Những vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng nhất năm 2013
Nhập viện cấp cứu vì ngộ độc bánh mì, ăn thịt lợn độc hại, tử vong vì uống rượu nhiễm độc… là rất nhiều những trường hợp ngộ độc nghiêm trọng ở Việt Nam trong năm 2013.
200 công nhân ngộ độc thực phẩm tại Bình Dương
Vụ ngộ độc xảy ra tại công ty sản xuất giày da xuất khẩu Liên Phát (KCN Sóng Thần, TX.Dĩ An, tỉnh Bình Dương) vào sáng ngày 18/10, khi hàng trăm công nhân được đưa vào cấp cứu tại bệnh viên quận Thủ Đức, TPHCM trong tình trạng nôn ói, chóng mặt, ngất xỉu.
Hàng trăm công nhân ngộ độc sau khi ăn bữa cơm chiều để tăng ca.
Theo các công nhân, sau bữa cơm chiều để tăng ca vào ngày 17/10, các công nhân làm việc ca ba đến 20h30 và bắt đầu có biểu hiện nôn ói, đau bụng, tiêu chảy. Đến sáng ngày 18/10, sau khi đến Công ty làm việc, hàng loạt công nhân đều trong tình trạng đau bụng dữ dội, một số đã ngất xỉu tại chỗ làm và đã được chuyển đến cấp cứu tại Bệnh viện quận Thủ Đức.
BS Nguyễn Hồng Trường – Trưởng khoa Cấp cứu BV quận Thủ Đức – cho biết, các công nhân nhập viện đều có triệu chứng ngộ độc giống nhau.
Ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, BV đã phân loại những người có triệu chứng nhẹ được đưa đến các khoa khác để theo dõi và chữa trị. Riêng những bệnh nhân có triệu chứng nặng phải lưu khoa cấp cứu để theo dõi và truyền dịch điều trị.
Thống kê của Bệnh viện, số lượng công nhân nhập viện vì ngộ độc lên đến gần 200 trường hợp. Đại diện của Công ty cho biết, suất cơm của công nhân có mức giá 11.000 đồng, được cung cấp bởi cơ sở suất ăn công nghiệp Anh Hùng tại Bình Dương.
Quảng Trị: hàng trăm người nhập viện do ngộ độc bánh… mì
Ngay 16/10/2013, trên địa bàn thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa đã xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm làm khoảng 160 người mắc và phải nhập viện. Hầu hết các bệnh nhân đều có các triệu chứng như đau quặn bụng, sốt, đi ngoài liên tục và buồn nôn. Hai ngày sau đó, số nạn nhân bị ngộ độc đã lên tới 382 người.
Hơn 300 người ngộ độc vì ăn bánh mì nổi tiếng xứ Quảng.
Qua điều tra sơ bộ của cơ quan chức năng, các bệnh nhân này trước đó đều đã ăn bánh mỳ tại tiệm Quang Trung (139 Lê Duẩn, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa) vào chiều 16/10. Sau khi ăn vài giờ, các bệnh nhân đều thấy xuất hiện các triệu chứng kể trên.
328 người ngộ độc vì ăn cỗ cưới
Trưa ngày 12/4, gia đình ông Quàng Văn Uân, trú tại bản Hùn, xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La tổ chức cưới cho con gái. Sau khi dự tiệc cưới ra về, đến chiều tối nhiều người thấy đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, nôn mửa, có trường hợp nôn ra máu.
Đây là vụ ngộ độc thực phẩm tập thể lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh Sơn la với số người bị ngộ độc là 328 người. Các món ăn của đám cưới gia đình ông Quàng Văn Uân gồm: thịt lợn, thịt gà, thịt bò, rau nộm sôi.
328 người ngộ độc vì ăn cỗ cưới ở Sơn La.
Video đang HOT
6h30 sáng ngày 13/4, Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La đã cử đội cấp cứu lưu động và Bác sĩ Nguyễn Đức Vinh phối hợp phòng y tế thành phố và trạm y tế xã Chiềng Cọ tổ chức khám, phân loại người bệnh ngay tại chỗ. Tại thời điểm đó, có gần 60 bệnh nhân nhân đang nằm tại Ủy ban nhân dân xã Chiềng Cọ và các bệnh nhân vẫn tiếp tục đến khám.
Qua công tác khám sàng lọc, các trường hợp nhẹ được chỉ định cho điều trị tại chỗ; bệnh nhân sốt cao, mất nước đau bụng nhiều chuyển về bệnh viện tỉnh. Tối ngày 13/4, Bệnh viện a khoa tỉnh Sơn La đã tiếp nhận 174 người bệnh.
