Những vụ nổ bom nguyên tử kinh hoàng chấn động địa cầu
Kênh YouTube RealLifeLore giới thiệu đoạn video so sánh những vụ nổ bom nguyên tử khác nhau, kể những vụ kinh hoàng nhất.
Các tác giả đánh giá thông qua năng lượng toả ra, chiều cao của đám mây hình nấm, cũng như mức độ hủy diệt sau vụ nổ.
Công suất của vụ bom nổ bom nguyên tử ở Hiroshima tương đương với 15.000 tấn TNT. Tổng năng lượng phát ra trong thời gian thử nghiệm đạn nhiệt hạch B83 chế tạo vào những năm 1970 đạt 1,2 triệu tấn TNT, còn chiều cao của đám mây hình nấm là 20 km. Các số liệu khác nhau bởi được thống kê vào các thời điểm khác nhau.
Rất nhiều nạn nhân chết sau nhiều tháng, thậm chí nhiều năm bởi hậu quả của phóng xạ. Cũng có những áp lực làm con số bị phóng đại hoặc giảm thiểu vì lý do tuyên truyền chính trị. Theo ước tính, 140.000 người dân Hiroshima đã chết bởi vụ nổ cũng như bởi hậu quả của nó. Số người thiệt mạng ở Nagasaki là 74.000. Ở cả hai thành phố, phần lớn người chết là thường dân.
Vụ dội bom Hiroshima.
Chỉ 3 ngày sau vụ dội bom Hiroshima, sĩ quan Mỹ trên phi cơ B-29 “Bockscar” tiếp tục thả bom “Fat Man” xuống thung lũng công nghiệp của thành phố Nagasaki của Nhật. 43 giây sau, quả bom chứa 6,4 kg Plutonium 239 và đương lượng 21 kiloton đã phát nổ ở khoảng cách 469 m so với mặt đất. Bom thả vội vàng đã nổ ở đoạn giữa hai mục tiêu chính là xưởng thép ở phía bắc và xưởng thủy lôi ở phía nam, những khu vực ít dân cư.
Video đang HOT
Vì vậy, mặc dù quả bom thứ hai với đương lượng nổ lớn hơn “Little Boy” ở Hiroshima nhưng gây thiệt hại ít hơn so với ở Hiroshima. 75.000 người trong tổng số 286.000 cư dân của thành phố đã thiệt mạng ngay thời điểm đó. Hai vụ nổ ghi dấu trong lịch sử thảm họa nhân tạo lớn nhất và khủng khiếp nhất mà con người từng biết đến.
Quả bom nhiệt hạch AN606 có biệt danh Tsar Bomba – bom Sa hoàng là một trong những thiết bị nổ đáng sợ nhất trong lịch sử.
Quả bom khinh khí ba giai đoạn Sa hoàng được chế tạo ở Liên Xô có đương lượng nổ 50 megaton, tương ứng với 50 triệu tấn thuốc nổ TNT, có sức công phá gấp 3.800 quả bom ném xuống Hiroshima trong Thế chiến II, là quả bom nguyên tử lớn nhất từng được chế tạo và phát nổ. Bom khinh khí là bom sử dụng phản ứng tổng hợp hạt nhân hydro, có sức tàn phá lớn gấp nhiều lần bom nguyên tử.
Vũ khí phân hạch và nhiệt hạch thuần tuý (một giai đoạn) có đương lượng nổ hàng trăm kiloton, và khi có 3 giai đoạn nổ, sức công phá của vũ khí tăng lên nhiều lần. Khi nổ quả bom Tsar Bomba xuất hiện đám mây hình nấm sau vụ nổ cao tới 60km. Tổ chức Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBTO) cho biết, có thể bị bỏng độ 3 ở khoảng cách hàng trăm km. Vòng huỷ diệt hoàn toàn có bán kính 35 km.
Nga là nước sở hữu hơn 7.000 đầu đạn hạt nhân.
Các tác giả cũng so sánh dự trữ vũ khí hạt nhân ở những nước khác nhau. Theo đánh giá của họ, vô địch là nước Nga, sở hữu hơn 7.000 đầu đạn hạt nhân. Từ năm 2014 giữa Mỹ và Nga đạt được thoả thuận đồng đẳng, trong đó cả hai quốc gia đều có khả năng ngang bằng về lực lượng hạt nhân tấn công chiến lược.
Vụ thử nghiệm bom hydrogen đầu tiên do Mỹ tiến hành tại đảo Bikini, thuộc quần đảo Marshall, Thái Bình Dương tháng 3.1945 là Castle Bravo. Với lượng nổ 15 megaton TNT, nó vượt xa mức dự kiến ban đầu là từ 4 đến 6 megaton. Castle Bravo là vụ nổ hạt nhân mạnh nhất do Mỹ kích hoạt. Chỉ vài giây sau khi khai hỏa, thiết bị hình trụ nặng 10,7 tấn, chiều dài 4,56 m đã thổi bùng lên một quả cầu lửa có đường kính 7 km. Đám khói hình nấm hình thành từ vụ nổ cao 14 km với đường kính 11 km chỉ trong một phút đầu tiên và sau đó đạt đến độ cao 40 km với đường kính 10 km trong 10 phút tiếp theo. Lượng phóng xạ phát tán trên diện tích 160 km tính từ tâm vụ nổ, gây nên thảm họa hạt nhân nghiêm trọng nhất tại Mỹ.
