Những vụ kiện đình đám ở V.League
V.League đã chứng kiến nhiều vụ kiện cáo um xùm giữa ngoại binh và các CLB.
Có thể thấy, phần thiệt thường thuộc về các đội bóng do đưa ra quyết định dựa vào “ý chí chủ quan”, trong lúc cầu thủ ngoại có sự hỗ trợ của các nhà môi giới vốn am tường về đường đi nước bước của luật cũng như “lệ”.
Cuối năm 2011, tiền đạo Francois Edene gặp chúng tôi với mong muốn nhờ báo chí lên tiếng khi bị Navibank Sài Gòn thanh lý hợp đồng trước thời hạn với lý do “không còn phù hợp với đội bóng” dù giao kèo giữa hai bên vẫn còn 1 năm. Chân sút người Mexico yêu cầu Navibank Sài Gòn phải trả 80.000 USD còn lại trong khoản lót tay 120.000 USD/mùa cùng các khoản phụ phí khác. Hẳn nhiên, đội chủ sân Thống Nhất không muốn thực hiện điều đó. Nhưng khi cái lý nằm về phía cầu thủ và nếu ra tòa, Navibank Sài Gòn sẽ nắm chắc phần thua nên sau đó, họ đành móc tiền để đền bù hợp đồng cho Francois Edene.
Năm 2013, tiền đạo Huỳnh Kesley dọa kiện Sài Gòn Xuân Thành lên FIFA do đội bóng này không chịu trả anh số tiền nợ gần 30.000 USD và 77 triệu đồng. Sau vài lần thương thảo cùng sự nhượng bộ của hai bên, “quả bom” đã được tháo gỡ khi SG.XT chấp nhận trả 20.000 USD cho chân sút gốc Brazil.
Cho rằng Stevens vi phạm nội quy nên Hải Phòng ra hình thức kỷ luật với chân sút này. Không bằng lòng với quyết định ấy, tiền đạo người Jamaica đã rời đội bóng đất Cảng và tháng 2/2019, gửi đơn kiện lên FIFA. Sau một thời gian xem xét và đánh giá, FIFA đã xử Stevens thắng kiện, buộc Hải Phòng phải bồi thường cho ngoại binh này 200.000 USD.
Năm 2013, Huỳnh Kesley có khúc mắc về hợp đồng với Sài Gòn Xuân Thành – Ảnh: ĐỨC CƯỜNG
Rời Thanh Hóa hồi đầu mùa sau chuỗi thành tích kém cỏi, HLV Fabio Lopez đã kiện lên FIFA do những khúc mắc trong việc đội bóng xứ Thanh sa thải ông. Diễn tiến sự việc đến giờ vẫn là bí mật khi không bên nào cung cấp thêm thông tin, nhưng có nguồn tin cho rằng, cả hai phía đã dàn xếp ổn thỏa.
Đó là những vụ việc được truyền thông nhắc đến trong hàng chục năm qua, nhưng không phải là chuyện hiếm ở các đội bóng Việt Nam. Có thể thấy trong những sự việc này, phần thua thường thuộc về các CLB. Cũng dễ hiểu khi các quyết định đưa ra từ phía lãnh đạo đội bóng chỉ dựa trên cảm nhận chủ quan, lý do khá mơ hồ nên không thể thuyết phục được những người đứng ra phân xử. FIFA hay bất cứ tổ chức nào khi làm nhiệm vụ “trọng tài” đều đứng trên nguyên tắc công bằng và lẽ phải, dựa vào chứng cứ thuyết phục chứ không phải khơi khơi theo kiểu lập luận “không phù hợp chuyên môn” hay “vi phạm nội quy” để đem đến lợi thế cho CLB. Hoặc một số đội bóng thấy đuối lý nên đành phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” chi tiền đền bù cho cầu thủ để yên chuyện.
