Những vụ ướp xác đông lạnh hy hữu trên thế giới
Khoa học tiên tiến đã mở ra cánh cửa cho những người qua đời hoặc mắc bệnh hiểm nghèo trở lại cuộc sống bằng cách ngủ đông với phương pháp ướp xác đông lạnh.
Người đầu tiên được ướp lạnh thành công
Từng có nhiều ca ướp đông cơ thể người nhưng phải đến ca ướp đông của giáo sư tâm lý học 73 tuổi James Bedford mới được coi là thành công.
Giáo sư James Bedford là người đầu tiên trên thế giới được ướp xác đông lạnh thành công.
Cơ thể ông được CSC (Cryonics Society of California) được ướp lạnh vào tháng 1.1967 bằng chất nitrogen lỏng tại nhà riêng ở nam California cho đến năm 1982, Sau đó, xác ướp này được rời đến Quỹ kéo dài sự sống Alcor và được bảo quản đến hiện tại.
Cô bé nhỏ tuổi nhất được ướp lạnh
Thang 1.2015, cô bé 2 tuổi Matheryn Naivaratpong ở Thái Lan đã qua đời vì căn bệnh có tên Ependymoblastoma, một dạng hiếm của ung thư não não. Cha mẹ bé đã quyết định rút ổ điện máy thở để Matheryn ra đi thanh thản.
Matheryn Naivaratpong là người nhỏ tuổi nhất được ướp xác đông lạnh.
Matheryn sau đó đã được ướp lạnh với hy vọng một ngày cô bé sẽ hồi sinh nhờ sự tiến bộ của khoa học. Hiện tại, xác ướp của Matheryn được đặt tại trung tâm ướp lạnh Alcor ở Arizona, Mỹ. Não và cơ thể bé được đông lạnh riêng biệt ở nhiệt độ âm 196 độ. Matheryn trở thành người trẻ tuổi nhất được ướp lạnh trên thế giới.
Video đang HOT
Chi phí để đông lạnh không hề rẻ: 770 USD/năm cộng thêm thủ tục bảo dưỡng là 80.000 USD. Và chi phí ướp lạnh toàn thân vào khoảng 200.000 USD.
Người phụ nữ mắc bệnh hiểm nghèo gây quỹ để đông lạnh chính mình
Cô nữ sinh khoa thần kinh học Kim Suozzi, 23 tuổi sau khi được chuẩn đoán mắc bệnh ung thư não giai đoạn cuối đã thông qua mạng internet gây quỹ với mong muốn được ướp lạnh bản thân, chờ ngày khoa học tìm ra cách trị liệu.
Kim Suozzi đã hoàn thành ý nguyện được ướp lạnh sau khi qua đời.
Mục đích của cô đã thành công và được một hội từ thiện phi lợi nhuận là Society for Venturism giúp đỡ. Hiện tại Kim Suozzi đã được ướp đông đúng như ý nguyện.
Góa phụ ướp đông để được đoàn tụ với chồng
Vợ chồng cô Marta và Helmer Sandberg ở Bridgetown từng sống hạnh phúc bên nhau cho đến khi Helmer qua đời năm 1994 vì ung thư não. Sau đó Helmer đã được vợ ướp đông dù trái với ý nguyện khi còn sống của ông là mai táng bình thường.
Cô Marta quyết định được ướp xác đông lạnh sau khi qua đời để đoàn tụ với chồng.
Với chi phí 200.000 USD, cựu hải quân Hoa Kỳ đã được ướp đông tại Viện Cryonics ở Detroi đợi ngày khoa học có thể đưa những người đông lạnh trở lại cuộc sống. Không lâu sau, cô Sandberg cũng quyết định được ướp đông khi qua đời để đoàn tụ cùng chồng. Sandberg hy vọng cô và chồng có thể được hồi sinh cùng nhau.
Ba nhà khoa học ĐH Oxford trả tiền để được ướp đông
Nick Bostrom, giáo sư triết học tại Viện Tương lai của nhân loại (FHI) cùng đồng sự Anders Sandberg đã đồng ý bỏ tiền cho một công ty Mỹ ướp đông phần đầu của mình sau khi qua đời. Trong khi một đồng nghiệp khác của họ là Stuart Armstrong lại muốn ướp đông toàn bộ cơ thể.
Mỗi tháng, 3 thành viên đều góp 45 bảng Anh (1,5 triệu đồng) để gây quỹ cho việc ướp đông của họ sau khi chết.
Ba nhà khoa học của ĐH Oxford.
Khi họ qua đời, một thiết bị máy sẽ giữ cho máu lưu thông trong khi cơ thể sẽ được làm lạnh. Các dòng máu sẽ được truyền với chất bảo quản và chống đóng băng để bảo vệ các mô.
Nếu chỉ ướp đông nguyên phần đầu, cơ thể sẽ được tách riêng trước khi khí nitrogen được dùng để giảm nhiệt độ xuống âm 124 độ cho đến khi cơ thể được làm lạnh xuống âm 196 độvà được đặt vào trong bình chứa nitơ lỏng để lưu trữ tại cơ sở bảo quản đông lạnh.
Ướp đông cầu thủ bóng chày huyền thoại
Tay bóng huyền thoại Ted Williams (phải) đã được ướp đông lạnh sau khi qua đời ở tuổi 83.