Theo Danviet
Mỹ suýt tấn công Nhật Bản bằng vũ khí hoá học
Chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Hiroshima hồi tháng 5 đã nhen nhóm trở lại các cuộc thảo luận về việc liệu Mỹ có thực sự cần thiết thả bom nguyên tử buộc Nhật Bản phải đầu hàng vào cuối Thế chiến II hay không.
Tuy nhiên, theo trang mạng Nationalinterest, các cuộc tranh luận đã không đề cập đến vấn đề quân đội Mỹ đã có phương án sử dụng các chiến thuật kinh hoàng khác, trong đó suýt chút nữa đã sử dụng vũ khí hoá học tấn công Nhật Bản.
Theo Nationalinterest, vào tháng Tư năm 1944, quân đội Mỹ bắt đầu sử dụng các hợp chất hóa học đặc biệt để tiêu diệt hoặc gây thiệt hại mùa màng. Một năm sau đó, các đơn vị chiến đấu mặt đất đã nhận được những vũ khí sẵn sàng cho một chiến dịch đặc biệt có thể xảy ra để tấn công Nhật Bản.
"Việc sử dụng có thể có của các vũ khí hóa học, để tiêu diệt các loại cây trồng chủ yếu trên đất liền Nhật Bản và trên các đảo chiếm đóng- đã được (phía Mỹ) đưa ra xem xét trong năm cuối cùng của chiến tranh thế giới II," các thành viên của Ủy ban Nghiên cứu Quốc phòng giải thích trong một báo cáo năm 1946.
Quân đội Mỹ có thể đã quyết định tàn phá đất nông nghiệp của Nhật Bản trong một cuộc tấn công hóa học khổng lồ.
Theo Nationalinterest, ý tưởng phá hoại các trang trại và các cửa hàng thực phẩm làm tổn thương đối thủ trong chiến tranh là phương thức mà lịch sử đã từng ghi nhận. Đến cuối chiến tranh thế giới II, Mỹ gần như đã sẵn sàng để đưa các chiến thuật cũ thành hành động trên một quy mô rất lớn.
Tài liệu cũng cho biết, tháng 4.1945, quân đội Mỹ đã kiểm tra hơn 1.000 loại khác nhau của các chất hóa học tại Trại Detrick ở Maryland. Trong đó, quân đội Mỹ đã tạo ra ít nhất 9 vũ khí tiềm năng chứa chất phenoxyacetics.
Kể từ khi các mục tiêu tấn công ở Nhật Bản gặp nhiều khó khăn, để đạt được mục đích, quân đội Mỹ đã nghiên cứu cách để thả hoặc phun thuốc diệt cỏ từ máy bay. Vào tháng Tư năm 1945, máy bay bém bom B-25 mang theo các chất hoá học diệt cỏ trong khoang chứa bom 550 gallon tiến hành rải thử nghiệm ở Terre Haute, Indiana và Beaumont, Texas. Trong các cuộc thí nghiệm, các máy bay đã thả ra hợp chất diệt cỏ, thường được pha trộn với nhiên liệu diesel và các loại dầu khác.
Nhưng cuối cùng, kịch bản đó đã không xảy ra ở Nhật Bản.
Ngày 6.8.1945, Nhà Trắng phát thông báo do Tổng thống Harry Truman viết về việc vũ khí nguyên tử đã nổ ở Hiroshima, Nhật Bản. Quả bom mang biệt danh Little Boy với sức công phá tương đương 20.000 tấn TNT phá hủy hầu hết thành phố và giết khoảng 130.000 người.
Đến ngày 9.8.1945, quả bom thứ 2, mang biệt danh Fat Man, rơi xuống thành phố Nagasaki, tàn phá mọi thứ và giết từ 60.000 đến 70.000 người. Cả thế giới gần như chấn động trước sức mạnh khủng khiếp của vũ khí hạt nhân. Nhiều năm sau vụ nổ, số người chết vì nhiễm xạ liên tục tăng. Theo thống kê từ nhiều nguồn tin khác nhau, tổng số người chết do 2 quả bom hạt nhân lên đến khoảng 246.000.
Theo Danviet
Tổng thống Obama thăm Hiroshima và Nagasaki: Hình ảnh tạm thay lời nói Trong chuyến đi Nhật Bản sắp tới, Tổng thống Barack Obama sẽ tới thăm 2 thành phố bị Mỹ hủy diệt bằng bom nguyên tử năm 1945 là Hiroshima và Nagasaki. Công viên tưởng niệm Hòa Bình ở Hiroshima. REUTERS Ông Obama sẽ trở thành tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên tới thăm những nơi này kể từ thời điểm đó. Có...