Những vụ cướp ngân hàng kỳ khôi
Kỳ công lên kế hoạch cướp ngân hàng nhưng lúc lúng túng tên cướp lại đưa súng cho nạn nhân, để quên địa chỉ nhà tại hiện trường, hay chọn nhầm chi nhánh đã đóng cửa.
Tên cướp trẻ tấn công chi nhánh ngân hàng Halifax ở London, Anh, tháng 10/2011. Anh ta yêu cầu giao dịch viên phải nộp 700.000 bảng. Trong lúc chờ người này xếp tiền, tên cướp tỏ ra lo lắng, dáo dác và liên tục huơ súng trên tay.
Khi nhân viên ngân hàng yêu cầu đưa túi đựng tiền, tên cướp lại lớ ngớ để khẩu súng lên mặt bàn. Rất nhanh, nam giao dịch viên chộp lấy vũ khí, chĩa vào đối phương. Tên cướp co giò bỏ chạy. C ảnh sát Anh sau đó treo thưởng 25.000 bảng cho thông tin về kẻ cướp “non tay” này.
Qúa lo lắng, tên cướp để nhầm súng lên bàn thay vì đưa túi cho nạn nhân bỏ tiền vào. Ảnh: Free Documents.
Cũng ở London, một tên cướp xông vào chi nhánh ngân hàng nhưng đúng lúc các chuyên gia đang huấn luyện cho giao dịch viên xử trí nếu có cướp. Cô nhân viên đã nhanh chóng thực hành tình huống, bấm nút báo động, hạ tấm bảo vệ che chắn vách kính, đồng thời khoá cửa chi nhánh từ bên trong.
Tên cướp ra sức giật cửa để tháo chạy nhưng bất lực. Khi hắn đang dần tuyệt vọng, bất ngờ một phụ nữ cao tuổi đẩy cửa từ bên ngoài bước vào. Tên cướp nhanh chân chạy ra nhưng không may, cảnh sát đã ở ngay góc phố “hốt” hắn về đồn.
Hay Christopher K., ở Anh, sau khi rình rập xung quanh một chi nhánh ngân hàng khá lâu suốt buổi sáng đã quyết định tấn công. Kẻ cướp xông vào nhưng thật bất ngờ khi toàn bộ cửa kính đã đóng chặt. Christopher nhìn vào trong thấy một nhân viên ngân hàng đang ngồi ăn bánh sandwich.
Phát hiện có người vung vẩy súng bên ngoài, nam nhân viên nhanh chóng bấm nút báo động. Lúc này, Christopher mới nhận ra lỗi ngớ ngẩn của mình là chọn nhầm giờ ăn trưa của ngân hàng. Anh ta vội tháo chạy nhưng quá muộn khi xe cảnh sát đỗ gần đó đã ngay lập tức lao tới.
Video đang HOT
Giữa năm 2014, Micheal M. ngồi đối diện chi nhánh ngân hàng ở Berlin, Đức , nhắm vào một vị khách trung tuổi. Khi ông này vừa giao dịch xong và bước ra khỏi cửa, hắn lao đến giật chiếc túi đựng 55.000 USD và chạy biến đi. Một phụ nữ dũng cảm đã đuổi theo tên cướp.
Chạy được một đoạn, Micheal quay lại dùng lọ xịt bột hạt tiêu để tấn công cô gái. Không ngờ, hướng gió đang thổi về phía Micheal khiến bột tiêu hất thẳng vào mặt anh ta, tối tăm mặt mũi. Số tiền không bị mất, còn Micheal bị bắt.
Micheal M. hứng trọn bột hạt tiêu vì đúng hướng gió. Ảnh: Free Documents.
Cũng ở Đức năm 2011, Zigfried K., 57 tuổi, chế một khẩu súng giống y thật vì không muốn làm ai bị thương. Ông ta lấy trộm một chiếc xe hơi, chạy tới gần cửa chi nhánh ngân hàng. Tại đây, Zigfried bắt cóc nữ con tin 52 tuổi và đẩy bà này vào nhằm đe doạ lấy tiền. Thật trớ trêu, không có bất kỳ ai ở bên trong, chỉ thấy cây ATM rút tiền và máy in hoá đơn.
Hoá ra vài năm trước, chi nhánh ngân hàng đã chuyển đổi thành điểm tự phục vụ (mọi khách hàng thao tác nạp, rút tiền đều thông qua máy ATM mà không cần nhân viên).
Zigfried bỏ trốn và để lại chiếc xe ven đường cạnh một khu rừng, nơi mà cảnh sát tìm thấy khẩu súng giả. Qua phân tích mẫu DNA dính trên súng, nhà chức trách đã lần ra danh tính Zigfried K. Ông ta sau đó nhận bản án 7 năm tù giam.
Một vụ cướp khôi hài khác xảy ra ở thành phố Wuppertal, tây Đức . Horst Burdenski chuẩn bị kế hoạch cướp tiền khá chi tiết, nhưng khi đến ngân hàng lại quên mặt nạ nên vội lấy quần lót đội lên đầu. Horst ghi sẵn lời đe doạ để trong một chiếc phong bì, đưa cho giao dịch viên đọc. Tại hiện trường, vụ cướp xảy ra thành công.
