Những vụ tấn công chấn động lịch sử nước Mỹ
Nhiều năm qua, người Mỹ vẫn đang bị ám ảnh bởi những vụ khủng bố gây chấn động cả đất nước.
1. Vụ khủng bố tại cuộc thi chạy Marathon ở Boston
Ít nhất ba người chết, 141 người bị thương (trong đó 42 người nguy kịch), khi hai quả bom phát nổ trong cuộc đua marathon Boston (Mỹ) ngày 15/4. Trong số ba người chết, có cậu bé 8 tuổi.
Cảnh sát Boston cho biết, vụ nổ thứ ba xảy ra tại Thư viện JFK trong thành phố và đang được điều tra. Ngoài 3 vụ nổ, cảnh sát địa phương còn phát hiện và tháo ngòi nổ 2 thiết bị nổ được cài gần nơi diễn ra cuộc đua marathon. Một thiết bị nổ được phát hiện trong một khách sạn trên đường Boylston.
Vụ nổ xảy ra chiều 15/4, khi các vận động viên của cuộc thi Marathon Boston đang tiến gần về đích
Hàng không Mỹ đã thiết lập một vùng cấm bay phía trên khu vực này, trong khi an ninh được tăng cường tại những địa điểm trọng yếu ở thủ đô Washington DC và thành phố New York.
Hiện vẫn chưa rõ người hay tổ chức khủng bố nào có liên quan đến vụ đánh bom kinh hoàng này.
2. Vụ xả súng ở Fort Hood năm 2009
Video đang HOT
Vụ xả súng ở Fort Hood khiến 13 người thiệt mạng
Vụ nổ súng tại căn cứ quân sự Fort Hood, căn cứ lớn nhất của Mỹ ở Texas diễn ra ngày 5/11/ 2009. Một sĩ quan theo đạo Hồi bắn chết 13 người và làm 42 người khác bị thương.
Tay súng bị cáo buộc là Thiếu tá Nidal Malik Hasan, một bác sĩ tâm thần của Quân đội Hoa Kỳ, bị các cảnh sát viên dân sự bắn hạ và bị thương nặng. Hasan là một người Mỹ gốc người Hồi giáo Palestine. Ông bị canh chừng nghiệm ngặt và được điều trị tại một khu vực không được tiết lộ của Trung tâm Pháp y Quân đội Brooke tại Fort Sam Houston ở San Antonio, Texas. Ngày 12/11, ông bị buộc 13 tội danh giết người cố ý và có thể đối mặt với thêm vài tội danh tại tòa án quân sự. Vụ giết người hàng loạt này được coi là trầm trọng nhất trong lịch sử tại một căn cứ quân sự Hoa Kỳ.
3. Vụ khủng bố 11/9/2001
Vụ khủng bố kinh hoàng hôm 11/9/2001
Sáng sớm 11/9/2001, 19 tên khủng bố liều chết chiếm quyền kiểm soát 4 máy bay đang trên đường từ Boston, Newark và Washington D.C tới San Francisco và Los Angeles.
Trong vòng 15 phút, hai chiếc máy bay đã đâm vào hai tòa tháp phía Bắc và Nam của Trung tâm Thương mại thế giới. Chiếc máy bay thứ ba đã đâm xuống Lầu Năm Góc, còn chiếc thứ 4 rơi xuống một cánh đồng gần Shankville (Pennsylvania). Dự kiến chiếc máy bay thứ 4 này sẽ nhằm mục tiêu là Tòa nhà Quốc hội Mỹ hoặc Nhà Trắng.
3.000 người đã thiệt mạng mang 90 quốc tịch khác nhau trong vụ khủng bố gây chấn động nước Mỹ. Toàn bộ những kẻ trực tiếp thực hiện hành vi tấn công đều đã chết.
Ngày 30/10/2004, trùm khủng bố Al-Qaeda Osama Bin Laden lần đầu tiên thừa nhận đã ra lệnh tiến hành vụ tấn công khủng bố Mỹ ngày 11/9 và buộc tội Tổng thống Mỹ thời đó là ông Bush đã làm người Mỹ lầm đường, lạc lối.
