Những vũ khí nhìn thì ghê gớm nhưng hóa ra lại vô tích sự trong game
Không phải cứ là vũ khí thì cái nào cũng bá, có những thứ sinh ra chỉ để người chơi chỉ trích mà thôi.
1. The Bane – Borderlands 2
Borderlands 2 có một tá súng để người chơi đượ chọn, nhưng không phải khẩu nào cũng gọi là hữu dụng cả. Điển hình là khẩu The Bane. Khi mới chạm tay vào nó lần đầu, game thủ sẽ soi qua chỉ số và nhận ra khẩu súng này không phải là tệ lắm. Cơ mà, đến lúc lôi nó ra chơi thì lại là một câu chuyện rất khác.
Khẩu súng khá phiền toái ở chỗ nó gây âm thanh rất to và gây khó chịu cho người chơi. Đó là còn chưa kể việc nó xả đạn 9 viên một lúc và làm cho người chơi di chuyển rất chậm, Có lẽ, người chơi đã xài một lần rồi thì nên chuyển qua khẩu súng khác thì hơn.
2. The Pistol – Doom (2016)
Khẩu súng lục này là vũ khí đầu tiên mà game thủ được cung cấp lúc mới vào game. Tưởng ngầu là vậy, nhưng đây cuối cùng lại là thứ vũ khí đáng quên nhất trong game. Về cơ bản, súng lục là thứ không hữu dụng lắm trong Doom, nhưng ít ra nó cũng vẫn là vũ khí. Tuy nhiên, trong phiên bản Doom lần này thì nó lại chẳng giúp ích nhiều lắm cho người chơi.
Thật vậy, khẩu pistol này bắn ra viên đạn charge shot nhằm gây choáng cho kẻ địch, nhưng lại chỉ choáng một chút thôi và không hề gây sát thương là mấy. Ngời chơi sẽ phải tiếp tục nhảy vào để đánh quái đến chết. Nghe có phiền phức không khi những khẩu súng khác bắn một cái là xong? Rõ ràng, đây là thứ vũ khí cồng kềnh nhất trong game.
3. The Green Shell – Mario Kart
Nếu như mai rùa đỏ là thứ vũ khí được ưa chuộng nhất nhì trong Mario Kart thì mai rùa xanh lại là một câu chuyện đáng buồn. Thông thường, những chiếc mai rùa thường được dùng để tấn công đối thủ nhằm lợi thế cho người chơi. Tuy nhiên, mai rùa đỏ có chức năng như một chiếc “tên lửa đuổi”, mai rùa xanh lại khá vô tích sự bởi nó chỉ có thể phi theo đường thẳng mà thôi. Thế nên, chiếc mai rùa này chủ yếu được dùng để bảo vệ người chơi là chính chứ chẳng mong có thể dùng để tấn công cho được.
4. Shotgun – Mass Effect
Shotgun là vũ khí kỳ lạ nhất nhì trong Mass Effect. Về cơ bản, nếu như được nâng cấp đầy đủ thì nó cũng không tệ lắm. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ xài chay và không nâng cấp gì thì nó đúng là thứ vũ khí đáng quên. Việc xả đạn của nó chẳng hề giống với một khẩu shotgun ngoài đời thực chút nào cả.
Video đang HOT
Vậy nên, nếu game thủ muốn dùng shotgun thì sẽ phải nâng cấp. Tuy nhiên, game vẫn còn rất nhiều lựa chọn khác xài được hơn, vậy thì game thủ có nhất thiết phải tập trung nâng cấp vào khẩu shotgun cho tốn kém hay không?
6 quan niệm sai lầm về súng đạn mà game đã khiến chúng ta tin sái cổ
Bao lâu nay anh em ta vẫn tưởng nhầm rồi...
Hầu hết giới trẻ chúng ta không quen với việc sử dụng súng đạn nhưng lại biết khá nhiều về chúng. Kiến thức đó đến chủ yếu từ phim ảnh và game. Có nhiều thông tin đúng với thực tế nhưng cũng có những cái sai bét nhè.
Trong bài viết này, mời các bạn cùng "lật tẩy" những quan niệm sai lầm về súng đạn trong game, cùng với đó là tìm hiểu điều đó trong thực tế nhé.