Sau khi cầu thủ bóng chày huyền thoại Ted Williams từ đội Boston Sox qua đời ở tuổi 83 hồi tháng 7.2002, cơ thể ông được ướp đông tại Arizona với hy vọng tương lai ông có thể trở lại với cuộc sống. Tuy nhiên, gia đình Ted cho biết, ý nguyện của ông là được hỏa thiêu và tro sẽ được rải tại Florida Keys.
Theo_Dân việt
Hơn 90 năm bảo quản di hài Lenin
Các nhà khoa học Nga tiết lộ những phương pháp ướp xác kỳ công giúp bảo quản ngày càng tốt thi hài của nhà lãnh đạo Xô Viết Vladimir Lenin.
Di hài Lenin - Ảnh: Reuters
Lăng Lenin tại quảng trường Đỏ
Lenin có thể đã mất hơn 90 năm, nhưng di hài của ông được đánh giá là trông còn hoàn hảo hơn so với thời điểm qua đời vào năm 1924. Đó chính là tuyên bố của những người ướp xác ông, sau quá trình thử nghiệm các biện pháp nhằm duy trì bề ngoài và cảm giác đối với thi hài của nhà lãnh đạo cách mạng. Thậm chí, họ còn cho rằng những kỹ thuật được áp dụng đã được hoàn thiện sau gần 100 năm phát triển và điều chỉnh, tạo nên một nhánh khoa học mang lại lợi ích thiết thực trong các ứng dụng về mặt y khoa.
Lâu nay, công việc đầy khó khăn nhằm gìn giữ thi hài Lenin thuộc trách nhiệm của nhóm "chuyên gia lăng", với thành viên lên đến 200 nhà khoa học vào thời đông đảo nhất. Theo bài viết trên trang Scientific America, người Nga thiên về mục tiêu bảo quản hình dạng, cân nặng, màu sắc và độ đàn hồi của cơ thể Lenin, và không quá chú trọng đến việc duy trì mô sinh học. "Họ thỉnh thoảng buộc phải thay thế một số vùng da và thịt bằng chất liệu nhân tạo và những vật liệu khác", theo Alexei Yurchak, Giáo sư ngành nhân loại xã hội học của Đại học California tại Berkeley. "Điều này khiến quá trình bảo quản xác khác xa với những phương pháp trong quá khứ, như ướp xác", theo Giáo sư Yurchak. Giáo sư Yurchak đã công bố báo cáo mới về đề tài này trên chuyên san Representations, cùng với quyển sách có tựa đề Mọi thứ sẽ vĩnh hằng, cho đến khi không còn gì cả: Thế hệ Xô Viết cuối cùng.
Thi hài của nhà lãnh đạo cách mạng vẫn tiếp tục được gìn giữ trong lăng Lenin ở quảng trường Đỏ tại Moscow trong suốt hơn 20 năm qua sau khi Liên Xô tan rã. Tuy nhiên, năm nay hoạt động viếng được ngưng lại để các nhà khoa học chăm sóc thi hài Lenin trước lễ viếng kỷ niệm 145 năm ngày sinh của nhà lãnh đạo (đã diễn ra vào ngày 22.4). Trong cuốn sách của mình, Giáo sư Yurchak đã mô tả cách thức một chất tẩy nhẹ được dùng để xử lý những vết ố từ nấm đôi khi xuất hiện trên mặt Lenin. Da của nhà lãnh đạo được nghiên cứu hằng tuần bằng các công cụ chính xác, cho phép đo độ ẩm, màu sắc và cấu trúc da để phát hiện ngay lập tức các dấu hiệu bị mất nước.
Mỗi hai năm một lần, di hài sẽ được ngâm vào bồn chứa dung dịch glycerol và potassium acetate trong 30 ngày, một kỹ thuật mà các chuyên gia Nga đảm bảo rằng có thể giúp bảo quản xác trong vài thế kỷ. Trong khi huyết, dịch cơ thể và các cơ quan nội tạng được loại bỏ, râu tóc vẫn được giữ nguyên. Một vật liệu làm từ paraffin, glycerin và carotene được sử dụng để bồi đắp những phần da hỏng. Một số kỹ thuật ướp xác của nhóm chuyên gia lăng Lenin có thể ứng dụng một cách thiết thực trong lĩnh vực y khoa, theo Scientific American. Ví dụ, một phương pháp đã truyền cảm hứng cho kỹ thuật đã được áp dụng nhằm duy trì tuần hoàn máu thông qua thận được hiến trong quá trình cấy ghép.
Di hài của vị lãnh tụ Bolshevik hiện vẫn tiếp tục được đặt trong lăng tại Moscow. Vào năm 2012, Nga đối mặt với quyết định lịch sử về việc chôn thi hài Lenin. Tuy nhiên, Tổng thống Nga Vladimir Putin liên tục trì hoãn việc ra quyết định, lấy lý do là Lenin vẫn là một biểu tượng sáng chói trong lòng những người cao niên của nước này.
Hạo Nhiên
Theo Thanhnien
Hé lộ phương pháp bảo quản di hài lãnh tụ Lenin Hàng ngàn năm qua con người đã sử dụng nhiều phương pháp ướp xác để bảo quản thi thể người đã khuất; nhưng không phương pháp nào sánh bằng cách các nhà khoa học Nga bảo quản di hài lãnh tụ Liên Xô Vladimir Ilyich Lenin (1870-1924), theo đánh giá của chuyên san khoa học Scientific American (Mỹ). Di hài lãnh tụ Liên...