Những vụ trọng án trong gia đình: Tại sao máu mủ ruột rà biến thành thù hận?
Những vụ trọng án giết người mà nạn nhân và thủ phạm lại có quan hệ huyết thống: cha mẹ – con cái, anh chị em hoặc quan hệ vợ chồng. Câu hỏi đặt ra: Tại sao máu mủ ruột rà biến thành thù hận, đang tâm gây thảm án như vậy?
Nỗi ám ảnh đến thời gian khó có thể xóa nhòa
Những ngày vừa qua dư luận xôn xao và bàng hoàng trước cảnh tượng thương tâm xảy ra rạng sáng 24/6/2012, trong một gia đình tại tổ 25, phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội khi cậu con trai đang tâm hạ sát bố mẹ.
Dù có biện minh ra sao thì hành động của “nghịch tử” Lưu Văn Thắng (26 tuổi) gây ra hai cái chết thương tâm cho ông Lưu Văn Dơi và bà Nguyễn Thị Gái (cùng 50 tuổi) là không thể chấp nhận. Vì bị các chủ nợ thúc ép đòi tiền nên Thắng nhiều lần xin bố mẹ đẻ tiền trả nợ nhưng đều bị từ chối.
23h ngày 23/6, Thắng sang nhà bố mẹ với mục đích xin tiền nhưng ông Dơi và bà Gái từ chối và đuổi Thắng ra khỏi nhà. Vì thế, Thắng quay về nhà, ít giờ sau đó mang con dao đã chuẩn bị sẵn ra tay sát hại chính bố mẹ của mình.
Nỗi bi kịch của ông Võ Tuấn Dũng.
Một vụ trọng án khác xảy ra ngày 31/5 tại phố Hào Nam, phường Ô Chợ Dừa (Đống Đa, Hà Nội) lại là thảm kịch giữa bố và con đẻ. Đối tượng gây án là ông Võ Tuấn Dũng, 63 tuổi và nạn nhân chính là con trai của ông là Võ Tuấn Cường, 34 tuổi. Cường sa vào vòng nghiện ngập ma túy, rồi lại ra tù vào tội. Hết tiền rồi về nhà, đập phá đồ đạc, đòi bố mẹ cho tiền đi mua “thuốc”.
Video đang HOT
Và người mà Cường xin tiền nhiều lần và thường xuyên đánh là ông Dũng… Không như những lần trước, lần này ông Dũng đã giằng được ổ khóa từ tay Cường khi thấy con định đánh mình và ra tay sát hại chính con đẻ của mình.
Sau khi sát hại mẹ ruột của mình là bà Thái Thị Quế (75 tuổi), trú tại quận Thủ Đức, TP HCM, chiều 25/3, Nguyễn Trọng Linh đã đến cơ quan Công an đầu thú. Tại Công an quận Thủ Đức, Linh khai trưa 24/3, Linh đi nhậu rồi về nhà bằng taxi.
Xét xử vụ án mạng trong gia đình ở tỉnh Vĩnh Long.
Đến nhà, Linh không có tiền trả taxi 400.000 đồng nên cự cãi rồi định “xù”. Do tài xế taxi cầu cứu Công an phường nên bà Quế phải đứng ra trả tiền taxi cho Linh. Từ đó, bà Quế nhiều lần la mắng Linh. Đến hơn 21h, hai mẹ con cãi nhau kịch liệt. Linh không kiềm chế được đã ra tay giết mẹ.
Việc đam mê chơi game online, chơi lô đề như ngấm vào máu đến khi không được đáp ứng đã biến Thắng thành gã sát thủ “máu lạnh”. Bản án lương tâm không thức tỉnh gã, thì đã có luật pháp xử tội “tày đình” mà Thắng đã gây ra.
Chỉ thương cho những người ở lại như chị gái hắn, họ hàng hai bên nội ngoại với nỗi đau biết đến bao giờ mới nguôi ngoai. Với gia đình ông Dũng, sự bất lực trước người con đã đeo đẳng gia đình ông không biết bao nhiêu năm.
Và giải pháp cuối cùng đã đặt dấu chấm hết cho gia đình ông vốn đã có nhiều sóng gió bằng việc mái đầu bạc vào tù, mái đầu xanh nằm xuống. Khi mâu thuẫn không được giải quyết, sẽ tích tụ lâu dần và đến khi nào đó sẽ bộc phát trở thành mối nguy hiểm trong gia đình bất cứ lúc nào.
Đừng khoét sâu sự thù hận
Chúng tôi đã tìm đến ông Nguyễn An Chất, nhà nghiên cứu tâm lý, Giám đốc Công ty Tâm lý An Việt Sơn để tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn đến những vụ án đau lòng trên.
