Những vụ bóc phốt ảnh kỷ yếu đình đám: 90% do nhiếp ảnh chụp xấu hơn tự chụp bằng điện thoại
Chỉ hy vọng mỗi khi nhắc về hai từ “kỷ yếu”, chúng ta sẽ nhận được nhiều câu chuyện vui vẻ, nhiều bộ ảnh độc đáo, sáng tạo thay vì những cuộc cãi vã!
Thời gian gần đây, việc chụp ảnh kỷ yếu độc, lạ, “không đụng hàng” trở thành sự kiện chẳng thể thiếu đối với học sinh, sinh viên cuối cấp. Trào lưu này hot tới mức khiến người ta phải trầm trồ thốt lên: mùa kỷ yếu bây giờ còn sôi động hơn cả… mùa cưới. Vì cứ đến dịp kỷ yếu là trên mạng rậm rịch trước cả tháng, từ mời chụp ảnh đến công tác chuẩn bị sôi động chẳng khác gì dân tình đón Tết.
Tuy nhiên cũng có những mua ky yêu đến và đi kèm không ít drama ma nhiêu năm qua lơp nao cung như lơp nao, chăng bao giơ giai quyêt nôi, tư chuyên thuê thợ chup anh đên chon đia điêm, chon style, chon loai re hay đăt,… Vậy là vô tình từ khoảnh khắc lưu giữ quãng thời gian tươi đẹp nhất biến thành một cuộc cãi vã không đáng có. Chỉ hy vọng trong tương lai, khi nhắc về hai từ “kỷ yếu”, chúng ta sẽ nhận được nhiều câu chuyện vui vẻ, nhiều bộ ảnh độc đáo, sáng tạo thay vì những cuộc cãi vã!
1. Lớp học hăm dọa và đòi hoàn lại 70% tiền vì bộ kỷ yếu xấu hơn “ảnh tự chụp”
Một câu chuyện về mùa kỷ yếu được anh chàng thợ ảnh có tên Lưu Minh Khương đăng tải trên trang Facebook cá nhân. Hơn 40 bức ảnh chụp màn hình trong đoạn hội thoại cuộc nói chuyện giữa một nhóm thợ ảnh và lớp 12A6 trường THPT Lê Quý Đôn (Cẩm Phả, Quảng Ninh) đã được đăng tải, họ không thể làm gì hơn nữa để giúp các cô cậu học trò nói trên xinh xắn hơn.
Theo chia sẻ, các bạn học sinh đã sẵn sàng cãi tay đôi, nhắn tin chê bai đủ thứ, thậm chí đòi hoàn lại hơn 50%-70% số tiền vì bộ ảnh không như mình mong muốn. Thợ ảnh chụp bộ này còn nói rằng, họ nhận được lời hăm dọa từ người nhà các bạn học sinh.
Theo những đoạn tin nhắn trò chuyện mà Minh Khương chia sẻ, có thể thấy nguyên nhân chính khiến nhóm bạn lớp 12 không hài lòng là do ảnh chụp “mặt méo”, đạo cụ sơ sài, thái độ của các thợ ảnh thiếu tôn trọng. Cụ thể, theo nội dung tin nhắn mà nhóm bạn chia sẻ, một trong các thợ ảnh đã có lời lẽ thiếu tôn trọng các bạn như gọi: con béo này, con già kia… Ngoài ra, theo yêu cầu từ team chụp, các bạn đã mang file ảnh đi tham khảo nhiều nơi nhưng đều bị chê xấu.
Ngay sau khi bài chia sẻ được công khai đi kèm hình ảnh, nhiều người đã bảo vệ nhóm thợ ảnh và đồng loạt có nhận xét tích cực về sản phẩm kỷ yếu mà team đã thực hiện. Đông đảo dân mạng đã lên tiếng chỉ trích nhóm học sinh lớp 12 và cho rằng sản phẩm của nhóm thợ ảnh thực hiện không đến nỗi tệ đến mức phải đòi lại tiền.