Tầm bắn của súng shotgun
Tầm bắn của súng shotgun có lẽ là một trong những quan niệm được hiểu lầm nhiều nhất. Các loại súng shotgun xuất hiện trong các tựa game Battle Royale thường không được ưa chuộng, mặc dù sát thương của chúng là rất lớn. Bởi tầm bắn của khẩu shotgun trong game rất ngắn nên bạn phải áp sát kẻ thù. Còn shotgun sẽ không hiệu quả khi bạn đứng ở một khoảng cách khá xa đối phương, lúc này sẽ chẳng khác gì "muỗi đốt" cả.
Tuy nhiên nguyên nhân shotgun yếu như thế thì thường là do cơ chế cân bằng vũ khí và do thiết kế của bản đồ trong game.
Ở thế giới thật, shotgun cũng được sử dụng để tấn công ở khoảng cách ngắn, tuy nhiên phạm vi ảnh hưởng của nó lại lớn hơn rất nhiều so với những gì mà bạn thấy trong game. Đạn shotgun có nhiều phiên bản khác nhau, chúng có thể được bắn ra dưới dạng các mảnh đạn và tỏa ra các hướng, hoặc là bắn dưới dạng đường đạn đơn hướng như súng trường. Đối với các mảnh đạn shotgun thì số lượng càng nhiều sẽ càng gây sát thương cao, nhưng đổi lại khoảng cách sẽ ngắn đi.
Thông thường, tầm bắn hiệu quả của loại đạn shell là tầm 50 mét, nhưng nó không tạo ra quá nhiều khói và vẫn bắn khá chính xác trong khoảng 25-30 mét đổ lại. Còn đối với loại đạn slug thì có thể bắn chính xác đến khoảng 150 mét. Ngoài ra, có một điều cần lưu ý nữa là vấn đề không nằm ở tầm bắn tối đa, vì nếu bị dính đạn lạc của shotgun dù ở cách xa vài trăm mét thì vẫn có thể mất mạng như thường. Trong các tựa game bắn súng thì thường khoảng cách bắn nhau diễn ra ở những địa điểm nhỏ hẹp, cách nhau vài mét nên chuyện các nhà làm game phải giảm phạm vi gây sát thương của shotgun cũng là điều dễ hiểu.
Chọn chế độ full auto làm mặc định và sấy
Trong các tựa game bắn súng như Call of Duty hay Battlefield, các bạn có bao giờ chủ động chuyển đổi chế độ full auto sang single mode của các khẩu M4A1 hay AK-47 không? Đương nhiên là hiếm hoặc có khi là không rồi. Đơn giản là vì chúng ta đã quá quen với việc sử dụng chế độ full auto là chế độ mặc định để sấy kẻ địch. Nguyên nhân là do kẻ địch trong game sẽ cần phải bắn trúng nhiều phát mới ngỏm, và nếu luyện được việc giữ cho tâm súng ổn định khi sấy cũng không quá khó. Ngoài ra, trong game không hề xảy ra các trường hợp súng bị hỏng hay bị kẹt đạn... vân vân.
Trong phim thì bạn thấy người ta xả đạn liên miên mà không cần thay băng đạn, nhưng trong thực tế thì chỉ cần 3-4 giây xả đạn liên tục là phải thay băng đạn mới rồi. Còn trong game thì vấn đề này không quan trọng cho lắm, vì nhiều khi mới bắn được có mấy viên là bạn đã bấm nút... thay băng đạn mới.
Nhưng điều quan trọng ở đây là ngoài thực tế, việc bắn liên thanh (full-auto) là điều gần như chẳng bao giờ xảy ra.
Theo như Chris Kyle - tay súng bắn tỉa nổi tiếng người Mỹ - chia sẻ thì sấy súng liên tục chỉ được sử dụng với mục đích là buộc kẻ địch phải bỏ chạy mà thôi. Còn nếu bạn muốn tăng độ chính xác của mỗi phát bắn thì chỉ có thể sử dụng duy nhất chế độ single mode, bất kể là bạn dùng loại súng gì. Hay nói cách khác là độ chính xác của mỗi phát bắn ở chế độ Full Auto là bằng 0, do mỗi viên đạn bay theo hướng mà nòng súng chĩa vào trong thời gian súng bị giật khi sấy. Ngoài ra, việc sấy như thế sẽ khiến súng hết đạn rất nhanh, một băng 30 viên sẽ hết sạch chỉ sau 3 giây sấy và nòng súng cũng sẽ rất là nóng. Tóm lại, ở chế độ full auto thì người lính sẽ rất khó bắn trúng mục tiêu, nhanh hết đạn và tăng khả năng gây hỏng súng.
