Những vụ lên mạng bán mình gây ’sốc’ nhất
Cô gái 16 tuổi ở thành phố Newry ( Bắc Ailen) “rao bán” trinh tiết trên trang web Gumtree mới đây không phải là người đầu tiên và cũng sẽ không phải là người cuối cùng làm vậy.
Việc này đang được các teen nữ “phát huy” triệt để với nhiều lí do biện minh và các quý ông thì hưởng ứng nhiệt tình, tạo nên một trào lưu hết sức nguy hiểm trong giới trẻ.
Rao bán mình để kiếm tiền học tiếp cao học
Natalie Dylan được ra giá với con số kỷ lục 3,7 triệu đôla.
Natalie Dylan, 22 tuổi, sống ở San Diego (California, Mỹ) đã đăng thông tin về cuộc bán trinh hồi đầu năm ngoái. Kể từ đó, có tới hơn 10.000 quý ông đưa ra lời đề nghị làm “chuyện ấy” với cô. 3,7 triệu USD là số tiền lớn nhất mà một vị “khách hàng” đã mạnh tay ra giá chỉ để qua đêm với cô gái này.
Natalie đã có bằng cử nhân về ngành nghiên cứu phụ nữ và quả quyết rằng cô không giống như những cô gái bình thường hạ thấp bản thân mình bằng chuyện đấu giá trinh tiết. Cô nảy sinh ý định này sau khi người chị gái – Avia, 23 tuổi – kiếm đủ tiền đóng học phí chỉ sau 3 tuần làm… gái mại dâm.
Natalie bán mình để kiếm tiền học cao học
Natalie có ý định bán mình để kiếm tiền học tiếp cao học. “Chuyện học hành của tôi là nghiêm túc. Tôi đấu giá trinh tiết nhưng không bán thân. Tôi không để bị lợi dụng”, cô gái quả quyết.
Cô cho biết rằng mẫu quảng cáo của cô thu hút đông đảo các quý ông ham “của lạ”, “từ những kẻ dị hợm tưởng tượng đủ thứ kì quặc chúng muốn làm với tôi đến những tay doanh nhân thành đạt giàu có”.
Chấp nhận quan hệ không dùng “biện pháp”
Video đang HOT
Alina Percea đồng ý bán “cái ngàn vàng” với giá 8.800 bảng Anh
Alina Percea, 18 tuổi, rao bán “cái ngàn vàng” của mình trên mạng với giá 50.000 bảng Anh để có thể theo học đại học. Người thắng cuộc là một doanh nhân người Italy 45 tuổi. Ông đã trả tiền để cô bay đến Venice và hai người đi tham quan một ngày rồi mới qua đêm ở một khách sạn sang trọng. Khoản tiền trả cho cô là 8.800 bảng.
Alina rời gia đình ở Romania đến nước Đức tìm việc làm nhưng cô đã mất việc trong một cửa hàng ăn vì khả năng nói tiếng Đức quá kém. Cô nghĩ đến việc bán mình trên một trang web khiêu dâm sau khi đọc được tin về cô gái Natalie Dylan sống ở Mỹ đã bán được “cái nghìn vàng” của mình với giá 3,7 triệu đô.
Alina đã trải qua hai cuộc khám sức khỏe để chứng minh sự trong trắng của mình, người đàn ông kia cũng chứng minh là ông không bị mắc các bệnh về đường tình dục và hai người đồng ý quan hệ với nhau mà không dùng bất cứ biện pháp an toàn tình dục nào. Nhưng số tiền cô thu được vẫn quá thấp so với khoản chi phí cô cần trả. Alina cho biết sẽ quay trở lại sống với bố mẹ nhưng vẫn sẽ đi học đại học.
Cô nàng chấp nhận “quan hệ” không dùng biện pháp an toàn nào cả.
Người mẫu bán mình mua nhà
Raffella Fico, cô người mẫu 20 tuổi đến từ Naples (Italy) chuyên chụp ảnh cho các tạp chí dành cho nam giới, cũng rao bán “cái ngàn vàng” của mình vào năm 2008 với giá 1 triệu Euro để mua một ngôi nhà ở Rome và trang trải cho việc theo học các lớp diễn xuất.
Raffella Fico chuyên chụp ảnh cho tạp chí dành cho nam giới.
Gia đình Raffella cho biết rằng cô vẫn còn “con gái”. “Raffella chưa từng có người bạn trai nào hết, tôi xin thề trước vong linh mẹ tôi như thế!”, anh trai của cô người mẫu quả quyết.