Video đang HOT
Francois Edene (phải) bị Navibank Sài Gòn thanh lý hợp đồng trước thời hạn vào năm 2011
Bản thân các cầu thủ nước ngoài cũng không phải tay mơ để nhắm mắt ký hợp đồng mà không cần đọc hết văn bản. Cũng có thể thấy, trong hợp đồng giữa hai bên có những kẽ hở mà khi xảy ra chuyện và kiện đến FIFA, các đội bóng V.League luôn ở thế bất lợi. Trao đổi với chúng tôi trong vụ việc năm 2011, tiền đạo Francois tin chắc sẽ thắng kiện nếu đưa lên FIFA, bởi “quá am hiểu cách làm việc của các đội bóng Việt Nam”. Họ đa phần được tư vấn khá kỹ trước khi đặt bút ký hợp đồng. Chính đại diện của lực lượng “lính đánh thuê” này, tức nhà môi giới, là người rà soát lại các điều khoản trong hợp đồng cho cầu thủ để từ đó có thể đưa ra những dự đoán liên quan đến pháp lý có thể xảy ra, chứ không đơn giản là “lấy xong tiền môi giới là hết nhiệm vụ” như dư luận thường đồn đoán.
Chấp nhận ngậm đắng nuốt cay
Những ngoại binh mới đến Việt Nam thường “ngoan ngoãn” nghe lời các nhà môi giới. Bởi họ không có điểm tựa và tương lai phía trước vẫn là dấu hỏi.
Nhưng khi khẳng định được năng lực chuyên môn và được nhiều đội bóng chèo kéo, có trường hợp đã tìm cách “phản kèo” để ôm trọn tiền, không phải tốn phí cho nhà môi giới do quan hệ có sẵn, ít nhất là với CLB mà cầu thủ đó đang đầu quân. Còn nhớ cách đây 2 năm, Nsi đã bị cấm thi đấu 1 năm do cùng lúc ký hợp đồng với cả XSKT.CT lẫn Sài Gòn FC. Nhưng sâu xa sau đó là chân sút ngoại này dứt tình với người đại diện đã chăm lo cho mình.
Những xùm lùm gần đây giữa ngoại binh và một đại diện cầu thủ cũng có nguyên nhân từ việc “qua cầu rút ván”. Trong những trường hợp như thế, người đại diện luôn ở thế bị động và chấp nhận “ngậm đắng nuốt cay”.
Nsi Amougou bán xới khỏi Việt Nam sau sự cố “đi đêm”
Nsi Amougou từng được xem là một trong những chân sút hàng đầu V.League giai đoạn 2011-2016. Anh thi đấu rất thành công, gặt hái nhiều danh hiệu với Sài Gòn Xuân Thành, B.BD… trong giai đoạn này. Tuy nhiên, sự nghiệp của Nsi tại Việt Nam dường như tiêu tan sau sự cố “đi đêm” với Sài Gòn FC ở V.League 2018. Theo đó, dù đã ký hợp đồng thi đấu cho XSKT.CT, nhưng tiền đạo người Cameroon lại tiếp tục ký hợp đồng với Sài Gòn FC để chơi bóng ở V.League 2018 cùng mức lương và lót tay hậu hĩnh hơn. Sau đó, Nsi bị Ban kỷ luật VFF cấm thi đấu 1 năm, phạt 10 triệu đồng vì ký hợp đồng cùng lúc với cả XSKT.CT lẫn Sài Gòn FC. Kể từ án kỷ luật này, Nsi không còn xuất hiện trên các sân cỏ Việt Nam.
Kiatisak, Leandro và những ngoại binh hay nhất lịch sử V.League
Trong hai thập kỷ qua, V.League chứng kiến nhiều màn trình diễn của các ngoại binh đẳng cấp, để lại ký ức khó phai trong lòng người hâm mộ.
Huỳnh Kesley là một tượng đài thực sự ở V.League sau hơn một thập kỷ thi đấu. Chia sẻ với Zing, lão tướng "U40" cho biết lẽ ra anh vẫn có thể thi đấu thêm mùa giải 2020 vì đam mê, nhưng ảnh hưởng của đại dịch khiến kế hoạch trở lại trong giai đoạn 2 bị hủy bỏ. Kesley quyết định "treo giày" để đi làm trợ lý HLV cho đội trẻ U15 Bình Dương.
Chia tay bóng đá Việt Nam đã lâu để dấn thân vào sự nghiệp bình luận viên ở quê nhà, "King Leandro" vẫn luôn được nhớ đến như một tượng đài của bóng đá Hải Phòng. Trong cuộc phỏng vấn hồi đầu năm nay với Zing, Leandro cho biết anh vẫn còn giữ "lửa" với trái bóng tròn và sẵn sàng quay lại Việt Nam thi đấu nếu có một CLB nào đó đề nghị.
