Những vụ mất tích bí ẩn ở nơi được mệnh danh ‘tam giác quỷ’ đáng sợ nhất nước Nga
Có một địa điểm được mệnh danh là ‘tam giác quỷ’ ở nước Nga bởi nhiều người một đi không trở lại sau khi dấn thân thám hiểm nơi này.
Vào thế kỷ 18, bên bờ sông Tosno, cách thành phố St. Petersburg khoảng 40 km, nhiều mỏ khai thác cát thạch anh xuất hiện. Chúng ngày càng mở rộng để phục vụ cho xưởng chế tác thủy tinh Imperial Glassworks.
Tới năm 1922, khi cơn sốt xây dựng tại St. Petersburg đã nguội, cát trên sông Tosno được khai thác tới mức không còn sinh lãi. Hàng kilomet mỏ cát ven sông bị bỏ hoang. Qua nhiều thập kỷ, nước ngầm xói mòn đất cát, biến đổi cấu trúc địa hình.
Từ đó, mê cung hang động được mệnh danh là “tam giác quỷ” của Nga ra đời. Đó là mê cung hang Sablino với lối vào trải khắp 14 hang động ven bờ sông.
Người địa phương đặt cho Sablino nhiều biệt danh khác nhau như “máy xay thịt”, “vỉ đập ruồi”, “máy chém”… Nhưng danh hiệu nổi tiếng nhất của Sablino là “ xe điện” bởi nhiều người cho rằng khi tiến vào mê cung này họ luôn có cảm giác tương tự như mắc kẹt giữa toa xe điện vào giờ cao điểm vậy.
Theo một số tài liệu, trong thời gian từ năm 1982 – 1984, khoảng 300 người sinh sống ở những đường hầm trong mê cung hang Sablino, Nga. Họ là những người bất mãn với cuộc sống, các băng đảng xã hội đen, côn đồ và cả người ngẫu nhiên phát hiện rằng cuộc sống dưới lòng đất giống như một trò chơi.
Mê cung hang Sablino có tới 14 lối vào các hang động. (Ảnh: RBTH)
Những vụ mất tích bí ẩn cứ lần lượt diễn ra, vì thế mà hệ thống hang động Sablino được ví như tam giác quỷ Bermuda phiên bản Nga. Theo Alexei Gurevich, thành viên của một trong những hội nhóm sống trong hang có tên Pilgrims (Những người hành hương), người ta cứ biến mất không dấu tích. Mới đầu, những vụ biến mất bị cho là do cảnh sát hoặc tình báo, nhưng mọi thứ dần giống như có ai đó đang nhúng tay vào chuyện này. Khi thủ lĩnh của một hội nhóm biến mất, tin đồn lan truyền khắp hang về một thế lực hắc ám nào đó. “Nó là thứ gì, tôi cũng không biết”, Alexei Gurevich nói.
Giới chức trách không thể tìm ra tung tích của người mất tích và những vụ án này đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ.
Từ đây, một giả thuyết đưa ra rằng bên trong mê cung hang Sablino có lỗ hổng thời gian. Người ta vô tình đi vào lỗ hổng này nên đến một thế giới khác. Nhiều giả thuyết khác còn nói những vụ mất tích bí ẩn tại đây có thể do hiện tương siêu nhiên, quái vật, hay thậm chí người ngoài hành tinh gây ra.
Các nhà khảo cổ học lại cho rằng, những người lạc trong Sablino gặp phải “cát lún” dưới lòng đất hoặc rơi vào “đầm lầy đầy cát”. Tuy nhiên, lời giải cho những vụ mất tích là nạn nhân bị hút vào những hố cát ướt dính được cho là không thuyết phục.
Ngày nay, mê cung hang Sablino trở thành nơi tham quan trải nghiệm cảm giác phiêu lưu, được tổ chức dành cho những vị khách “cứng bóng vía” vào những dịp như đêm giao thừa, Halloween hay thứ 6 ngày 13. Họ chỉ bán vé vào cửa cho những chiếc hang nằm ở bờ bên trái sông Tosno để đảm bảo an toàn cho du khách.
