Những vụ thu hồi tài sản gây “đau đầu” cơ quan thi hành án
Vụ Huỳnh Thị Huyền Như có số tiền phải thi hành hơn 11.000 tỷ đồng nhưng tài sản kê biên chỉ hơn 500 tỷ; vụ Phạm Thị Bích Lương hơn 2.500 tỷ đồng nhưng tài sản kê biên, xử lý chưa được 10 tỷ đồng.
Theo thống kê của Bộ Tư pháp, trong năm 2021 mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 nhưng ngay sau khi các biện pháp giãn cách được nới lỏng, các cơ quan thi hành án đã thu được trên 5.000 tỷ đồng, nâng tổng số tiền thi hành xong lên trên 9.000 tỷ đồng.
Kết quả thu hồi tài sản đối với các vụ việc tham nhũng, kinh tế thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo cũng đạt được kết quả tích cực
Bộ Tư pháp đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thu hồi tài sản; tổ chức các buổi làm việc trực tiếp với Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự các địa phương, nhất là các địa bàn trọng điểm về án kinh tế, tham nhũng như TPHCM, Đà Nẵng và Hà Nội.
Đại gia Hứa Thị Phấn tại một phiên tòa.
Trong đó, Bộ Tư pháp đã tổ chức họp liên ngành Trung ương để tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc thu hồi tài sản là đất nông nghiệp đã hết hạn sử dụng, tài sản là cổ phần, cổ phiếu trong vụ Hứa Thị Phấn (nguyên cố vấn cao cấp HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Tín), vụ Dương Thanh Cường (cựu Tổng Giám đốc Công ty Bình Phát), vụ Phạm Công Danh (cựu Chủ tịch HĐQT ngân hàng VNCB).
Đồng thời phối hợp với Thành ủy, UBND, Ban chỉ đạo thi hành án dân sự thành phố Đà Nẵng tổ chức họp liên ngành Trung ương để tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương theo dõi, chỉ đạo trên địa bàn gồm: Vụ Phạm Công Danh, vụ Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm) và đồng phạm, vụ Trần Văn Minh…
“Trong năm 2021, nhất là từ sau khi Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 04-CT/TW, dưới sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, của Ban Nội chính Trung ương, nhận thức về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đã có những chuyển biến rõ rệt trong nhận thức và hành động của các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và người dân đã có những bước chuyển biến quan trọng”- Bộ Tư pháp nhận định.
Lãnh đạo các bộ, ngành, tỉnh ủy, thành ủy đã tích cực chỉ đạo, phối hợp trong việc hoàn thiện thể chế, tăng cường công tác phối hợp trong việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; trong phát hiện truy tìm, kê biên, phong tỏa, xử lý tài sản, động viên người phạm tội tự nguyện giao nộp tài sản ngay từ giai đoạn điều tra nên một số vụ việc đã thu hồi được triệt để tài sản thất thoát của Nhà nước….
Ngày càng tạo áp lực rất lớn
Video đang HOT
Công tác thi hành án dân sự nói chung và thu hồi tài sản nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào các giai đoạn tố tụng trước đó, đặc biệt là việc áp dụng các biện pháp bảo đảm, kê biên tài sản của người phạm tội, ngăn ngừa hành vi tẩu tán tài sản, tiếp tay tẩu tán tài sản. Thực tế cho thấy, vụ việc nào cơ quan tố tụng tích cực truy tìm, áp dụng các biện pháp kê biên, phong tỏa thì vụ việc đó có khả năng thu hồi rất cao.
Ngược lại, có một số vụ việc đương sự lợi dụng kẽ hở của pháp luật để tẩu tán tài sản. Điển hình trong vụ Phạm Thị Bích Lương (cựu Giám đốc Agribank Nam Hà Nội) và Ninh Văn Quỳnh (nguyên Kế toán trưởng kiêm Trưởng ban Tài chính kế toán và Kiểm toán PVN, đương sự đã chuyển nhượng tài sản ngay trước khi bị khởi tố, trong quá trình điều tra và ngay trước khi xét xử sơ thẩm.