Sau đấy, thợ ảnh Minh Khương – người đã công khai toàn bộ vụ việc và ngỏ lời “kêu cứu” dân mạng tiếp tục cập nhật thông tin liên quan. Trên trang cá nhân của mình, thợ ảnh này cho biết, anh vừa nhận được hàng loạt tin nhắn thoại với lời lẽ khó nghe từ tài khoản Facebook có tên C.L (theo anh Khương thì đây là một thành viên trong lớp mà anh nhận chụp kỉ yếu).
Khoảng một ngày sau khi bài đăng được đăng tải, Minh Khương cho biết rằng, các bạn học sinh đã gọi đến gửi lời xin lỗi một cách khẩn thiết: ” Trong ngày hôm qua, phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm gọi điện xin xóa bài đi. Nhưng mình không đồng ý vì quan điểm của mình là ai làm người đó chịu, đừng bắt ai phải hứng chịu thay mình, các bạn ý cũng 17-18 tuổi, lớn rồi biết suy nghĩ cả rồi. Mình chỉ muốn các bạn ấy hiểu 1 điều là làm việc gì cũng phải suy nghĩ thấu đáo và đặt mình vào vị trí người đối diện xem đã hợp lý chưa. Đồng thời, học cách chia sẻ thấu hiểu với mọi người xung quanh. Sau này bước chân vào đời các em sẽ vững vàng hơn. Đó là mong muốn của mình. Vừa rồi, bạn C.L đã gọi cho mình với giọng xin lỗi thành khẩn. Và mình cũng chỉ chờ điều đó, tức là các em đã nhận ra mình sai ở đâu và sẽ rút kinh nghiệm”.
2. Bộ ảnh kỷ yếu nhận ý kiến trái chiều vì một chi tiết lịch sử
Lớp học này đã tự đọc thêm sách vở để tìm hiểu về trang phục người Việt những năm 1930 – 1940 để thực hiện bộ ảnh. Đó là câu chuyện chụp kỷ yếu của học sinh lớp 12A4 trường THPT Hoàng Việt (TP. Buôn Ma Thuật). Từ ý tưởng, màu sắc, khung cảnh cho đến thần thái của những bạn trong bộ ảnh đều “ngon nghẻ” không khác gì ảnh lookbook được đầu tư công phu.
Bộ kỷ yếu lấy cảm hứng từ xã hội Việt Nam những năm 1930-1940
Video đang HOT
Ngoài buổi chụp concept lịch sử này thì lớp còn tổ chức chụp trong lớp và 1 buổi prom night. Thế nên dù tự cung quần áo nhưng tiền kỷ yếu vẫn tiêu tốn đến 30 triệu đồng!
Tuy được đầu tư khủng nhưng bộ ảnh vẫn nhận về nhiều ý kiến trái chiều khi có một số chi tiết không đúng lịch sử và kết hợp giữa hiện đại – cổ trang cũng gây thắc mắc. Giải thích cho điều này, một nữ sinh trong lớp cho biết: “Tất cả những phục trang, phụ kiện đều do lớp tự chuẩn bị để vừa đúng lịch sử mà cũng tiết kiệm nhất. Ban đầu tụi mình có nhờ các thầy cô dạy Sử tư vấn nhưng đến phút chót lại đổi ý nên đã tự tìm hiểu theo ý mình. Vậy nên không tránh khỏi một số chi tiết nhỏ không đúng với thực tế”.
Bộ kỷ yếu này được đầu tư lên đến 30 triệu đồng
3. Học sinh Quảng Ngãi bóc phốt team chụp kỷ yếu vì bỏ 8 triệu đồng mà nhận toàn ảnh mờ nhòe, out nét
Một bạn trẻ tên T. đại diện lớp 12C10 trường T.Q.T, Quảng Ngãi bày tỏ sự bức xúc của lớp khi nhận được loạt ảnh kỷ yếu mà theo bạn là “thật sự rất tệ”, “xấu hơn cả chụp bằng điện thoại”. Được biết, tập thể lớp T. đã bỏ ra kinh phí 8 triệu đồng để thuê nhiếp ảnh B.V.T, đang làm việc tại studio V., một thương hiệu được cho là khá có tiếng tại địa phương thực hiện bộ ảnh.
