mạng của hơn 260.000 người. Theo bảng xếp hạng hàng năm của chính sách đối ngoại và Quỹ Toàn cầu vì hòa bình, Somalia là quốc gia thất bại nhất trên thế giới. Chính vì vậy, khách du lịch là điều không hề tồn tại ở đất nước này.
Sana’a, Yemen
Nếu như không có chiến tranh và bạo lực, có lẽ Yemen sẽ là một điểm đến du lịch thú vị với nền văn hóa và kiến trúc Ả rập hết sức đặc biệt. Tuy nhiên nơi đây đã trở thành một vùng đất bị quên lãng theo thời gian, vào năm 2013, một loạt các vụ đánh bom và xả súng đã giết chết hơn 50 người và làm bị thương nhiều hơn. Ngoài ra, các cô gái Yemen tiếp tục phải chịu hủ tục tảo hôn đầy bất công. Theo Tổ chức giám sát nhân quyền hơn một nửa trong số các cô gái trẻ Yemen đã kết hôn trước 18 tuổi, và trong số họ 14% đã kết hôn trước 15 tuổi.
Gonaves, Haiti
Thành phố này được coi là thiên đường của những cơn bão. Trung bình, trong một năm thành phố lớn nhất Haiti phải hứng chịu 4 trận bão nhiệt đới liên tiếp tàn phá. Khi cơn bão cuối cùng đi qua, thành phố Gonaves gần như bị nhấn chìm trong biển. Phần lớn thành phố ngập trong bùn và nước bẩn, số người chết có thể lên tới 500 người. Trận bão có mức độ tàn phá kỷ lục nhất diễn ra vào năm 2004 khiến 104.000 người dân chịu ảnh hưởng nặng nề, ít nhất 3.000 người chết và thành phố gần như hoàn toàn bị san bằng.
Theo ngôi sao
Nga: Sẽ đáp trả nếu lợi ích tại Ukraine bị tấn công
Ngoại trưởng Nga Lavrov hôm nay 23/4 cho biết Nga sẽ đáp trả theo luật quốc tế nếu lợi ích của Nga ở Ukraine bị tấn công, giống như trường hợp ở Nam Ossetia năm 2008. Ông cũng cáo buộc Mỹ đang "điều khiển màn kịch" ở Kiev.
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden (trước) và quyền Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk rời một cuộc họp báo chung ở Kiev vào ngày 22/4.
Trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình tiếng Anh Russia Today (Nước Nga ngày nay), Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng Ukraine đã quyết định tái triển khai các hoạt động quân sự nhằm vào những người biểu tình đòi ly khai ở miền đông Ukraine trong thời gian Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden tới thăm Kiev.
"Điều này có nghĩa là chúng ta không có lý do để không tin rằng người Mỹ đang điều khiển màn kịch theo cách trực tiếp nhất", ông Lavrov cho biết trong cuộc phỏng vấn dự kiến sẽ được phát sóng vào cuối ngày hôm nay. Một phần của cuộc phỏng vấn đã được các hãng tin Nga đăng tải.
Ngoại trưởng Nga cũng tái khẳng định quan điểm của Mátxcơva cho rằng chính phủ Ukraine đã không thực hiện bất kỳ trách nhiệm nào theo thỏa thuận đạt được ở Geneva vào tuần trước. Thỏa thuận đạt được tại Geneva là nhằm tháo ngòi căng thẳng trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Nếu bị tấn công Nga sẽ đáp trả
Trang web của Russia Today cũng dẫn lời ông Lavrov cho biết nếu bị tấn công, Nga sẽ phản ứng theo đúng luật pháp quốc tế.
"Nếu chúng tôi bị tấn công, chắc chắn chúng tôi sẽ trả đũa. Nếu các lợi ích hợp pháp của chúng tôi, các lợi ích của người Nga bị tấn công trực tiếp, giống như tại Nam Ossetia, tôi không nhìn thấy bất kỳ cách nào khác là phải đáp trả phù hợp theo luật pháp quốc tế", nhà ngoại giao hàng đầu của Nga nói.
"Nếu các công dân Nga bị tấn công, đó như một cuộc tấn công nhằm vào Liên bang Nga", ông Lavrov nhấn mạnh.
Nói về việc tăng cường quân đội tại biên giới Nga-Ukraine, ông Lavrov cho biết các binh Nga vẫn ở trong lãnh thổ Nga và chưa hề vượt qua biên giới Ukraine.