Qua vụ việc trên, UBND tỉnh Sơn La đã gấp rút thông báo tới người dân quan tâm tới vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt trong các dịp cưới hỏi, ma chay…
Náo loạn vì hơn 600 công nhân ngộ độc thực phẩm
Sau bữa ăn trưa, hàng trăm công nhân ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) kêu gào vì đau bụng dữ dội. Đến sáng 4/10 có đến hơn 400 người được đưa đi cấp cứu tại 3 bệnh viện, 200 người khác điều trị tại các trung tâm y tế.
Trao đổi với báo chí, bà Lê Thanh Tiền, Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Tiền Giang cho biết, vụ ngộ độc tập thể xảy ra tại Công ty TNHH Một thành viên Wondo Vina ở xã Long Bình Điền, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang). Sau bữa ăn trưa 3/10, nhiều công nhân bắt đầu đau bụng, nôn ói được đưa vào Bệnh viện đa khoa huyện Chợ Gạo điều trị.
Vụ ngộ độc tập thể tại Tiền Giang khiến 600 công nhân nhập viện.
Đến sáng 4/10, có trên 600 công nhân bị tiêu chảy, sốt, chóng mặt… kêu la vì không ngừng đau đau đầu, đau bụng. Ngành y tế tỉnh Tiền Giang huy động trên chục xe cấp cứu liên tục chuyển khoảng 400 người vào Bệnh viện Chợ Gạo, Bệnh viện TP Mỹ Tho và Bệnh viện đa khoa Trung tâm tỉnh Tiền Giang. Ngoài ra, còn có trên 200 công nhân đau bụng, nôn ói nhẹ tự đến các cơ sở y tế khám, nhận thuốc điều trị ngoại trú.
Do quá nhiều công nhân ngộ độc cùng lúc lên các bệnh viện quá tải. Liên đoàn lao động cùng lãnh đạo UBND tỉnh Tiền Giang đến các bệnh viện thăm bệnh nhân, hỗ trợ mỗi người 100.000 đồng.
Hàng trăm trẻ nhỏ ngộ dộc thực phẩm
Vụ việc xảy ra vào ngày 23/10, tại trường mầm non Cao Xá (xã Cao Xá, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang). Gần trăm cháu nhỏ theo học tại trường có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm và phải đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.
Bà Nguyễn Thị Hiệp, hiệu trưởng trường mầm non Cao Xá 1 cho biết: “Vụ việc xảy ra vào lúc 7h30 ngày 23/10, khi đó có 10 cháu đột nhiên xuất hiện triệu chứng lạ như: Sốt, nôn và buồn nôn… giáo viên tại trường đã đưa các cháu đi trạm y tế. Tiếp theo sau đó, lần lượt các cháu đều xuất hiện triệu chứng tương tự. Tổng cộng có gần 100 cháu bị ngộ độc”.
Các bé bị ngộ độc được điều trị tại bệnh viện.
Bác sĩ Bùi Văn Mão, trưởng khoa nội tại bệnh viện đa khoa huyện Tân Yên cho biết:”Do phát hiện sớm và điều trị kịp thời nên các cháu nhỏ đã bình phục nhanh, nhiều trường hợp đã xin xuất viện về nhà chăm sóc vì bệnh viện hiện đang quá tải, hiện tại sau ngày 29/10 thì bệnh viện chỉ còn 16 bệnh nhân điều trị tại khoa lây. Nguyên nhân chính dẫn đến việc ngộ độc của các cháu là do nhiễm vi khuẩn kiết lỵ Shigella xâm nhập vào đường tiêu hóa, thông qua việc ăn uống phải loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tích tụ lâu ngày gây nên”.
Tử vong vì ngộ độc rượu
Đầu tháng 12, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã xảy ra liên tiếp các vụ ngộ độc rượu khiến 6 người tử vong.
Theo thông báo, từ ngày 2/12 đến 7/12 tại thành phố Hạ Long và Cẩm Phả đã xảy ra 5 vụ ngộ độc rượu làm 15 người nhập viện, trong đó có 6 người tử vong. Tất cả các nạn nhân đều sử dụng cùng một loại rượu đóng trong chai nhựa 2 lít màu trắng: Rượu nếp 29 Hà Nội lô sản xuất ngày 12.10.2013 của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu 29 Hà Nội.
Loại rượu này đã được lấy mẫu xét nghiệm có chứa hàm lượng Methanol cao gấp gần 2000 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Đây là một loại cồn công nghiệp có độc tính cao, cấm sử dụng trong ăn uống. Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế đã yêu cầu thu hồi khẩn cấp toàn bộ lô rượu trên trong phạm vi cả nước.
Ngày 7/12, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh đã ra Quyết định khởi tố vụ án vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng (theo Điều 244-Bộ Luật hình sự) và đang tập trung điều tra làm rõ vụ ngộ độc “Rượu nếp 29 Hà Nội”.