Bà Phạm Thị Bích Lương- nguyên Giám đốc Agribank Nam Hà Nội phải bồi thường gần 1.400 tỷ đồng nhưng mới chỉ nộp lại hơn 1 tỷ đồng đã… hết tài sản (?!).
Hơn nữa, khối lượng việc và tiền phải thi hành án nói chung và vụ việc về tham nhũng, kinh tế nói riêng ngày càng tăng tạo áp lực rất lớn cho hoạt động thi hành án dân sự trong khi biên chế của toàn hệ thống bị cắt giảm theo chủ trương chung.
Từ tháng 7/2021 đến nay, dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp, đặc biệt là 3 địa bàn có số việc, tiền phải thu hồi chủ yếu là TPHCM, Đà Nẵng, Hà Nội có thời gian giãn cách xã hội dài dẫn đến nhiều thủ tục thi hành án như xác minh, đo vẽ hiện trạng, thẩm định giá, bán đấu giá, giao tài sản đấu giá thành, bàn giao tài sản sung công… bị chậm tiến độ so với dự kiến do phải thực hiện các quy định về phòng, chống dịch bệnh, giãn cách xã hội ở địa phương.
“Trong khi đó, một số bản án tòa án tuyên với số tiền thu hồi đặc biệt lớn, nhưng tài sản để đảm bảo thi hành án rất ít. Cụ thể trong vụ Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên Phó phòng quản lý rủi ro Vietinbank chi nhánh TPHCM) có số tiền phải thi hành hơn 11.000 tỷ đồng nhưng số tài sản kê biên ước tính chỉ hơn 500 tỷ đồng; vụ Phạm Thị Bích Lương số tiền phải thi hành hơn 2.500 tỷ đồng nhưng tài sản kê biên, xử lý chưa được 10 tỷ đồng”- Bộ Tư pháp lý giải về kết quả thi hành án.
Phiên xử vụ Đại học Đông Đô: Tòa triệu tập 200 người, chỉ 2 người có mặt
Hội đồng xét xử triệu tập 30 người liên quan và 200 người làm chứng đến phiên tòa sơ thẩm vụ Đại học Đông Đô cấp bằng giả.
Tuy nhiên, chỉ 2 người đến tòa tham gia tố tụng.
Sau lần phải tạm hoãn hôm 26/11, sáng nay (23/12), Tòa án Nhân dân TP Hà Nội mở lại phiên sơ thẩm xét xử 10 bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ trường Đại học Đông Đô cấp bằng giả.
Các bị cáo tại phiên xử sáng nay (Ảnh: CTV).
Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 3 ngày. Hội đồng xét xử (HĐXX) gồm 3 người, do thẩm phán Phạm Năng Thành làm chủ tọa.
Ba kiểm sát viên của Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm tại phiên tòa.
Mười bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ trường Đại học Đông Đô bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố về tội "Giả mạo trong công tác".
Trong số 10 bị cáo, 4 người bị tạm giam, gồm: Dương Văn Hòa - cựu Hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô, Trần Kim Oanh - cựu Phó Hiệu trưởng kiêm Phó Viện trưởng Viện Đào tạo liên tục trường Đại học Đông Đô, Lê Ngọc Hà - cựu Phó Hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô, Trần Ngọc Quang - cựu Phó trưởng Phòng Quản lý đào tạo và quản lý sinh viên trường Đại học Đông Đô.
Sáu bị cáo còn lại được tại ngoại, gồm: Nguyễn Thị Huệ - cựu Trưởng Phòng Tài chính, kế toán trường Đại học Đông Đô; Phạm Vân Thùy, Lê Thị Thanh Tâm, Nguyễn Thị Ngọc Thái, Lê Thị Lương, Ngô Quang Hiển.
Cựu Hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô Dương Văn Hòa (Ảnh: CTV).
