Những vũ khí đáng gờm đang lộ diện ở Nga: Con chủ bài của tương lai
Từ tác chiến điện tử đến tên lửa S-500, Nga không hề túng thế trong việc trang bị vũ khí tối tân, phù hợp bối cảnh chiến đấu hiện đại.
Mô hình tàu sân bay mới của Nga tại Triển lãm hải quân quốc tế 2015 – Ảnh: AIN Online
Hãng thông tấn Sputnik dẫn lời Phó thủ tướng Dmitri Rogozin đánh giá cao dự án phát triển những dòng vũ khí hiện đại, thậm chí còn dùng từ “siêu vũ khí” để mô tả triển vọng của quân đội Nga.
“Công tắc” toàn năng
Nga đang phát triển một hệ thống tác chiến điện tử (EWS) với mục tiêu vô hiệu hóa bất cứ khí tài quân sự nào sử dụng liên lạc, thông tin vô tuyến, từ vệ tinh, tàu chiến đến tên lửa và vũ khí bội siêu thanh thế hệ tương lai. “Hệ thống sẽ nhằm vào các dòng máy bay chiến lược, chiến thuật tầm xa, các phương tiện điện tử và chặn các thiết bị truyền thông vô tuyến của vệ tinh quân sự nước ngoài”, Itar-TASS dẫn lời Phó giám đốc điều hành Yuri Mayevsky của Hãng công nghệ điện tử – vô tuyến KRET.
Theo ông này, EWS mới sẽ triệt tiêu hoàn toàn liên lạc viễn thông, định vị trong lĩnh vực hàng hải cũng như việc lập trình, điều khiển của các dòng vũ khí có độ chính xác cao. Tên lửa hành trình hay bom thông minh của đối phương sẽ mất khả năng tìm kiếm mục tiêu trong khi toàn bộ mạng lưới vô tuyến dựa trên vệ tinh sẽ bị vô hiệu hóa.
Video đang HOT
Phát biểu trên truyền hình Nga, Phó thủ tướng Dmitri Rogozin đánh giá sự ra đời của EWS mới là “cuộc cách mạng” trong lĩnh vực tác chiến điện tử. “Đây là một “công tắc toàn năng”. Chỉ cần bật nó lên là chúng ta có thể khiến đối thủ “mù mắt, điếc tai” rồi giáng những đòn mạnh mẽ khiến chúng không gượng dậy nổi”, ông nói.
Chưa dừng lại ở đó, nếu được tích hợp thành công cho máy bay và tàu chiến, EWS cũng có thể phát huy tác dụng vô hiệu hóa ngay các hệ thống phòng không đối địch. Theo Sputnik, đến cuối năm, các bộ phận chủ chốt của EWS như chip siêu thông minh, thiết bị phá sóng… sẽ được xuất xưởng và các chuyên gia sẽ tiến hành thử nghiệm trên bộ về tầm hoạt động.
Rồng lửa thế hệ mới
Trong khi các dòng tên lửa S-300 và S-400 nổi tiếng với biệt danh Rồng lửa vẫn đang đóng vai trò chủ chốt trong hệ thống phòng không của Nga, nước này đã bắt đầu phát triển dự án S-500. Đáng chú ý, theo trang Business Insider, hệ thống chống tên lửa đạn đạo và phòng không tầm xa này không phải là phiên bản nâng cấp của S-400 mà là một thiết kế mới hoàn toàn.
Được thiết kế để đánh chặn các tên lửa lợi hại nhất, S-500 có tầm bắn khoảng 500 – 600 km và tiêu diệt được mục tiêu ở độ cao tối đa 40 km. Một số nguồn thạo tin còn khẳng định hệ thống phòng không mới đủ năng lực theo dõi từ 5 – 20 mục tiêu đạn đạo cùng lúc và đánh chặn đồng thời từ 5 – 10 tên lửa đang lao đến. Ngoài ra, S-500 có thể xử lý gọn các tên lửa đạn đạo di chuyển với tốc độ 5 -7 km/giây ở đoạn cuối hoặc cả đoạn giữa hành trình, thậm chí đánh rơi được vệ tinh ở quỹ đạo thấp của trái đất.