Tuy nhiên, Raffella cho biết rằng cô sẽ “chọn mặt gửi vàng”: “Không biết người đàn ông nào sẽ chịu móc hầu bao ra đây. Tuy chưa biết “quan hệ” là thế nào, nhưng nếu người đàn ông ấy… xấu quá chắc tôi sẽ từ chối thôi!”.
Tuy trông bốc lửa nhưng cô người mẫu được cam đoan là vẫn còn “con gái”.
Bán “cái ngàn vàng” để chữa bệnh cho mẹ
Vào năm 2005, câu chuyện về một cô người mẫu ở Peru tên Graciela Yataco, 18 tuổi, rao bán trinh tiết của mình để kiềm tiền chạy chữa cho người mẹ bệnh nặng cũng gây xôn xao dư luận không kém.
Hoàn cảnh gia đình Graciela vốn rất khó khăn. Cô đã phải bắt đầu đi làm kiếm tiền phụ gia đình khi chỉ mới là đứa bé 8 tuổi, đến 15 tuổi thì nghỉ học và bây giờ ở tuổi 18, cô kiếm được khoảng 60 đôla/ tháng bằng nghề người mẫu nghiệp dư.
Mẹ Graciela bị ốm nặng không có khả năng lao động và đứa em trai 12 tuổi còn đang đi học, số tiền cô kiếm được quả thật hết sức ít ỏi không trang trải đủ cuộc sống. Không muốn em mình phải bỏ học giữa chừng và cần tiền để chạy chữa cho mẹ, Graciela quyết định rao bán “cái ngàn vàng” của mình để lo cho gia đình. Cô tung tin rao bán mình lên các trang báo, tivi và mạng internet để tìm kiếm người nào trả giá cao nhất.
Graciela rao bán mình để chạy chữa bệnh cho mẹ
Có nhiều luồng ý kiến trái chiều về việc làm của cô gái này. Có người cho rằng đây cũng chỉ là một dạng “bán thân” như những gái mại dâm, một số khác lại cho rằng việc cô làm thể hiện sự hy sinh cao cả để cứu gia đình khỏi cảnh bần cùng nghèo đói. Trong khi đó, những nhà phê bình và những chương trình trò chuyện trên truyền hình thì lại lên án cô vì đã bôi nhọ danh tiếng đất nước Peru.
Graciela (ngoài cùng bên phải) khi còn thơ ấu. Cô đã dần trở thành người làm việc để chu cấp cho cả gia đình.
Tuy nhiên, khi được một người đàn ông sống ở Canada “ra giá” 1,5 triệu đô để qua đêm với cô, Graciela lại từ chối. Cô từ bỏ ý định bán “cái ngàn vàng” của mình: “Tôi quyết định không bán trinh tiết của mình, cho dù có bất cứ giá nào”.
Cô kể về người đàn ông “ra giá” 1,5 triệu đô: “Ông ấy nói ông ấy rất vui vì tôi đã suy nghĩ lại. Ông ấy bảo rồi một ngày tôi sẽ tìm được người xứng đáng với tôi…”
Graciela cũng cho biết ý kiến của mẹ cô về chuyện này: “Mẹ tôi không phản đối những ý định của tôi, bà luôn tôn trọng tôi, coi tôi như là một người trưởng thành vậy. Tuy nhiên, mẹ giảng giải cho tôi rằng đời tôi sẽ như thế nào nếu tôi quyết định làm như thế, sau này tôi sẽ lấy tấm gương đâu để dạy con cái, liệu có người đàn ông nào chấp nhận quá khứ tôi như thế không, và liệu mớ tiền ấy rồi có làm tôi hạnh phúc…?”
Graciela chia sẻ suy nghĩ của cô: “Tiền quả thật là quan trọng, nhưng không phải là tất cả… Tôi sẽ tìm được hạnh phúc với những phẩm chất vốn có của mình”.
Theo VTC News
Những người trẻ đam mê ngôn ngữ kí hiệu
(Zing) - Hương - thành viên từng tham gia ngay từ đầu khi CLB mới thành lập, cho đến thời điểm hiện nay bạn rất giỏi về NNKH tâm sự: "Lúc đầu vì thích, nhưng càng học càng đam mê".
NNKH xuất phát từ cuộc sống và được chính những người câm điếc sáng tạo ra. Quốc gia đầu tiên phát triển NNKH một cách toàn diện và hoàn chỉnh là nước Pháp. Tuy nhiên hiện nay ASL (NNKH Mỹ) mới là NNKH có người sử dụng nhiều nhất.