Tiếng súng không to lắm
Phần lớn chúng ta không quen thuộc lắm với tiếng súng. Còn tiếng súng trong phim ảnh và game thì thường không được to lắm. Có thể chúng nổi bật giữa các âm thanh trong game nhưng cũng không đến nỗi mà người chơi có thể hình dung được chính xác tiếng súng trong thực tế thực sự to như thế nào. Trong game thì việc bắn nhau trong phòng diễn ra quá sức bình thường luôn. Và đây là một trong những quan niệm sai lầm nhất về súng đạn mà game khiến bạn tin sái cổ.
Trên thực tế thì tiếng súng kinh dị hơn thế rất nhiều. Tiếng nổ của súng thông thường nằm trong khoảng 140 đến 170dB, tùy thuộc vào loại súng. Cho bạn nào chưa biết thì 140dB là âm lượng của động cơ phản lực, thứ khiến bạn biết được có một chiếc máy bay từ cách hàng km. Việc nghe tiếng súng trực tiếp quá nhiều mà không có biện pháp bảo vệ sẽ dẫn đến những tổn thương thính lực vĩnh viễn. Thế nên binh lính thông thường phải sử dụng nút tai, lính biệt kích Mỹ thì dùng tai nghe có tính năng "jammers", phiên bản quân sự của ANC (chống ồn chủ động).
Cái giảm thanh có thể làm "tịt" hẳn tiếng súng
Nếu như vụ làm người chơi hiểu sai về tiếng súng nổ chỉ đơn giản là vì game không có cách để thể hiện độ to của tiếng súng thì tác dụng của nòng giảm thanh là xạo hẳn luôn. Trong đa số game bắn súng, nòng giảm thanh "kỳ diệu" đến nỗi chỉ cần gắn vào là bạn có thể hạ địch ngay dưới mũi đồng đội của họ. Tiếng súng đùng đùng giờ nhỏ như tiếng gấp sách vậy. Điển hình có thể kể đến những dòng game như Hitman, Splinter Cell, Sniper Elite, Sniper: Ghost Warrior, nòng giảm thanh được game sử dụng như một vật phẩm trong "cơ chế tàng hình"...
Trên thực tế thì nòng giảm thanh có tác dụng nhưng ít hơn như vậy nhiều. Ví dụ như một bộ giảm thanh thông thường có thể làm giảm âm lượng của một khẩu M4A1 hoặc súng lục Glock từ 160dB xuống còn 125dB. Và đó vẫn là một mức âm lượng dễ dàng làm bạn ù hết cả tai. Để so sánh thì nó giảm âm lượng từ tiếng động cơ phản lực có thể làm bạn điếc hẳn xuống mức tương đương đương cái búa máy khiến bạn mất ngủ.
Áo giáp chống đạn là một dạng... "thanh máu"
Trong phim thì đúng là nó chống đạn, nhưng trong game chủ đề về bắn súng thì chúng ta thường quan niệm rằng khi mặc giáp vào, nhân vật chính sẽ có thêm một "thanh máu" nữa giúp tăng cơ hội sống sót trong những màn đọ súng. Thanh này có cơ chế cũng y như thanh máu. Có thể lúc còn giáp thì máu không bắn tung tóe trên màn hình, nhưng thường thì nếu giáp bị dính đạn bạn vẫn có thể bay nhảy tung tăng như bình thường, vẫn cầm súng siết cò như chưa có gì xảy ra.
Tuy nhiên, trong thực tế thì câu chuyện lại phức tạp hơn những gì bạn thấy trong game đó. Áo giáp chống đạn ngoài đời thực được chia thành 2 loại là "soft cartridges" và "ballistic plates". "Soft cartridges" thì nhẹ và có thể mặc dưới áo sơ mi hoặc áo khoác. Nó không làm cản trở việc di chuyển quá nhiều nên bạn vẫn có thể đi đứng bình thường. Tuy nhiên, nó chỉ chống được loại đạn 9mm của súng lục hoặc những miếng văng mà thôi. Chứ còn đạn của súng AK hay M4 thì nó có thể bay xuyên qua như xuyên... đậu phụ vậy.