Dòng tên lửa thế hệ tương lai của Nga còn được trang bị năng lực di chuyển giữa các mục tiêu, tránh nguy cơ bị đối phương bắn rơi. Kế hoạch trong tương lai là S-500 sẽ che chắn thủ đô Moscow và khu vực phụ cận, thay thế cho hệ thống tên lửa chống đạn đạo A-135 hiện nay.
Hiện nay, hải quân Nga chỉ có một tàu sân bay đang hoạt động là chiếc Đô đốc Kuznetsov, nhưng tình hình sẽ thay đổi với dự án hàng không mẫu hạm hạt nhân đang được phát triển. Tuy vẫn còn trong giai đoạn bước đầu nhưng nếu mọi chuyện suôn sẻ, Moscow sẽ sở hữu lớp tàu sân bay mới “chiến” hơn hiện nay rất nhiều.
Theo trang tin AIN Online, thiết kế của lớp tàu mới đã được tiết lộ tại Triển lãm hải quân quốc tế 2015 diễn ra ở Saint Petersburg hồi tháng 7. Trung tâm nghiên cứu quốc gia Krylov đã nhận được tài trợ từ Bộ Quốc phòng để triển khai dự án mang tên Dự án Shtorm này.
Dự kiến, tàu mới dài 330 m, độ choán nước khoảng 100.000 tấn, đạt tốc độ tối đa hơn 55 km/giờ, chở được từ 4.000 – 5.000 người cùng 80 – 90 máy bay quân sự với 4 vị trí phóng máy bay. Những đặc tính này không hề thua kém siêu tàu sân bay lớp Gerald R. Ford đang được phát triển của Mỹ.
“Từ đây đến năm 2027, chúng tôi sẽ đóng và đưa vào sử dụng tàu sân bay mới thay thế tàu Đô đốc Kuznetsov”, Đài phát thanhTiếng vọng Moscow dẫn lời Cục trưởng Cục Đóng tàu thuộc hải quân Nga Vladimir Tryapichnikov cho biết.
Thụy Miên
Theo Thanhnien
Trung Quốc có thể đang đóng hai tàu sân bay
Trung Quốc có thể đang đóng hai tàu sân bay mới có kích cỡ tương đương với Liêu Ninh, hàng không mẫu hạm duy nhất của Bắc Kinh.
Tàu Liêu Ninh neo tại thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh. Ảnh: Reuters.
Truyền thông Trung Quốc từng nhắc đến việc Bắc Kinh đang đóng các tàu sân bay mới nhưng thông tin về chương trình tàu sân bay của nước này còn rất ít. Theo báo cáo hồi đầu năm từ Lầu Năm Góc, Bắc Kinh có thể đóng nhiều tàu sân bay trong vòng 15 năm tới.
Reuters dẫn báo cáo về các khả năng của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) từ Cơ quan Phòng vệ Đài Loan cho biết Bắc Kinh đang đóng mới hai tàu sân bay ở Thượng Hải và thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh. Hiện chưa rõ thời điểm hoàn thành.
Hai tàu sân bay mới có kích cỡ tương đương tàu Liêu Ninh. Tàu Liêu Ninh, trọng tải 60.000 tấn, được Trung Quốc mua lại từ Ukraine năm 1998 rồi tân trang và đưa vào sử dụng. Nó hiện là tàu sân bay duy nhất của quân đội Trung Quốc.
Người phát ngôn Cơ quan Phòng vệ Đài Loan từ chối cung cấp thêm chi tiết về báo cáo. Một đơn vị chỉ huy sẽ được thiết lập "với mục đích hợp nhất sức mạnh và tăng cường khả năng chiến đấu" khi các tàu mới đi vào hoạt động, báo cáo cho biết thêm.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc hiện chưa có bình luận gì về thông tin trên.
Như Tâm
Theo VNE
Mỹ lợi dụng Ukraine tìm tử huyệt Nga Ukraine có thể giúp Mỹ giải tỏa cơn đau đầu về khả năng tác chiến điện tử siêu việt của Nga. Tử huyệt mang tên Ukraine Thời gian qua, Mỹ đã công khai cử binh sĩ sang Ukraine giúp huấn luyện lực lượng của Kiev. Tư lệnh Lục quân Mỹ tại châu Âu, Trung tướng Ben Hodges thừa nhận người Mỹ cũng học...