Theo Người đưa tin
Người từng thách đấu Công tử Bạc Liêu đốt tiền nấu chè: Ngày tàn của một ông hoàng
Chia tay bà Phùng Há, cuộc sống của George Phước chỉ còn là chuỗi ngày ăn chơi vô độ. Số ruộng đất, tài sản còn lại vì vậy mà nhanh chóng tiêu tan. Ngôi nhà đồ sộ ở thành phố Mỹ Tho, rồi rạp hát Huỳnh Kỳ lớn nhất miền Tây cũng bị bán cho người khác.
Hết tiền, bị cơn nghiện hành hạ, George Phước sống lang thang như kẻ ăn mày, rồi gục chết mà không có đất chôn.
Không kịp thực hiện lời nguyền
Sau khi chia tay bà Phùng Há, George Phước càng ăn chơi vô tội vạ và bắt đầu lao vào nghiện ngập. George Phước dẹp gánh hát Huỳnh Kỳ, bán nốt mấy chiếc ghe bầu để lấy tiền ăn chơi tiếp. Rồi nhà cửa, ruộng đất ở Mỹ Tho, Chợ Gạo cũng lần lượt bị ông ký bán. Khi không còn gì để bán, không có tiền thuê nhà, ông ra đường và sống lang thang trong vườn Ông Thượng (công viên Văn Hóa TPHCM ngày nay) cùng với những người ăn xin khác.
Trong cả cuộc đời ăn chơi vô độ và hào phóng, George Phước có nhiều bạn bè, nhiều người thọ ơn ông. Ông hoàn toàn có thể nhờ cậy một chỗ tá túc, thậm chí cả chuyện ăn uống, chữa trị bệnh tật. Thế nhưng, ông không làm thế do lỡ mắc một "lời nguyền".
Ngày còn ngồi trên cả đống tiền của, có kẻ hầu người hạ, trong những cuộc ăn chơi vô độ, George Phước thường tuyên bố trước bạn bè rằng, nếu sau này ông sạt nghiệp, trở nên nghèo khó, ông sẽ tự tay lái chiếc xe hơi chạy ra Cấp (Vũng Tàu) và đâm đầu xuống biển để chết theo xe, chứ nhất định không nhờ vả vào ai.
Cái nghèo đã ập đến quá nhanh, khi giật mình nhận ra đã "sạt nghiệp" thì George Phước cũng chẳng còn chiếc xe hơi nào.
Mộ George Phước (màu sậm) được bà Phùng Há làm lại năm 1999
Giữ đúng "lời nguyền" ngày trước, ông nhất định không nhờ vả ai. Hết tiền ăn chơi, nhà cửa không còn, lại nghiện nặng, thân tàn ma dại, ông sống cảnh lang thang rày đây mai đó ở Sài Gòn và trải qua những ngày tháng cuối đời như kẻ vô hồn trong vườn Ông Thượng.
Vườn Ông Thượng, một khu vườn rộng nằm ở trung tâm TPHCM hiện nay có tên là Công viên Văn Hóa TPHCM (đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1).
Từ năm 1950 đến cuối thập niên 1970 khu vườn có tên là Vườn Tao àn. Trước đó nữa khu vườn này có tên là "vườn Ông Thượng".
Khoảng đầu thế kỷ 19, Tổng trấn Gia ịnh là Lê Văn Duyệt đã lập ra tại đây một vườn cây cảnh để thỉnh thoảng ông cưỡi ngựa đến thưởng lãm, từ đó dân gian quen gọi nơi này là "vườn Ông Thượng". Khi Pháp xâm chiếm nước ta, khu đất này trở thành khuôn viên Dinh Toàn quyền Pháp ở Đông Dương.
Năm 1869, người Pháp cho xây con đường Miss Clavell tách khu vườn khỏi dinh, đặt tên khu vườn là "Jardin de la Ville", nhưng người Sài Gòn vẫn gọi đó là "vườn Ông Thượng".
Đến thập niên 1940, vườn Ông Thượng trở thành công viên chính của Sài Gòn với hàng ngàn cây xanh cổ thụ. Khu vườn là nơi vui chơi, giải trí, tập luyện thể thao của người dân thành phố. Đây cũng là chốn nương thân của trẻ em lang thang, những người cơ nhỡ, những băng nhóm bụi đời.
Chết trong nghèo khổ, cô độc
George Phước đã sống nghèo khổ, bệnh tật lay lắt nhiều tháng trời trong vườn Ông Thượng. Cho tới 1 ngày ông không thể ngồi dậy để đi xin thuốc, ông chỉ còn nằm chờ chết.
Tình cờ một người bạn đồng hương Mỹ Tho của ông tên là Nguyễn Hoàng Phi (cha của ông Phi trước là huyện Chung từng là bạn thân của Đốc phủ Sủng - cha của George Phước) phát hiện George Phước đang nằm chờ chết trong vườn Ông Thượng. Ông Phi đã đưa người bạn nghiện ngập, nghèo khó về quê nhà Chợ Gạo (Mỹ Tho) để chăm sóc, chữa bệnh.