Ngày 1/5/2011, Tổng thống Mỹ Obama tuyên bố trước thế giới rằng sau 9 năm, 7 tháng và 20 ngày kể từ vụ khủng bố ngày 11/9, Osama bin Laden đã bị quân đội Mỹ tiêu diệt tại Pakistan.
4. Vụ đánh bom thành phố Oklahoma năm 1995
Vụ nổ tàn phá 324 tòa nhà
Vụ đánh bom Thành phố Oklahoma là một vụ đánh bom khủng bố vào tòa nhà liên bang Alfred P. Murrah tại trung tâm Thành phố Oklahoma ngày 19/4/1995.
Vụ nổ Thành phố Oklahoma cướp đi 168 sinh mạng, trong đó có 19 trẻ em dưới 6 tuổi và khiến hơn 680 người bị thương. Vụ nổ đã phá huỷ 324 tòa nhà, làm cháy 86 xe ô tô, khiến cửa kính của 258 tòa nhà gần đó vỡ tung. Ước tính thiệt hại do vụ đánh bom này gây ra là 652 triệu USDi. Quả bom tự tạo chứa 2.200 kg ammoni nitrat và dầu, đặt trong một chiếc xe tải thuê.
Hai kẻ được xác định là nhân vật chủ chốt trong nhóm khủng bố này là Timothy McVeigh và Terry Nichols. Terry Nichols đã bị tuyên án chung thân và không bao giờ được ân xá cho tội danh giết người. Kẻ đặt bom Timothy McVeigh bị tuyên án tử hình ngày 11/6/2001.
Theo 24h
Cậu bé xấu số chờ cha ở vụ nổ bom Boston
Cậu bé thiệt mạng trong vụ nổ bom tại giải marathon Boston đã mãi mãi không thể nhìn thấy người cha.
Cậu bé Richard Martin là một trong 3 nạn nhân thiệt mạng sau vụ nổ bom tại giải marathon Boston, một trong những thảm họa của thể thao thế giới và được sánh với vụ khủng bố khủng khiếp ngày 11/9/2001 tại nước Mỹ. Cậu bé 8 tuổi đã đứng ở gần vạch đích cùng mẹ, anh trai và em gái để chờ người cha Bill Richard hoàn thành chặng đua. Sau khi ôm lấy cha khi ông về đích, Richard Martin đã trở về chỗ mẹ và anh em đang đứng chờ và vụ nổ xảy ra cướp đi sinh mạng cậu bé.
Cậu bé Richard Martin đã thiệt mạng sau khi ôm người cha ở vạch đích
Em gái 6 tuổi của Richard Martin đã mất một chân trong vụ nổ, còn mẹ Richard Martin là bà Denise đã phải trải qua ca phẫu thuật não và cả hai vẫn đang trong tình trạng nguy kịch. Chỉ có anh trai của Richard Martin may mắn chỉ bị xây xát nhẹ. Nhưng Richard Martin sẽ không bao giờ có thể ôm lấy cha khi ông về đích trong năm tới.
Gia đình Bill Richard phải trải qua nỗi đau khó nói thành lời
Ngôi nhà của gia đình Bill Richard và nước mắt của những người hàng xóm
Gia đình ông Bill Richard sống ở Dorchester, Massachusetts. Bill Richard vốn là một cầu thủ bóng chày cũng như vận động viên leo núi và ông là thành viên của đội điền kinh Savin Hill Little League tham dự giải marathon Boston. Nhưng số phận bi thảm đã xảy ra với gia đình Bill Richard sau vụ nổ bom tại giải marathon Boston.
Vụ nổ bom đẫm máu trong lịch sử thể thao thế giới
Theo những con số mới nhất, ngoài 3 nạn nhân thiệt mạng thì có khoảng hơn 150 người bị thương, trong đó có 17 người trong trạng thái nguy kịch và nhiều người đã bị mất chân tay sau vụ nổ, đặc biệt những người đứng ở gần quả bom khi nó phát nổ.
Theo 24h
FBI tiết lộ về quả bom nổ ở Mỹ Báo cáo tình báo của Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) gửi tới chính phủ Mỹ có bức ảnh của chiếc nồi áp suất méo mó sau khi phát nổ tại giải marathon Boston. Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) nói rằng họ đã có bằng chứng cho thấy một trong những quả bom nổ tại giải marathon Boston được chứa...