Những vụ tử hình bằng tiêm thuốc độc bi hài nhất thế giới
Tử hình bằng tiêm thuốc độc đã được rất nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng vì chi phí thấp và ít gây đau đớn cho các tù nhân. Tuy nhiên, hình thức tử hình này cũng để lại không ít câu chuyện bi hài.
“Thoát” chết vì quá béo
Năm 1983, các nhà chức trách thuộc bang Ohio đã tuyên án tử hình Ronald Post vì đã cướp và bắn chết một quản lý khách sạn. Theo đó, Ronald Post sẽ bị tử hình bằng cách tiêm thuốc độc. Tuy nhiên, việc thi hành án đối với người đàn ông nặng 210 kg này phải trì hoãn đến năm 2013, vì quá béo.
Kim tiêm và thuốc độc được chuẩn bị để thực thi án tử hình
Ronald Post trốn được án tử hình vì quá béo
Các bác sĩ và y tá trong nhà tù cho biết, vào năm 1983, họ đã thử tiêm thuốc độc 3 lần nhưng đều không được vì không thể tìm thấy ven của ông dưới lớp mỡ dày. Luật sư của Post cho rằng, vì có cân nặng hơn 210kg, thân chủ của mình sẽ phải chịu cái chết rất đau đớn khi bị thi hành án. Ngoài ra, Post quá béo đến mức chiếc cáng giành cho người tử hình cũng không thể giữ được hắn ta.
Tương tự như trường hợp của Ronald Post, Romell Broom cũng được ghi danh vào lịch sử của nước Mĩ vì 2 lần bị tử hình bằng tiêm thuốc độc nhưng đều phải hoãn vì không thể nào tìm được ven.
Video đang HOT
Romell Broom và những lần lấy ven không thành
Theo bản án, Romell Broom bị kết án tử hình vào năm 1984 vì tội bắt cóc, hãm hiếp và giết chết cô bé 14 tuổi Tryna Middleton. Việc thi hành án Romell Broom đã được dự kiến vào tháng 11 năm 2009. Tuy nhiên, sau 18 lần bác sĩ cố gắng lấy ven nhưng không thành, quá trình thi hành án đối với ông đã phải lùi lại 10 ngày sau đó. Nhưng đến tận tháng 11 năm 2011, Romell Broom vẫn còn sống và đang chờ đợi kết quả kháng cáo. Đây là sự việc rất ít khi xảy ra trong lịch sử Hoa Kì, và Romell Broom đã viết nên câu chuyện về cuộc đời mình có tên gọi: “Sống sót trước vành móng ngựa”.
Còn trường hợp của Mitchell Rupe đã 3 lần bị kết án tử hình, nhưng sau đó được chuyển thành án tù chung thân cũng vì quá béo.
Năm 1981, Mitchell Rupe bị kết tội bắn chết 2 giao dịch viên ngân hàng và phải lĩnh án tử hình bằng thuốc độc nhưng được hoãn đến tận năm 1994 vì không thể tìm được ven.
Mitchell Rupe đã chuyển án tử hình thành án tù chung thân
Trong lần kết án thứ 2 vào năm 1994, án tử hình của Mitchell Rupe lại bị lật ngược vì tòa án liên bang cho rằng với cân nặng của ông, nếu bị treo cổ, rất có thể thân sẽ đứt lìa khỏi đầu. Khi đó, đây sẽ trở thành một hình phạt độc ác và bất thường.Rupe đã được tái kết án lần thứ 3 vào năm 2000. Không thể làm gì được với Mitchell Rupe, tòa án liên bang đã quyết định chuyển án tử hình thành án tù chung thân vì ông ta nặng đến 180kg.
Không may mắn như 3 tử tù nói trên, dù Richard Cooey cũng đã một lần phải hoãn thi hành án vì quá béo.
Richard Cooey
Năm 1986, Richard Cooey đã bị kết án tử hình bằng thuốc độc vì tội giết chết 2 người phụ nữ ở thành phố Akron, bang Ohio, Hoa Kì. Tuy nhiên, do ông ta quá béo nên việc thi hành án đã bị hoãn lại.
Luật sư của Cooey cho rằng, do ít có cơ hội tập luyện thể dục và thực phẩm của nhà tù đã làm cho Cooey bị thừa cân, do đó nhóm thi hành án sẽ gặp khó khăn trong việc tìm tĩnh mạch để tiêm thuốc độc.
Tuy nhiên đến tháng 10 năm 2008, tòa án liên bang đã quyết định thi hành án tử đối với tên sát nhân Richard Cooey. Lúc này Cooey vẫn nặng 121kg.
