Những vũ khí uy lực nhất của quân đội Nga
Nga là một trong những cường quốc sản xuất vũ khí hàng đầu thế giới, với nhiều loại vũ khí được xuất khẩu khắp thế giới. Sputnik đã “điểm danh” 12 vũ khí uy lực nhất do Liên Xô và Nga chế tạo.
T-50 máy bay chiến đấu thế hệ 5 của Nga, do hãng Sukhoi phát triển. Nó có thể đạt vận tốc tối đa 2.440km/giờ.
RPG-7 là súng phóng lựu chống tăng do Liên Xô thiết kế và hiện do công ty Bazalt của Nga sản xuất. Vũ khí này thường được sử dụng để chống lại các mục tiêu trực tiếp và có thể dễ dàng phá hủy nơi ẩn náu của đối phương.
Mi-8 là máy bay vận tải do Liên Xô chế tạo và hiện được sử dụng như một trực thăng tấn công và trạm chỉ huy trên không.
T-14 là xe tăng chiến đấu chủ lực của Nga. Đây cũng là xe tăng đầu tiên được phát triển dựa trên nền tảng đa năng. Nhiều người gọi T-14 là “xe tăng thế hệ kế tiếp”.
Sukhoi Su-35 là một máy bay chiến đấu siêu cơ động của Nga.
Topol-M là một trong những tên lửa đạn đạo liên lục địa hiện đại nhất của Nga.
Video đang HOT
S-300 của hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa do công ty NPO Almaz thiết kế.
Trực thăng “Cá sấu” Ka-52 là trực thăng thế hệ kế tiếp của Nga, được thiết kế để phá hủy trực thăng, các mục tiêu bọc thép trên bộ và binh sĩ đối phương.
Đoàn tàu hạt nhân mang tên lửa RT-23 mà quân đội Nga dự kiến sắp đưa vào vận hành.
Súng trường AK-47 do Liên Xô chế tạo được sử dụng rộng rãi khắp thế giới.
Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo Project 941 hay Akula được Liên Xô thiết kế vào những năm 1980. Nó là tàu ngầm lớn nhất và nặng nhất từng được chế tạo.
Pantsir-S1 là hệ thống phòng không của Nga, được thiết kế để tấn công các máy bay chiến đấu và tên lửa hành trình của đối phương.
An Bình
Theo Sputnik
Điểm mặt 5 loại vũ khí mạnh nhất của quân đội Putin trong tương lai
National Interest (NI) đã lập ra danh sách các kỹ thuật quân sự gây sát thương sẽ có mặt trong bộ trang bị của quân đội Nga từ nay đến năm 2030.
Hàng đầu tiên trong danh sách này là xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 trên cơ sở nền tảng bánh xích phổ quát "Armata".
Xe tăng bánh xích hạng nặng Armata.
Thiết kế nổi bật nhất của T-14 Armata là việc tháp pháo và khoang của kíp chiến đấu nằm hoàn toàn riêng biệt. Vị trí của kíp chiến đấu gồm 3 người được đặt phía trước thân xe trong khi đó tháp pháo được đặt giữa xe và nó vận hành hoàn toàn tự động.
Việc chế tạo loại xe tăng này là bước nhảy vọt công nghệ dành cho lực lượng vũ trang: Xe tăng có áo giáp kết cấu nhiều lớp dạng thiết kế mô-đun, tháp pháo không có người, tổ hợp bảo vệ chủ động và thụ động.
Giá thành mỗi xe tăng loại này khoảng 3,7 triệu USD và Moscow đã ký hợp đồng cho lô đầu tiên trăm chiếc. Chừng đó là đủ để trang bị cho ba tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn 31 tăng hoặc là cho một trung đoàn xe tăng.
Trong danh sách giới thiệu thêm một loại xe chiến đấu trên cơ sở "Armata" là xe thiết giáp bánh xích triển vọng T-15. Động cơ điện 1500 mã lực bố trí trong khoang phía trước của xe, làm tăng cao độ an toàn cho phần có người ngồi.