Video đang HOT
Những vụ mất tích bí ẩn dưới đáy Đại Tây Dương chưa có lời giải đáp
Đại Tây Dương vẫn luôn được xem vùng biển chứa đựng nhiều bí mật, trong đó có cả những vụ mất tích bí ẩn trong suốt nhiều thập kỷ qua.
Tai nạn tàu lặn Titan của công ty OceanGate Expeditions là một trong những bị mất tích bí ẩn tiếp theo trên Đại Tây Dương từng được ghi nhận. Titan mất liên lạc với tàu nổi Polar Prince vào 4 giờ sáng 18/6 khi đang lặn xuống khu vực tàu Titanic đắm ở độ sâu hơn 3.800 m.
Theo lực lượng tuần duyên Mỹ, tính đến 18h tối 22/6 (theo giờ Việt Nam), dự trữ oxy trên tàu Titan đã cạn. Khả năng tìm thấy 5 người trên tàu lặn này còn sống sót là rất thấp.
Dù công nghệ hàng hải hiện nay đã có sự phát triển vượt bậc, nhưng việc xác định được nguyên nhân cũng như giải cứu thành công các trường hợp tai nạn trên biển luôn rất thấp. Và dưới đây là một số vụ tai nạn bí ẩn ở Đại Tây Dương mà chưa có lời giải đáp:
Lực lượng hải quân Brasil trục một mảnh vỡ từ chiếc Airbus A330 mang số hiệu AF447.
Chuyến bay AF447
Đêm 31/5/2009, máy bay của Air France mang số hiệu AF447, cất cánh từ thành phố Rio de Janeiro, Brazil, mang theo 228 người, trong đó có 216 hành khách với phần lớn là người có quốc tịch Brazil và Pháp. Nó dự kiến hạ cánh xuống sân bay Charles de Gaulle, ở Paris, Pháp, vào lúc 9h10 (giờ GMT) ngày hôm sau.
Tuy nhiên AF447 đã biến mất khỏi radar trong lúc băng qua một cơn bão trên Đại Tây Dương. Chiếc Airbus A330 đã biến mất giữa màn đêm mà không có dấu hiệu cầu cứu.
Nhiều ngày sau, các mảnh vỡ được tìm thấy giữa đại dương, nhưng phải mất gần hai năm để xác định vị trí của phần lớn thân máy bay và khôi phục dữ liệu hộp đen. Quá trình tìm kiếm diễn ra trên 17.000 km2 dưới đáy đại dương, ở độ sâu lên tới 4.000 m trong hơn 22 tháng.
Dù tìm thấy được hộp đen nhưng cho đến nay nguyên nhân dẫn đến tai nạn của AF447 vẫn chưa được làm rõ.
Tàu ngầm hạt nhân USS Thresher của hải quân Mỹ.
Tàu ngầm USS Thresher
Ngày 10/4/1963, tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Thresher (SSN-593) của hải quân Mỹ bị mất tích bí ẩn trên Đại Tây Dương cách bán đảo Cape Cod, Massachusetts khoảng 350 km cùng với toàn bộ 129 thủy thủ trên tàu
Kết luận chính thức của hải quân Mỹ cho rằng, lỗi kỹ thuật hàn đã khiến một đường ống trên tàu ngầm bị hỏng, khiến nước biển tràn vào tàu, gây chập điện và lò phản ứng hạt nhân trên tàu ngừng hoạt động.
Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều bất đồng về nguyên nhân khiến USS Thresher gặp sự cố và chìm xuống đáy biển.
Một giả thuyết khác được nhiều chuyên gia đưa ra là USS Thresher gặp sự cố về điện chứ không phải vỡ đường ống, đã khiến các máy bơm làm mát của lò phản ứng ngừng hoạt động.
Cho đến nay hải quân Mỹ vẫn chưa thể xác định nguyên nhân dẫn đến tai nạn của USS Scorpion.
Tàu ngầm USS Scorpion
Ngày 22/5/1968, tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Scorpion (SSN-589) của hải quân Mỹ bất ngờ biến mất khi đang làm nhiệm vụ ở Đại Tây Dương cùng với 99 thủy thủ trên tàu.
Một chiến dịch tìm kiếm quy mô lớn được triển khai với hàng chục tàu nổi, tàu ngầm, máy bay ở cả 2 bờ Đại Tây Dương.
