Những vụ vỡ đập nghiêm trọng nhất thế giới
Những thảm họa liên quan tới vỡ đập đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người, trong đó châu Á là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Người dân Lào đứng trên mái nhờ chờ cứu hộ sau sự cố vỡ đập Xe-Pian Xe-Namnoy (Ảnh: Reuters)
Vào tối 23/7, công trình đập thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy đang được thi công tại tỉnh Attapeu, đông nam Lào đã bị vỡ, trút 5 tỷ mét khối nước xuống khu vực hạ lưu. Theo BBC, vụ việc khiến ít nhất 20 người thiệt mạng và gần 7.000 người bị mất nhà cửa. Nguyên nhân vỡ đập được cho là do mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày.
Vụ vỡ đập Xe-Pian Xe-Namnoy là sự cố mới nhất trong danh sách những thảm họa liên quan tới đập hoặc đê điều trên thế giới. Những sự cố này xảy ra tại khắp châu lục và đã khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng.
AFP đã thống kê những vụ vỡ đập khủng khiếp nhất thế giới trong vòng 60 năm qua.
Châu Á
Trung Quốc: Khoảng 20.000 người đã thiệt mạng vào tháng 8/1975 sau khi xảy ra sự cố vỡ đập giữ các hồ chứa Banqiao và Shimantan ở tỉnh Hà Nam. Tuy nhiên mãi tới năm 1999, thông tin này mới được tiết lộ trên Nhân dân Nhật báo phiên bản tiếng Anh.
Tới tháng 8/1998, tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, hàng trăm người, trong đó có 150 binh sĩ, đã thiệt mạng sau khi đê gần sông Yangtze bị vỡ.
Ấn Độ: Khoảng 1.300 người đã thiệt mạng vào tháng 8/1979 khi xảy ra sự cố vỡ đập gần thị trấn Morvi ở bang Gujarat phía tây Ấn Độ sau những trận mưa lớn. Theo con số thống kê không chính thức, số người chết trên thực tế có thể lên tới gần 25.000 người.
Sri Lanka: Vào tháng 4/1986, một đập tưới tiêu bị vỡ ở Kantalai đông bắc Sri Lanka, khiến gần 120 người chết và mất tích theo thông báo chính thức. Tuy nhiên, Hội chữ Thập đỏ ước tính số người chết và mất tích có thể lên tới 2.500 người.
Kyrgyzstan: Vào tháng 7/1998, mưa lớn và tuyết tan đã khiến đập xây trên núi bị vỡ, gây ra tình trạng lũ lụt ở các sông Shakhimardan và Aksu cùng các khu vực lân cận. Theo con số thống kê chính thức, hơn 90 người đã thiệt mạng tại Uzbekistan và ít nhất 12 người chết ở Kyrgyzstan sau sự cố này. Trong khi đó, số liệu do Hội chữ Thập đỏ đưa ra là 500-600 người mất tích.
Nepal: Vụ vỡ đập trên sông Bkakera gần biên giới Ấn Độ khiến 500 người mất tích vào tháng 7/1978.
Các khu vực khác trên thế giới
Trực thăng thả các bao cát xuống ngăn nước lũ tại New Orleans. Mỹ năm 2005 (Ảnh: AFP)
Italy: Vào tháng 10/1963 một vụ sạt lở đất đã xảy tra trên sườn núi và trút hơn 250 triệu mét khối đất đá xuống hồ chứa tại đập Vajont với tốc độ khủng khiếp. Sự cố trên khiến nước trong lòng hồ dâng nhanh và tạo thành đợt sóng cao 250 m, tràn ra khỏi mép đập và nhấn chìm một số ngôi làng lân cận. 2.118 người đã thiệt mạng sau sự cố này.
Mỹ: Vào tháng 8/2005, trong cơn bão Katrina lịch sử, những hệ thống đê bảo vệ thành phố New Orleans của Mỹ đã bị vỡ do không thể chịu nổi sức nặng của nước. 80% thành phố này sau đó đã bị ngập lụt và khiến ít nhất 1.100 người thiệt mạng.
Một trong những thảm họa vỡ đập khủng khiếp nhất trong lịch sử hiện đại của Mỹ xảy ra ở Johnstown, Pennsylvania vào tháng 7/1977 với số nạn nhân thiệt mạng là 86 người. Mưa lớn và lũ lụt đã khiến 6 đập bị vỡ. Đây là sự cố vỡ đập thứ hai xảy ra tại Johnstown sau khi hơn 2.000 người thiệt mạng trong trận lũ vào năm 1889.
Brazil: Hàng nghìn người đã chết vào tháng 3/1960 khi bang Ceara ở đông bắc Brazil hứng chịu vụ vỡ đập Oros.
Pháp: 423 người đã thiệt mạng vào tháng 12/1959 khi đập Malpasset ở thượng lưu thị trấn ven biển Frejus bị vỡ. 50 triệu mét khối nước đã tràn xuống và nhấn chìm thung lũng Reyran.
Thành Đạt
Theo Dantri
Hình ảnh dân Lào khốn khổ vì vỡ đập thủy điện
Báo chí Lào, hôm nay (25/7), tiếp tục đăng tải những hình ảnh đau lòng về cuộc sống của những người bị ảnh hưởng bởi vụ vỡ đập thủy điện ở tỉnh Attapeu hôm qua.
Những ngôi nhà chìm nghỉm trong nước, phụ nữ và trẻ nhỏ mắc kẹt trên mái, trong khi một số người khác cố gắng chèo thuyền tới nơi an toàn.
Một quan chức Lào không tiện nêu tên nói với báo chí rằng hàng chục người có thể đã chết, và hàng trăm người vẫn mất tích.
"Chúng tôi vẫn đang tiếp tục các nỗ lực cứu hộ trong hôm nay, nhưng không hề đơn giản vì điều kiện quá khó khăn. Hàng chục người đã chết. Con số thương vong còn tăng cao", nguồn tin này nhận định với hãng tin Reuters qua điện thoại.
Theo Reuters, Lào có một dự án xây dựng đập đầy tham vọng, với hy vọng trở thành "cục pin châu Á". Chính phủ nước này phụ thuộc hoàn toàn vào các nhà phát triển từ bên ngoài để xây dựng hệ thống các đập nhằm xuất khẩu điện cho các nước láng giềng phát triển hơn, trong đó có Thái Lan.
Attapeu là một tỉnh nông nghiệp chủ yếu, nằm giáp biên giới với Việt Nam và Campuchia.
Con đập bị vỡ thuộc dự án thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy hợp tác bởi các hãng của Lào, Thái Lan và Hàn Quốc.
Thanh Hảo
Theo VNN
Người Việt nơi vỡ đập thuỷ điện Lào sống ra sao? Chiều 24/7, PV Báo Giao thông đã liên lạc được với người Việt vùng rốn lũ vụ vỡ đập thuỷ điện ở Lào. Người dân được di dời đến một nơi cao ráo. Trao đổi với Báo Giao thông, chị Đỗ Thị Dung (32 tuổi, quê ở Kim Sơn, Ninh Bình; hiện đang làm ăn tại trú tại bản Mit Săm Phăn, huyện...