"Lực lượng mặt đất của Nga đã tiến xa khỏi thời kỳ khi mà bộ binh không được bảo vệ đóng vai trò "bia thịt đỡ đạn". Ngày nay nhờ phương tiện chiến xa mới T-15 các chiến sĩ bộ binh Nga là một trong những đơn vị được bảo vệ tốt nhất trên chiến trường", NI đánh giá.
T-15 được bọc giáp hạng nặng có khả năng chống chịu tốt trước các vũ khí chống tăng, đặc biệt nó được tăng cường khả năng bảo vệ để chống kiểu tấn công "đột nóc" từ trên cao như của tên lửa Javelin.
Cỗ máy chiến tranh hạng nặng T-15 có một module chiến đấu mới. Vũ khí chính gồm 1 pháo tự động 2A42 cỡ 30 mm với 500 viên đạn, trong đó có 160 đạn xuyên giáp và 340 đạn nổ phân mảnh. Pháo có tầm bắn khoảng 4.000 mét.
Hai bên tháp pháo lắp 4 tên lửa chống tăng có điều khiển Kornet-EM có tầm bắn tối đa từ 8 - 10 km, 1 súng máy đồng trục 7,62 mm với cơ số 2.000 viên đạn.
Xe chiến đấu bộ binh T-15 được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại, có khả năng tự động tìm kiếm mục tiêu trong nhiều dải quang phổ khác nhau ở chế độ chủ động và thụ động.
Bên cạnh đó, T-15 còn có thiết bị ngắm quang học cho phép phát hiện những mục tiêu ngụy trang. Hệ thống điều khiển hỏa lực của T-15 có thể tham chiến đồng thời với 2 mục tiêu.
Một đối tượng hiện đại hóa và biến thể của máy bay cánh quạt Ka-50 xô-viết là trực thăng tấn công Ka-52 "Alligator" của Nga. Lực lượng mặt đất sử dụng máy bay trực thăng này cũng như quân đội Mỹ với AN-64E của họ - thay vì tạo ra thiết kế mới, các nhà phát minh đã quyết định thích ứng mô hình đã có với điều kiện chiến đấu mới. Quân đội dự kiến mua 140 chiếc "Alligator".
Trực thăng Ka-52 "Alligator".
Ka-52 được vũ trang cực mạnh với 6 giá treo vũ khí hai bên hông. Các giá phóng này có thể trang bị hỗn hợp vũ khí bao gồm: 6 tên lửa chống tăng bám chùm laser bán tự động Vikhr cùng 2 bệ phóng rocket không điều khiển B8V-20 80 mm. Tên lửa Vikhr được trang bị đầu đạn liều đúp có thể xuyên giáp đến 900 mm sau giáp phản ứng nổ, tầm bắn 12 km. Ka-52 cũng sở hữu một khẩu pháo tự động 30ly.
Trong danh sách "vũ khí của tương lai" hiện diện cả hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật 9K720 "Iskander-M". Sản phẩm mới gồm tuyến rộng loạt tên lửa chiến thuật, được phát triển ngay từ đầu những năm Chiến tranh Lạnh "Iskander-M" nổi bật về độ chính xác vô tiền khoáng hậu, tầm xa hoạt động và công suất.
Tổ hợp tên lửa 9K720 "Iskander-M
Chốt hạ danh sách là súng trường bắn tỉa Kalashnikov, sẽ thay thế cho súng trường Dragunov vốn phục vụ cho quân đội Liên Xô và sau đó là quân đội Nga.
Theo Danviet
Loạt vũ khí Nga mà Việt Nam nên mua để HĐH lục quân Xe tăng T-90MS, xe chiến đấu bộ binh BMP-3, pháo phản lực Tornado...là những vũ khí Nga mà Việt Nam nên quan tâm khi Sau không quân và hải quân, tương lai gần lực lượng Lục quân Việt Nam chắc chắn cũng sẽ được nâng cấp, hiện đại hóa từng bước các trang bị cho trong biên chế nhằm tăng cường hơn nữa...