Vì thế cho nên ngoài chiến trường, các binh lính sẽ dùng "hard ballistic plates". Sẽ có 2 miếng giáp chính che phần ngực và lưng - những nơi thường dễ bị dính đạn nhất khi bắn tầm xa. Ngoài ra thì nó cũng có thể đi kèm những tấm chống đạn nhỏ hơn ở bên hông. Bạn sẽ cần mặc những bộ đồ chuyên dụng và nhất là phải chịu được trọng lượng của nó nếu muốn mặc loại giáp này. Một tấm giáp dày vài cm thôi là nặng hơn 3 kg rồi.
Dù ít cơ động và không thoải mái bằng, "ballistic plates" sẽ bảo vệ tính mạng của bạn tốt hơn. Có nhiều loại với nhiều mức độ bảo vệ khác nhau, chẳng hạn cấp độ 2 thì chống được đạn 9mm FMJ bay ở vận tốc 389 m/s, hay cấp độ 4 thì có thể chống được đạn 30.06 M2 AP FMJ bay ở vận tốc 878 m/s. Vấn đề lớn nhất trong game ở đây không phải là mức độ chống đạn hay sự đa dạng về chủng loại giáp, mà là phản ứng của người mặc khi bị trúng đạn.
Dù là giáp gì đi chăng nữa thì ngoài đời thực, tuy viên đạn không gây sát thương nhưng nó vẫn có động năng cực kỳ lớn, và lực này sẽ được dàn đều trên cơ thể của bạn nên nó vẫn rất nguy hiểm. Nôm na thì nó giống như là một cái nắp chai nước đang lao tới bạn với vận tốc của một chiếc xe lửa vậy. Nó sẽ không xuyên thủng da đâu, nhưng nó sẽ làm bạn ngã quỵ. Nếu bạn mặc giáp "soft cartridges" thì nhiều khi còn bị bầm tím hoặc bị gãy xương sườn nữa cơ. Nói chung, quan niệm về giáp trong những game bắn súng mà bạn hay chơi chưa chắc đã đúng đâu nhé.
Súng lục là vũ khí cuối cùng để giữ mạng sống
Đổi gió một xíu thì riêng quan niệm này về súng lục không hẳn là sai nhé các bạn. Trong game, thường thì nó là súng khởi đầu cho đến khi bạn tìm được cây súng xịn hơn, hoặc đây sẽ là cây súng cuối cùng mà bạn có thể dùng để tự vệ. Khi khẩu súng trường hết đạn mà kẻ địch thì đang liên tục áp sát, việc đổi sang súng lục sẽ hợp lý hơn và nhanh hơn so với việc nạp đạn cho khẩu súng chính.
Còn trong thực tế, theo Chris Kyle - một người lính bắn tỉa nổi tiếng của Mỹ từng tham gia trận chiến với Iraq - chia sẻ thì có một lần, anh đã đổi khẩu súng lục SIG-Sauer 226 được giao bằng khẩu Colt 1911 mà anh được tặng riêng. Anh đổi không phải là vì giá trị tinh thần mà nó mang lại, anh đổi là vì khẩu SIG-Sauer dùng đạn 9mm khá là yếu, còn Colt 1911 dùng đạn .45 nên mạnh hơn. Kyle cũng chia sẻ thêm là nếu anh phải dùng đến khẩu lục thì tình hình lúc đó đang "ngàn cân treo sợi tóc", và anh cũng không còn sự lựa chọn nào khác cả. Vì thế cho nên trong game, việc đổi sang súng lục để giữ mạng sống cũng không sai lệch nhiều so với thực tế đâu.
Top 10 kẻ ác nhân nhưng có động cơ chính nghĩa trong game (P.2) Kẻ ác cũng có "ác this và ác that" anh em ạ... Chúng ta hay gắn mác cho một nhân vật game là xấu xa, tàn bạo vì những hành động mà họ làm, thay vì động cơ, từ đó dẫn đến những cái nhìn chưa toàn diện. Trong số các ke ác trong game, anh em chắc hẳn đã bắt gặp một...