Cựu tuyển thủ U20 Nam Phi cũng để lại một sự nghiệp khó quên ở V.League. Anh được biết đến nhờ phong cách sống có thể nói là "ngoan" nhất giải. Philani không uống bia rượu, luôn gửi phần lớn tiền lương (không dưới 6.000 USD) về quê nhà. Sau nhiều năm gắn bó với Bình Dương, Philaini ghi 34 bàn thắng. Anh trở về quê thi đấu thêm 2 năm rồi học bằng HLV chuyên nghiệp.
Cristiano đến Hà Nội vào năm 2008 để chơi ở vị trí trung vệ. CLB Hà Nội (tiền thân là Hà Nội T&T) là đội bóng đầu tiên của bóng đá Việt Nam thăng 3 hạng trong 3 năm liên tiếp và giành chức vô địch V.League nhanh nhất trong lịch sử. Cristiano là một phần của thành công vô tiền khoáng hậu đó.
Cùng với Hoàng Vũ Samson và Cristiano Roland, Gonzalo Damian là một trong 3 ngoại binh hay nhất lịch sử CLB Hà Nội. Chân sút người Argentina ghi tới 57 bàn sau 88 trận ra sân và từng chia sẻ danh hiệu Vua phá lưới với Samson mùa 2013.
Bản hợp đồng mang tên Kiatisak là viên gạch đầu tiên gây dựng nên đế chế HAGL cách đây hơn 10 năm. Ông góp công giúp HAGL vô địch V-League 2 năm liên tiếp, giành 2 Siêu cúp (2003, 2004). Khi chuyển sang làm HLV, Kiatisak giúp Thái Lan vô địch AFF Cup (2014 và 2016), giành HCV SEA Games (2013), vào tới bán kết ASIAD 17 (2014). Kiatisak đang điều hành học viện bóng đá riêng của ông ở quê nhà.
Fabio dos Santos là cầu thủ nhập tịch đầu tiên có vinh dự khoác áo tuyển Việt Nam. Thân hình "hộ pháp" cùng phản xạ tuyệt vời giúp Fabio gần như là người gác đền số một V.League thời điểm đó. Fabio cũng tạo dấu ấn riêng nhờ những cú đá phạt thần sầu. Sau khi giải nghệ, Fabio ở lại Việt Nam mở học viện đào tạo các thủ môn nhí.
Trước thời của Đỗ Merlo, Jose Almeida là đầu tàu trên hàng công của SHB Đà Nẵng. Trong 2 năm liên tiếp từ 2007-2008, số 20 thâu tóm cả 2 giải thưởng cá nhân cao quý là Cầu thủ hay nhất V.League và Vua phá lưới, giúp đội nhà giành cú đúp danh hiệu V.League và Cúp Quốc gia 2009. Trong 4 năm chơi cho đội chủ sân Chi Lăng, Almeida ghi 62 bàn.
Sebastian Gaston Merlo là chân sút tốt thứ nhì lịch sử V.League với 4 lần đoạt Vua phá lưới trong màu áo SHB Đà Nẵng (2009, 2010, 2011 và 2016). Dù đã ở tuổi 34, Merlo vẫn cho thấy anh là chân sút số một của CLB Nam Định. Tính tới vòng 11 V.League 2020, Merlo đã ghi được 139 bàn, là một trong hai tiền đạo hay nhất lịch sử giải đấu.
Người đứng trên Đỗ Merlo ở danh sách ghi bàn tại V.League là Hoàng Vũ Samson. Sau khi gặt hái nhiều vinh quang tại CLB Hà Nội, Samson sang CLB Thanh Hóa và hướng đến cột mốc 200 bàn ở V.League. Ở tuổi 31, dù thể lực đã xuống, Samson vẫn là một cỗ máy ghi bàn đáng sợ. Theo chia sẻ của Samson với Zing, tính đến vòng 11 V.League 2020, anh đã ghi được 192 bàn.
Các 'phiên bản' đòi bỏ giải Vụ hăm dọa đòi bỏ giải của bầu Đệ mới đây được giới bóng đá nghi ngờ là ông bầu này bị "dân bóng đá thứ thiệt" giật dây, xúi bậy. Mục đích là để gây sức ép để VFF và VPF phải có trách nhiệm hỗ trợ các CLB đang khó khăn trong việc nuôi quân chờ đá lại. Lâu nay bóng...