Theo nhà nghiên cứu tâm lý cho biết: Con người khi sinh ra, lớn lên trải qua 3 môi trường giáo dục vô cùng quan trọng đó là gia đình – nhà trường – xã hội. Trong đó, môi trường gia đình là cần thiết nhất. Nhưng hiện nay bố mẹ dành quá ít thời gian cho con cái, chữ “kệ” thường được bố mẹ nhắc đến trong cách nói chuyện với các con và vô hình trung lại đồng nghĩa với sự thiếu trách nhiệm của bố mẹ với chính đứa con ấy. Việc xuất hiện bạo lực trong gia đình khía cạnh đầu tiên bắt nguồn từ đồng tiền.
Lấy đồng tiền là thước đo giá trị cuộc sống là sai lầm vì nó chỉ là phương tiện mà thôi. Song nguyên nhân sâu xa lại chính là cách giáo dục, quan tâm của bố mẹ ngay từ khi con còn nhỏ. Đến khi “cây đã lớn” mới chỉ bảo con thì e rằng đã không thể uốn nắn được dễ đẩy con ra ngoài xã hội bị các tệ nạn tiêu cực “cuốn” vào, vượt ra khỏi tầm kiểm soát của bố mẹ rất có thể dẫn đến những hậu quả đau lòng.
Trong gia đình khi xảy ra chuyện, nếu như các thành viên không thể ngồi nói chuyện được với nhau, bất lực trước một ai đó hãy tìm đến chính quyền địa phương nhờ Công an sở tại giúp đỡ. Chuyện về một gia đình người chị bạn của tôi ở phường Xuân La (Tây Hồ, Hà Nội) là một ví dụ.
Bố mất sớm, mẹ chị tần tảo nuôi hai con khôn lớn, nhưng không may dù rất ngoan hiền nhưng cậu em đã bị bạn bè lôi kéo vào con đường nghiện ma túy. Hết lời khuyên nhủ, dù đã lập gia đình nhưng cậu em vẫn không thể từ bỏ thứ chết người kia. Chỉ đến khi cậu ta vào trung tâm cai nghiện gia đình mới yên tâm.
Thế nhưng nơi đó, không thể là chốn nương náu suốt đời, sợ em về nhà dễ bị bạn bè lôi kéo vào con đường cũ, chị đã nhờ đến Công an phường Xuân La giúp đỡ. Sau 5 tháng trở về nhà, được các anh Công an nhiệt tình động viên, khuyên nhủ cũng như thường xuyên trao đổi với gia đình nên hiện giờ cậu ấy dường như đã tìm lại được chính mình.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Chất cho biết thêm, trong mỗi gia đình tình yêu thương giữa mọi người với nhau sẽ hóa giải mọi xung đột và mâu thuẫn. Nói “không” là cần thiết nhưng phải bằng tình thương yêu chứ không phải bằng quyền lực, mệnh lệnh, xúc phạm đến danh dự của nhau…
Con cái và cha mẹ phải nhìn mắt nhau để nói chuyện, có thời giờ để nói chuyện với nhau thì mới sinh ra sự cảm thông. Bố mẹ – con cái, anh chị em, vợ chồng sống trong một gia đình cách ứng xử cũng vô cùng quan trọng việc luôn cho mình là đúng, bắt mọi người phải làm theo ý mình không quan tâm đến cảm xúc, suy nghĩ của người khác khiến gây tổn thương, ức chế cho nhau…
Dù mâu thuẫn ở mức độ nào đã là máu mủ ruột rà, tình vợ chồng cũng phải có trách nhiệm với nhau để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất, đừng vì mâu thuẫn cư xử thù nghịch, điều đó càng khoét sâu sự thù hận, dẫn tới trọng án
Theo CAND
Xử ngay "ác thú"
Vụ thảm án tại phường Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội rạng sáng 24-6 khiến dư luận chấn động, bàng hoàng: Nghịch tử Lưu Văn Thắng (SN 1986) đã giết hại cả cha mẹ mình chỉ vì xin tiền để trả nợ mà không được.
Nghịch tử vô đạo
"Đọc mà rùng rợn hết người. Thế này có tử hình trăm lần không hết tội, không hết sự căm phẫn của mọi người" - bạn đọc Nguyễn Ngọc Nam bày tỏ.
Bạn đọc Phạm Việt Chiến thốt lên: "Trời ơi! Không còn lời lẽ nào với loại người này. Sát hại cả đấng sinh thành của mình bởi vì xin tiền không được, thì đúng là không có não".
"Không còn gì để nói, thằng này mất hết nhân tính rồi. Kẻ này cho tử hình thì nhẹ nhàng quá, bởi có chết nghìn lần cũng không hết tội" - bạn đọc Hoang Quang Huan.