“Gửi anh B.V.T, nay em đại diện lớp viết status này gửi anh thay cho nỗi lòng 2 tháng tụi em nhịn để ôn thi đại học. Suốt thời gian này anh làm việc quá ‘có tâm’ và đối xử ‘quá tốt’ với khách hàng mà theo anh gọi là nít ranh. Ban đầu tụi em tính chụp bên kỷ yếu V. và liên hệ với anh B.V.T.P (một nhiếp ảnh khác đang làm cho V.). Nhưng tụi em bị những lời ngon ngọt kiểu như vầy: Anh T. là một trong những người lập ra kỷ yếu V., anh ở Sài Gòn nên máy móc hiện đại, Quảng Ngãi không ai hơn anh đâu! Không ngờ tạo ra được sản phẩm như vậy luôn đó, máy móc hiện đại mà fly cam không có”.
8 triệu đồng để chụp bộ ảnh kỷ yếu mờ nhòe, out nét liệu có đáng?
Lớp 12C10 còn thật sự sốc khi đến nhận trang phục chụp ảnh. Khi cả lớp không chịu mặc trang phục do B.V.T chọn, anh này đổ lỗi: Ảnh xấu là do trang phục lớp tự ý thay đổi. Tác giả bộ ảnh thì cho rằng, ảnh kỷ yếu kém chất lượng không phải lỗi của cậu. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc có nhiều ảnh mờ nhòe, out nét và cảnh ra đằng cảnh – người đi đằng người như cái mà cộng đồng đang xem: “Nhiều bạn trong lớp chụp hình selfie khá đẹp, mặt V-line nhờ dùng ứng dụng gọt cằm này nọ… nhưng khi lên máy cơ các bạn hơi mập nên bị lộ”.
“Nhiều bạn trong lớp chụp hình selfie khá đẹp, mặt V-line nhờ dùng ứng dụng gọt cằm này nọ… nhưng khi lên máy cơ các bạn hơi mập nên bị lộ”.
4. Bộ ảnh “kỷ yếu thảm họa”, “xấu kinh dị”
Chắc hẳn chúng ta chưa quên phốt đình đám bóc bộ kỷ yếu xấu không chấp nhận được tại Thái Nguyên: “Trên đời làm gì có cái ảnh kỷ yếu nào kinh dị hơn ảnh kỉ yếu lớp em nữa. Bây giờ đòi lại tiền cũng không thèm trả thậm chí còn block luôn. Anh thợ ảnh vì chụp quá có tâm nên đang bị rất nhiều người bóc phốt. Thật sự là 250k/người là số tiền không hề rẻ mà đến bây giờ ảnh ót như vậy.
Dưới đây là ảnh mà anh nhiếp ảnh gia chụp, và cả facebook của anh “nhiếp ảnh gia” chuyên nghiệp đã chụp cho bọn em. Vì bị bóc phốt quá nhiều nên mấy đứa lớp em cũng bị anh ấy chặn. Có tận 9 nick để quảng cáo, trong khi ảnh đăng lên câu khách thì chỉnh sửa rõ đẹp còn ảnh chụp cho lớp em thì…”
K.L. – học sinh lớp 12 trường THPT Ngô Quyền (Thái Nguyên) – người đăng tải câu chuyện, bức xúc cho biết: “Lớp mình có 45 người và bạn lớp trưởng đại diện lớp đặt lịch chụp vào hôm 24/4 vừa qua với giá 250.000 đồng/người. Đồng thời, trước khi chụp kỷ yếu, bên mình cũng đã đặt cọc trước 2 triệu đồng”.
Nhiếp ảnh Trần Biên – người trực tiếp chụp và chỉnh sửa bộ ảnh kỷ yếu cho tập thể lớp trên cho biết: ” Hôm chụp ảnh cho lớp này là do buổi sáng trời mưa lớn, thời tiết xấu và trời âm u không thể set up gì đư ợc nên chất lượng ảnh không được như mong muốn, ánh sáng lại yếu nữa. Đây là yếu tố khách quan không ai mong muốn cả. Trong số bộ ảnh kỷ yếu bên mình chụp cho các bạn ấy có rất nhiều ảnh đẹp, rõ mặt tại sao các bạn ấy không đăng lên lại chọn những ảnh xấu nhất, không rõ mặt để tố. Còn chụp ảnh phong cảnh, muốn lấy cảnh đẹp thì phải chụp xa nên tất nhiên là không rõ mặt được rồi. Nhưng do các bạn ấy không hiểu nên mới vậy.”