Về tới nhà, Horst đang mừng rỡ đếm tiền thì tiếng gõ cửa vang lên. Bên ngoài không ai khác chính là cảnh sát. Họ tới tận nhà Horst vì trên chiếc phong bì anh ta bỏ ở ngân hàng có ghi rõ địa chỉ người nhận là Horst.
Horst Burdenski đội quần lót, để chiếc phong bì lên bàn. Ảnh: Free Documents.
Tương tự là vụ cướp xảy ra ngày 2/9/1983 tại hạt Allegheny, bang Pennsylvania, Mỹ . Elwood Nolden, 34 tuổi, tay không xông vào chi nhánh ngân hàng Equibank. Anh ta đưa cho giao dịch viên tờ giấy ghi: “Đưa hết các tờ 50, 100 và 20 USD vào túi, nếu không muốn bị thương”.
Tổng cộng Nolden lấy được 1.500 USD trước khi bỏ đi và để lại tờ giấy trên bàn giao dịch. Hoá ra đó là mặt sau của một chiếc phong bì, với mặt trước ghi nơi gửi là Toà án hạt Allegheny và nơi nhận là địa chỉ của Elwood.
Cướp phá, hôi của ở Chicago
Hơn 100 người bị bắt do đập phá, cướp bóc ở các khu vực trung tâm Chicago, gây thiệt hại nghiêm trọng và khiến 13 sĩ quan bị thương.
Tình trạng bất ổn xảy ra từ đêm 10/8 và đám đông đã vẽ lên tường tranh chống cảnh sát ở Magnificent Mile, khu thương mại sầm uất hàng đầu và cũng là điểm thu hút du khách nhiều nhất tại thành phố Chicago, bang Illinois.
Truyền thông địa phương đưa tin, dọc theo những con phố ở Magnificent Mile, đám đông xông vào các cửa hàng, lấy đi vô số hàng hóa cũng như tấn công một ngân hàng. Ngăn kéo đựng tiền của các cửa hàng bị phá và ném la liệt trên đường phố, trong khi nhiều máy ATM cũng bị cạy phá.
Nhiều cửa hàng cách trung tâm thành phố Chicago hàng km cũng bị lục soát, khi các bãi đỗ xe la liệt những mảnh vỡ từ cửa kính và vật dụng bên trong cửa hàng. Truyền thông cho hay đám đông còn ném đá vào xe cảnh sát.
Lực lượng cảnh sát sau đó được điều động tới một cửa hàng Apple nằm ở phía bắc khu vực trung tâm thành phố. Cách đó vài dãy nhà, các mảnh vỡ cửa kính nằm la liệt trong bãi đậu xe trước một chi nhánh Best Buy và một cửa hàng rượu lớn.
Sĩ quan cấp cao David Brown cho biết sự việc đêm 10/8 "không phải một cuộc biểu tình có tổ chức" mà là "hành vi phạm tội". Ông nói thêm lực lượng cảnh sát dự kiến được điều động "dày đặc" ở khu vực trung tâm thành phố cho đến khi có thông báo mới.
Thị trưởng Chicago Lori Lightfoot gọi cuộc bạo loạn là hành vi phạm tội nghiêm trọng, là "cuộc tấn công vào thành phố của chúng ta".
Thị trưởng Lightfoot đã kích hoạt chương trình bảo vệ cộng đồng bằng việc phong tỏa khu trung tâm thành phố với sự hiện diện đông đảo của lực lượng cảnh sát. Phong toả sẽ kéo dài vài ngày cho đến khi các khu dân cư được đảm bảo an toàn.
Một cửa hàng bị đập vỡ cửa kính tại khu Magnificent Mile, thành phố Chicago, Mỹ, đêm 10/8. Ảnh: AP.
Những người bị bắt sẽ phải đối mặt các tội danh gồm cướp bóc, gây rối trật tự và chống đối cảnh sát.
Các buộc biểu tình, bạo loạn nổ khắp nước Mỹ kể từ sau cái chết của người đàn ông da màu George Floyd vào ngày 25/5 ở Minneapolis. Nhiều tòa nhà, cửa hàng đã trở thành mục tiêu cướp phá, hôi của của những kẻ quá khích lợi dụng biểu tình chống phân biệt chủng tộc.
Người biểu tình Mỹ phóng hỏa trụ sở cảnh sát Cảnh sát đụng độ người biểu tình Mỹ Biểu tình sắc tộc Mỹ đối mặt xung đột đảng phái 10 ngày nước Mỹ chìm trong biểu tình Bạo loạn đã ăn sâu bén rễ trong biểu tình Mỹ 20
Lịch sử cuộc gọi tố cáo tội ác Mùi chất dẫn cháy dày đặc trong không khí khiến điều tra viên phát hiện ra can dầu cùng một thi thể bên dưới lớp nylon bị đốt. Thi thể không thể nhận dạng được phát hiện bên đường cao tốc, giữa đoạn đường từ thành phố Baltimore, bang Maryland tới biên giới bang Pennsylvania, vào khoảng 1h30 ngày 24/12/2005. Cảnh sát nhận...