Đến ngày 29/10/1968, xác tàu được phát hiện cách quần đảo Azores 643 km về phía tây nam và nằm ở độ sâu 3.048 m. Con tàu được cho là đã vỡ làm 3 mảnh, nhưng nguyên nhân khiến tàu bị đắm hiện vẫn chưa được tìm ra.
Một phi đội máy bay Avenger của hải quân Mỹ tương tự phi đội số 19 mất tích trên Tam giác quỷ Bermuda.
Chuyến bay số 19
Vào ngày 5/12/1945, một phi đội máy bay của hải quân Mỹ cất cánh rời khỏi căn cứ ở Florida và không bao giờ trở lại.
"Chuyến bay" số 19 là tên nhiệm vụ của 5 máy bay ném ngư lôi Avenger của hải quân Mỹ và một số máy bay hỗ trợ. Họ thực hiện chuyến bay huấn luyện tác chiến như hàng ngày và mọi thứ diễn ra khá suôn sẻ cho tới lúc phi đoàn trở về căn cứ ở Fort Lauderdale.
Vào thời điểm này, các phi công trong phi đội bắt đầu thông báo rằng họ bị mất phương hướng khi bay qua Tam giác quỷ Bermuda.
Tam giác quỷ Bermuda nằm ở phía tây bắc Đại Tây Dương. Ba điểm của Tam giác quỷ này hướng tới Miami, Bermuda và Puerto Rico.
Sau vài phút, các phi công nói trên đã hoàn toàn mất liên lạc với trạm kiểm soát mặt đất, sau đó tín hiệu của họ cũng biến mất khỏi màn hình radar.
Trong 5 ngày sau đó, lực lượng tuần duyên Mỹ đã tìm kiếm đủ mọi nơi phi đội máy bay trên có thể đến hoặc gặp nạn nhưng đều không có kết quả. Hải quân Mỹ sau đó đành kết luận chuyến bay số 19 mất tích. Vụ việc này cho tới tận về sau cũng không có thêm manh mối nào đáng kể.
Xác tàu Titanic nằm ở độ sâu hơn 3.800 m dưới Đại Tây Dương, phía đông nam Newfoundland, Canada.
Tàu Titanic
Vào đêm 14, mờ sáng 15/12/1912, con tàu khổng lồ được cho rằng "không thể chìm" đã gặp nạn ở ngoài khơi Newfoundland, bắc Đại Tây Dương sau khi va chạm với một núi băng trôi, ngay trong hải trình đầu tiên từ Southampton (Anh) tới New York (Mỹ).
Theo Titanic Universe, tàu Titanic đã chìm xuống dưới những làn sóng đen. Trong số hơn 2.240 hành khách trên tàu, hơn 1.500 người đã thiệt mạng trong thảm kịch này.
Các báo cáo cho hay, người trực tổng đài điện thoại trên Titanic đã nhận được nhiều cảnh báo từ các tàu khác về hàng loạt núi băng tập trung nhiều trong khu vực. Tuy vậy, Thuyền trưởng Edward John Smith vẫn phớt lờ cảnh báo. Có thông tin cho rằng khi thảm kịch xảy ra tàu Titanic đang chạy nhanh hơn tốc độ cho phép.
Với 16 khoang kín nước được đóng vào trong thân tàu, các nhà thiết kế cho rằng con tàu có thể chống đỡ với bất kỳ một tác động nào. Khi được cảnh báo phía trước tàu là núi băng, con tàu đã đổi hướng để tránh bị đâm song đã muộn.
Việc tìm thấy xác tàu Titanic vào năm 1985 dưới Đại Tây Dương đã giúp các sử gia có thêm nhiều thông tin liên quan tới thảm kịch này.
Nhà khoa học Australia tuyên bố đã có lời giải về Tam giác quỷ Bermuda Một nhà khoa học Australia cho biết yếu tố xác suất là nguyên nhân hàng đầu gây ra những vụ mất tích bí ẩn ở khu vực có biệt danh Tam giác quỷ Bermuda. Trong thế kỷ trước, khoảng 50 con tàu và 20 chiếc máy bay đã biến mất tại khu vực được mệnh danh là Tam giác quỷ Bermuda (thực tế...