5 tỷ đầu tư của Mỹ vào Ukraine không được đền đáp
Trong khi đó đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vitaly Churkin, trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Nga Rossiya 24, cũng cáo buộc Mỹ chịu trách nhiệm cho những gì diễn ra ở Ukraine khi đã đầu tư 5 tỷ USD nhằm thay đổi chế độ ở đất nước này.
"Có vẻ như chính người Mỹ đã cố gắng thúc đẩy viễn cảnh cấp tiến nhất. Họ không muốn bất kỳ thỏa hiệp nào giữa Tổng thống bị lật đổ Yanukovich và phe đối lập. Và tôi nghĩ rằng, họ đã đi đến kết luận, đã đến lúc tuồn 5 tỷ USD này và giải quyết vấn đề theo hướng thay đổi ngay chế độ. Và điều đó đã xảy ra", ông cho hay.
Theo ông, đây là lý do vì sao Mỹ, chứ không phải Liên minh châu Âu, đóng vai trò trung tâm trong cuộc lật đổ ông Yanukovich và thành lập chính quyền bất hợp pháp ở Kiev.
Hôm thứ hai vừa qua, Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách về các vấn đề châu Âu và Âu Á của Mỹ, bà Victoria Nuland, tiết lộ với kênh CNN rằng Washington đã đầu tư khoảng 5 tỷ USD để hỗ trợ nền dân chủ ở Ukraine kể từ khi Liên Xô tan rã.
Tuy nhiên, ông Churkin nghi ngờ tuyên bố của bà Nuland, cho rằng "bất kỳ ai có đầu óc lành mạnh ít nhất cũng thấy rằng những khoản đầu tư đó không được đền đáp".
"Nếu 5 tỷ đó được chi cho hỗ trợ dân chủ, mà không phải là lật đổ chính phủ và thay đổi chế độ, thì không có nền dân chủ nào được thúc đẩy ở đó (Ukraine)", ông giải thích.
Mỹ lại dọa trừng phạt thêm Nga
Trong khi đó, trong cuộc điện đàm vào ngày hôm qua 22/4 giữa Ngoại trưởng Nga Lavrov và Ngoại trưởng Mỹ Kerry, ông Kerry đã kêu gọi Nga "hạ nhiệt ngôn từ làm leo thang căng thẳng, tham gia vào miền đông Ukraine theo phương thức ngoại giao...và đưa ra tuyên bố kêu gọi những người đang chiếm giữ các tòa nhà (ở miền đông Ukraine) giải giáp vũ khí". Thông tin được một quan chức cấp cao trong Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.
Theo quan chức này, ông Kerry đã tái đe dọa trừng phạt thêm Nga nếu "không có tiến bộ đáng kể nào trong việc áp dụng thỏa thuận Geneva".
Cảnh báo được đưa ra sau khi Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc gặp gỡ với giới lãnh đạo mới ở Kiev và kêu gọi Nga "ngừng nói và bắt đầu hành động" để tháo ngòi căng thẳng cuộc khủng hoảng Ukraine.
Mỹ dự kiến cung cấp thêm 50 triệu USD cho chính quyền mới ở Kiev để cải cách chính trị, kinh tế, trong đó có 11 triệu USD để giúp tiến hành cuộc bầu cử tổng thống dự kiến diễn ra vào ngày 25/5 tới.
Trong một động thái khác, Washington dự kiến phái 600 binh sỹ tham gia cuộc tập trận của NATO ở 3 quốc gia vùng Baltic và Ba Lan. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết quyết định là nhằm thể hiện cam kết mạnh mẽ của Mỹ đối với NATO trong bối cảnh khủng hoảng Ukraine ngày một leo thang.
Vũ Quý-An Bình
Theo Dantri
Bộ trưởng Malaysia bị chỉ trích vì gọi MH370 là "phúc trong họa" Quyền Bộ trưởng giao thông Malaysia Hishammuddin Hussein đã bị chỉ trích vì đồng tình với một phóng viên rằng vụ mất tích bí ẩn của chuyến bay MH370 là "phúc trong họa". Bộ trưởng giao thông Hishammuddin Hussein. Một nhà báo tại Kuala Lumpur, Ismail Amsyar, hôm 2/4 đã viết trên mạng xã hội Twitter rằng: "MH370 là một điều phúc trong...