Có tổng số 24 luật sư đăng ký bào chữa cho 10 bị cáo. Để chuẩn bị cho phiên xử, Tòa Hà Nội cũng đã triệu tập 30 người liên quan và 210 người làm chứng đến phiên tòa.
Đối với 210 người được xác định đã mua bằng giả của Đại học Đông Đô, HĐXX đã thay đổi tư cách tham gia tố tụng từ nhân chứng sang người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Theo ghi nhận, trong số 210 người được triệu tập này, sáng nay chỉ có 2 người có mặt tại tòa.
Hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô Lê Ngọc Tòng (đại diện trường Đại học Đông Đô) và ông Phạm Đình Phùng (nguyên Hiệu trưởng) có mặt với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo có đơn xin xét xử vắng mặt.
Cựu Phó Hiệu trưởng Đại học Đông Đô Trần Kim Oanh (Ảnh: CTV).
Theo cáo trạng, quá trình tuyển sinh đào tạo của trường Đại học Đông Đô, bị can Trần Khắc Hùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Đại học Đông Đô thấy một số cá nhân có nhu cầu lấy văn bằng 2 ngôn ngữ Anh văn để sử dụng làm nghiên cứu sinh, học thạc sỹ, thi tuyển công chức, thi nâng ngạch.
Từ đó, ông Hùng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn là Chủ tịch HĐQT, chỉ đạo Ban Giám hiệu, Viện Đào tạo và các đơn vị liên quan làm, cấp văn bằng 2 giả của hệ chính quy ngành ngôn ngữ Anh cho những người có nhu cầu.
Viện Kiểm sát xác định, từ tháng 4/2018 đến tháng 3/2019, ông Hùng và đồng phạm đã làm, cấp bằng, giấy chứng nhận giả cho 431 trường hợp, thu lợi bất chính số tiền hơn 7,1 tỷ đồng.
Đến nay, cơ quan điều tra làm rõ 210 trường hợp được cấp văn bằng, giấy chứng nhận giả và việc sử dụng bằng giả để kiến nghị xử lý theo quy định; 221 trường hợp khác được cấp văn bằng giả xác định được họ tên, tuổi người nhưng không xác định được nơi cư trú, đơn vị công tác.
Cơ quan tố tụng xác định, trường Đại học Đông Đô chưa làm thủ tục đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép tuyển sinh, đào tạo bằng đại học thứ hai. Tuy nhiên, từ năm 2015-2017, Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã thông báo chỉ tiêu tuyển sinh văn bằng 2 hệ chính quy cho trường này.
Năm 2018, Đoàn kiểm tra số 1 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kiểm tra nhưng không phát hiện việc trường Đại học Đông Đô chưa được phép đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh.
Cáo trạng cho rằng, việc làm của các đơn vị, cá nhân nêu trên đã vi phạm Quyết định số 22/2001/QĐ-BGDĐT ngày 26/6/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đào tạo cấp bằng đại học thứ hai và thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra.
Trước những sai phạm này, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã có công văn kiến nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, xử lý nghiêm đối với các cá nhân có trách nhiệm theo quy định của pháp luật và chỉ đạo khắc phục.
Đối với bị can Trần Khắc Hùng, cơ quan điều tra xác định, ông Hùng là người có vai trò chủ mưu, khởi xướng, tổ chức chỉ đạo các bị cáo khác thực hiện hành vi phạm tội. Do bị can Trần Khắc Hùng đã bỏ trốn, đến nay việc truy nã chưa có kết quả nên cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã ra quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can, khi nào bắt được sẽ xử lý sau.
Công an điều tra nghi vấn siêu mẫu Khả Trang bị bạn trai bạo hành dã man Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã tiếp nhận đơn trình báo của siêu mẫu Khả Trang về việc bị chồng chưa cưới hành hung dã man và đang tiến hành các biện pháp tố tụng để xử lý theo quy định. Thông tin nêu trên được một lãnh đạo Công an quận Hoàn Kiếm xác nhận với PV Dân trí vào...