Có người cho rằng, việc đưa George Phước về nhà ông Phi ở Chợ Gạo là do sự sắp xếp của bà Phùng Há, vì lúc đó dù bà đã có chồng khác, nhưng vẫn theo dõi chuyện suy sụp, nghèo khổ của người chồng cũ và tìm cách giúp đỡ.
Bà không thể trực tiếp lo cho người chồng cũ, nên đã nhờ ông Phi (từng là bạn của bà và George Phước) đứng ra lo cho "ông hoàng" đã sa cơ. Có thể, nếu còn tỉnh táo thì George Phước đã từ chối sự giúp đỡ của ông Phi, thà nằm chết ngoài đường còn hơn nuốt "lời nguyền" nhờ vả người khác, dù đó là bạn thân.
Một chiều cuối năm 1949, trên chuyến xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho, George Phước đã trở về cố hương Mỹ Tho sau nhiều năm xa cách.
Ngày rời khỏi Mỹ Tho ông là một "ông hoàng" ruộng đất cò bay thẳng cánh, nhà cao cửa rộng. Giờ ông trở về cố hương trong nghèo khó, bệnh tật, ông buộc phải sử dụng xe lửa - một phương tiện bình dân mà ngày xưa ông không thèm bước chân lên.
George Phước được ông Nguyễn Hoàng Phi đưa về nuôi nấng, chữa trị trong ngôi nhà ở thị trấn Chợ Gạo (nay là trụ sở của một cơ quan huyện Chợ Gạo), lúc ấy ông chỉ còn da bọc xương.
Nếu với tâm lý thoải mái, còn yêu thương cuộc sống, còn khao khát ở lại với đời, có thể George Phước đã vượt qua hoàn cảnh trong sự giúp đỡ tận tình của người bạn tên Phi.
Thế nhưng, khi tỉnh táo nhận ra mình phải nuốt lời nguyền, sống nhờ vào người khác, George Phước đã bị giày vò, cùng với những cơn đói thuốc triền miên, rồi bệnh tật kéo dài, ông đã chết sau đó mấy tháng, vào khoảng giữa năm 1950, khi mới 49 tuổi.
George Phước qua đời không có người thân nào bên cạnh, ngoài người bạn tên Phi. Bên quan tài không một chiếc khăn tang, lúc động quan không có tiếng khóc của người ở lại.
Hầu hết người ông quen biết đều sống ở Sài Gòn, thời ấy thông tin liên lạc khó khăn, giao thông cách trở, vì vậy mà không ai có thể từ Sài Gòn vượt gần 100 cây số đến Chợ Gạo tiễn đưa một "ông hoàng" đã sa cơ.
Ông Phi mua cho người bạn vắn số chiếc áo quan bằng gỗ tốt, thi hài được quàn tại nhà 1 ngày đêm, trước khi được xe thổ mộ chở về ấp Thạnh Khiết, xã An Thạnh Thủy cách đó chừng 5 cây số để chôn.
Chiếc xe thổ mộ chạy trên con đường đá lởm chởm, hai bên đường là những thửa ruộng một thời thuộc sở hữu của Đốc phủ Sủng, về sau được George Phước thừa kế.
Những cánh đồng cò bay thẳng cánh ấy giờ đã thuộc về người khác, nên xe phải chở quan tài đi thật xa mới có chỗ để chôn, trên phần đất nằm trong góc khuất của gia đình ông Phi. Một nấm đất nhỏ được đắp lên vội vã để chôn vùi một con người từng ăn chơi khét tiếng vùng đất Nam Bộ, bên trên không có tấm bia mộ nào.
Ngôi mộ đất "vô chủ" ấy nằm trong góc khu vườn vắng không thay đổi hiện trạng trong suốt gần 50 năm. Cho đến một ngày cuối năm 1999 khi bà Phùng Há tìm đến.
Trước khi tuân theo mệnh trời đi về cõi vĩnh hằng, bà Phùng Há đã tới nơi chôn cất người chồng cũ để xây lại cho ông một ngôi mộ đàng hoàng.
Theo Thanh Thủy
Lao động
Chuyện người thách đấu Công tử Bạc Liêu đốt tiền (kỳ 2): Chuyện tình George Phước - NSND Phùng Há Là người giàu có, ăn chơi phóng túng, lại mê sân khấu cải lương, nên khi gặp cô đào hát vang danh thời đó là "cô Bảy Phùng Há" (NSND Phùng Há sau này), George Phước đã quyết chinh phục cho bằng được... Họ thành vợ chồng và trong thời gian 7 năm có với nhau 2 đứa con. Họ đã có công...