Vẫn sống sau 35 phút tiêm thuốc độc
Một trường hợp hy hữu đã xảy ra khi Angel Nieves Diaz, tù nhân của bang Florida, vẫn chưa chết sau 35 phút bị tiêm thuốc độc.
Angel Nieves Diaz trước lúc thi hành án
Khi còn là thanh niên, Angel Nieves Diaz đã từng tham gia vào thế giới tội phạm và ma túy cùng với biệt danh Papo la Muerte (Daddy Death). Đến năm 1979, ông bị kết tội vì tham gia cướp Swing Lounge Velvet, một câu lạc bộ thoát y ở Florida, và bắn chết người quản lí ở đây.
Tháng 12 năm 2006, Hoa Kỳ thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc cho phạm nhân Angel Nieves Diaz. Tuy nhiên, sau 35 phút tiêm thuốc độc, phạm nhân vẫn chưa chết và vì vậy phải tiêm thuốc độc lần thứ hai. Vụ án này đã từng tốn không ít giấy mực của báo giới.
TheoNgười đưa tin
VN sẽ sản xuất thuốc độc cho án tử hình
Tại hội nghị của UBTVQH triển khai các nghị quyết QH về phòng chống tội phạm sáng nay (23/1), Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang cho hay, Việt Nam sẽ tự sản xuất thuốc độc để phục vụ chủ trương tiêm thuốc độc với các án tử hình.
Bộ trưởng Công an cho hay hiện cơ quan chức năng đã trình Chính phủ dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung nghị định Chính phủ quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc, theo hướng sử dụng thuốc độc sản xuất trong nước.
Dự thảo hiện đang được Bộ Tư pháp thẩm định. Hiện nay số bị án tử hình chưa thi hành còn 532 đối tượng nhưng phải chờ nghị định thì mới có thuốc phục vụ việc thi hành án.
Cũng theo lãnh đạo Bộ Công an, mọi việc chuẩn bị để áp dụng hình thức tiêm thuốc độc cho tử tù đã hoàn tất với việc xây dựng, lắp đặt thiết bị phục vụ thi hành án tử hình tại 5 cơ sở ở trại tạm giam thuộc Công an. Đó là các cơ sở ở Hà Nội, TP.HCM, Sơn La, Nghệ An, Đắk Lắk. Việc đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc cũng đã hoàn tất. Chỉ chờ thuốc được sản xuất là áp dụng ngay.
Câu chuyện hơn 500 tử tù đang chờ thuốc đã từng làm nóng diễn đàn Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 vừa qua, trong các phiên thảo luận về công tác phòng chống tội phạm.
Khi đó, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường cũng thừa nhận, mọi công việc chuẩn bị để áp dụng tiêm thuốc độc cơ bản đã xong, từ xây cơ sở cho đến trang thiết bị, đào tạo, chỉ thiếu mỗi thuốc.
Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang
Theo ông Cường, nguyên do là trong nghị định của Chính phủ lại ghi rõ tên thuốc, mà đều là loại thuốc trong nước chưa sản xuất được, phải nhập. Tuy nhiên, khi phía đối tác biết được ý định nhập thuốc về để xử án tử hình thì họ dừng việc nhập thuốc lại và khuyến nghị nếu phía Việt Nam vẫn dùng thì có thể ảnh hưởng đến việc nhập các nguồn thuốc khác.
Trước việc quy định trong luật bị chậm trễ chỉ vì chưa có thuốc, các đại biểu QH một mặt muốn truy trách nhiệm cơ quan chức năng vì trình phương án mới mà chưa dự phòng nguồn thuốc, mặt khác, nhiều ý kiến đề xuất Chính phủ nên tự nghiên cứu sản xuất thuốc thay vì phụ thuộc nguồn nhập khẩu, thậm chí có thể quay trở lại hình thức xử bắn như cũ trong khi chờ sản xuất thuốc độc. Bởi với số án tồn như hiện nay, tử tù thì căng thẳng muốn xin được chết, quản giáo cũng bị nhiều áp lực.
Theo 24h
Bí ẩn bên trong "trường bắn xi lanh" Kỳ cuối: Nỗi ám ảnh của những người "siết cò" Chưa từng có ai gọi đội ngũ những người thi hành án tử hình là một thứ "nghề" cả. Việc siết cò kết thúc cuộc đời tử tội đã gây nhiều tò mò, nhiều cảm xúc... Tử hình bằng tiêm thuốc độc Ở ẩn sau lần "kết liễu một tử tù" ...Pháp trường lạnh lẽo, thê lương, dễ gợi cảm giác ma quái...