"Đúng là tên ác ôn. Hắn không còn lương tâm hay sao mà lại đi giết chết bố mẹ mình như vậy. Phải xử lí thật nghiêm minh để làm gương, không thể bỏ qua. Xin chia buồn cùng với gia đình. Có một đứa con như vậy quả là không may" - Tran Nguyen Mai Huong.
Bạn đọc Nguyễn Đức Đạt cũng khẳng định: "Thật đúng là nghịch tử, đó là người đã sinh ra mình, đã mang nặng đẻ đau suốt 9 tháng 10 ngày, vậy mà lại đi giết bố mẹ".
"Thật là đau xót quá, xin chia buồn cùng gia đình. Sao lại có những con người lòng lang dạ thú như vậy? Sinh con ra để mong được cậy nhờ, nào ngờ lại sinh ra thằng nghịch tử, giết cả cha lẫn mẹ. Pháp luật cần có những bản án xác đáng, trừng trị những kẻ tàn ác như tên Lưu Văn Thắng để làm gương cho kẻ khác" - bạn đọc Phùng Trường Thắng.
"Không còn từ nào để diễn tả hành động súc vật của tên Thắng. Loại người này cần phải loại bỏ khỏi đời sống xã hội, tù làm gì khi mà một chút lương tri nó không còn" - bạn đọc tên Dzung phẫn nộ.
Bản án nào cho kẻ nghịch tử?
"Chết ngay ư? Không, như thế thì lại nhẹ nhàng với kẻ nghịch tử này quá" - bạn đọc tên Khánh đặt vấn đề.
Bạn đọc Duc Hiep đồng tình khẳng định: "Bố mẹ mình mà còn dám làm vậy, thằng này phải loại trừ ra khỏi xã hội vĩnh viễn, chết nghìn lần chưa hết tội".
Bạn đọc Bùi Việt Hùng nhận định "tên Thắng nghìn lần đáng tội chết - tất nhiên rồi. Điều cần nói là tội phạm dạng này ngày càng có xu hướng tăng, không những nguy hại cho gia đình mà là sự nhức nhối của toàn xã hội, đạo đức suy đồi, thuần phong bị thoái hoá", khẳng định: "Đã đến lúc chúng ta phải nghiêm khắc xem xét lại cách giáo dục trong nhà trường và gia đình. Tình cảm, lối sống con người Việt phải chăng đã đến hồi báo động? Đau đớn lắm thay! Hãy mau mau cứu lấy các giá trị tốt đẹp của con người Việt".
"Gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình nạn nhân", bạn đọc Thanh Sang viết: "Thật sự tôi không thể tưởng tượng nổi trên đời lại có đứa con đại bất hiếu đến như vậy. Nó là một con thú điên thua cả loài cầm thú. Rất mong các cơ quan chức năng hãy trừng trị, loại nó khỏi cuộc sống càng nhanh càng tốt".
"Đề nghị Quốc hội sớm sửa Luật Hình sự để xử nghiêm những vụ án như trên hoặc tương tự, kể cả những vụ cưỡng, hiếp dâm trẻ em... Cần phải tăng nặng hình phạt để đủ sức răn đe, làm gương cho kẻ khác" - bạn đọc Truong Cong Truong.
Quá bức xúc, bạn đọc Nguyễn Văn Thắng cho rằng: "Có lẽ cần sửa Luật Hình sự. Những vụ án như thế này không cần xử án nữa mà phải tử hình ngay đỡ tốn công sức, tiền bạc và thời gian của xã hội". Nhiều bạn đọc khác bày tỏ sự đồng tình khi khẳng định, kẻ thủ ác Lưu Văn Thắng đúng là đồ nghịch tử. Đối với những trường hợp này, xử tử ngay không cần xét hỏi.
Kết thúc bài viết này, chúng tôi xin trích và gửi gắm đến bạn đọc qua bài thơ: "Đi khắp thế gian không ai tốt bằng Mẹ/Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng Cha/Nước biển mênh mông không đong đầy tình Mẹ/Mây trời lồng lộng không phủ kín công Cha/Tần tảo sớm hôm Mẹ nuôi con khôn lớn/Mang cả tấm thân gầy Cha che chở đời con/Ai còn Mẹ xin đừng làm Mẹ khóc/Đừng để buồn lên mắt Mẹ nghe con".
Theo ANTD
Kẻ giết bố mẹ muốn con gái sống có hiếu "Con gái tôi mới được 7 tháng tuổi, chẳng biết bao giờ tôi có thể gặp được cháu nhưng tôi muốn con tôi sống có hiếu với cha mẹ " Gặp Lưu Văn Thắng - kẻ mà trước đó không lâu, cùng lúc lạnh lùng cướp đi mạng sống của cả cha và mẹ đẻ là ông Lưu Văn Dơi và bà Nguyễn...