Ảnh minh họa
NNKH: Không chỉ của người khuyết tật
Những người khuyết tật câm, điếc không may mắn vì mất đi một trong những giác quan cần thiết để cảm nhận cuộc sống. Họ chỉ còn đôi mắt để thay thế cho giác quan bị hỏng đó. Và họ tìm đến NNKH - một ngôn ngữ để họ có thể giao tiếp với xã hội, với cuộc sống và quan trọng hơn cả...là giao tiếp với nhau. NNKH trở thành ngôn ngữ của những người khuyết tật.
Những người bình thường học NNKH để có thể giao tiếp với những người khuyết tật, hay đơn giản là vì thích, vì đam mê. Họ hy vọng rằng ở một tương lai không xa người ta sẽ coi việc học NNKH là một việc bình thường, trở thành một thú vui thì lúc ấy xã hội sẽ mở rộng hơn với những người khuyết tật câm điếc. Họ sẽ có thể sống một cách có ích và chất lượng hơn.
Với mục đích là đưa NNKH phổ biến hơn với cộng đồng, giao lưu kết bạn CLB NNKH đã ra đời vào 10/2006 với những bước đi khó khăn đặc biệt là về kinh phí. Theo lời chia sẻ của chị Thảo - một trong những thành viên đầu tiên thành lập CLB, lúc mới đầu thành lập cái khó khăn nhất là kinh phí. Nhiều khi CLB muốn đi tình nguyện hoặc giúp đỡ các bạn khuyết tật có việc làm cũng vô cùng khó khăn.Tuy nhiên lúc mới đầu thành lập cũng được sự ủng hộ của báo chí nên đây là những thuận lợi đáng kể và là nguồn động viên lớn cho CLB".
CLB thu hút những người bình thường tham gia học NNKH để có thể giao tiếp với những người khuyết tật. Hương - thành viên từng tham gia ngay từ đầu khi CLB mới thành lập, cho đến thời điểm hiện nay bạn rất giỏi về NNKH tâm sự: "Lúc đầu vì thích, nhưng càng học càng đam mê vì mình có thể hiểu ngôn ngữ của họ, đến bây giờ thì mình có thể hy vọng nhiều hơn thế là mình có thể đi dạy lại cho các bạn về NNKH để NNKH trở nên phổ biến hơn trong cuộc sống"
3 năm với những thăng trầm, có những khi tưởng chừng như câu lạc bộ bị đình trệ nhưng rồi với niềm đam mê và nhiệt huyết, tình yêu thương và lòng nhân ái, ban chủ tịch câu lạc bộ tiếp tục vực dậy những hoạt động của nhóm.
Sau một thời gian gián đoạn, gần đây CLB được khôi phục lại có thể nói là từ đầu. Chị Quỳnh hiện là chủ tịch CLB cho biết: "Mọi thứ đều mới bắt đầu nên chưa nói được gì, chị cũng vẫn đang theo học lớp K20, rất hy vọng có thể giúp được các bạn khuyết tật, hay đơn giản là có thể giao tiếp với họ". CLB NNKH từ khi thành lập đến nay đã tổ chức được 21 khóa học cho khoảng 400 người. Hiện nay CLB NNKH có tổ chức 2 lớp học tại giảng đường khoa xa hội học, ĐHKHXH&NV, là A20 và A21.
Tháng 12/2009 vừa qua, CLB có tổ chức buổi giao lưu chào mừng sinh nhật 3 tuổi. Có thể nói đây là một buổi tối ấm áp và tràn ngập tiếng cười cũng như tràn ngập tình yêu thương. Có bánh kem, có nến, có sân khấu và có những con người giao tiếp với nhau bằng NNKH. Có một cảm giác mà bất cứ ai tham gia đều cảm nhận được đó là họ như một gia đình với tất cả lòng nhiệt thành và tâm huyết. Ở đây các bạn không thể phân biệt đâu là người khuyết tật, đâu là người bình thường vì họ chung một ngôn ngữ - NNKH.
Hương Dương
Khi lễ phép bị coi là 'chảnh' Thầy cô vào lớp, nhiều sinh viên "chả thèm" đứng lên chào. Những bạn lễ phép đứng dậy thì nghe phía sau thì thầm: "Thằng này muốn làm nổi", "Chảnh quá hà!". Ảnh minh họa Đã ít dần những tiếng "thưa thầy, thưa cô" Còn bây giờ thì sinh viên rất tự tin, mạnh dạn trong lời nói, trao đổi, tiếp xúc với...