Những hình ảnh trong bộ kỷ yếu được cho là “xấu kinh dị”
5. Sinh viên tố studio chụp kỷ yếu không có tâm, thợ ảnh thái độ khiếm nhã!
Một cô bạn tên Hải Yến đã chia sẻ câu chuyện dở khóc dở cười của mình trong quá trình chụp ảnh kỷ yếu cùng những người bạn Đại học trước khi ra trường. Cụ thể, Yến đã phàn nàn rằng phía ekip chụp ảnh làm việc thiếu chuyên nghiệp, đến trễ để mấy chục người phải đợi giữa cái lạnh 14 độ lại còn có thái độ khiếm nhã trong quá trình chụp. Khi gửi ảnh thì cũng toàn là ảnh chưa chỉnh sửa, chất lượng khác xa so với quảng cáo.
“Cả lớp ai cũng háo hức mong chờ vì 4 năm mới có một lần bung lụa tập thể. Đến hôm chụp thì đúng 8h lớp có mặt tại Văn Miếu thì quay ngang quay ngửa quay trái quay phải vẫn không thấy Nháy của lớp đâu. Cả bọn đợi co ro trong cái gió giá lạnh 14 độ tầm gần 1 tiếng thì Nháy Lớp mới xuất hiện và không 1 câu xin lỗi. Đồng thời không thèm giới thiệu cho tất cả bấy nhiêu con người là anh là Nháy bên studio nên cả nửa buổi sáng cả lớp chả biết nháy của mình là ai cả.
Đến lúc chụp ảnh tập thể thì không rõ là thuê Nháy hay thuê côn đồ mà hơi tí là con này con kia, xong ăn nói kiểu bố đời: ‘Ngồi thế này thì bắt trọn khoảnh khắc cái gì’, ‘Nào hô to sung sướng lên em’, ‘Bây giờ ném quần áo thẳng vào mấy thằng này (chỉ nháy riêng của các bạn), đứa nào ném trúng có thưởng’” , Yến chia sẻ.
Studio nói rằng thời tiết hôm đó khá xấu, khó mà có được nước ảnh trong với mây xanh trên trời
Đại diện studio đã lên tiếng và cho rằng mình bị oan, rằng lời của Hải Yến không đáng tin, có nhiều tình tiết chưa đúng và “nói 10 thì chỉ đúng có 2″.
Về thái độ làm việc, phía studio phản hồi rằng mình không hề đến trễ mà là do 1 bạn photo phải chở 1 bạn sinh viên trong nhóm về lấy đồ vì để quên nên khiến tất cả phải chờ, đây không phải lỗi của team nháy.
Về cách đùa giỡn trong lúc làm việc, studio cho rằng tất cả những nơi khác đều như thế, đồng thời đặt câu hỏi ngược lại là nếu cảm thấy không thoải mái tại sao các bạn sinh viên không lên tiếng. Ngoài ra studio cũng phân trần rằng điều kiện thời tiết hôm đó khá xấu, khó mà có được nước ảnh trong với mây xanh trên trời.
Ảnh: NVCC, Sưu tầm
Thầy trò Tiền Giang lặn lội cả tuần trời mang nón lá, thuyền ghe chợ nổi quê mình vào ảnh kỷ yếu thơ mộng
Với lứa học sinh cuối cấp, ảnh kỷ yếu chính là một cuốn băng ghi lại những ký ức tươi đẹp nhất của tuổi thanh xuân. Sau này khi ra trường, ai ai cũng có thể nhìn lại, để nhớ, để hoài niệm, để mỉm cười nghĩ về tập thể nơi mình từng gắn bó tuổi niên thiếu ngây ngô.
Ý tưởng chụp hình kỷ yếu thì nhiều vô kể. Có lớp đầu tư trang phục cầu kì, bối cảnh phong phú, cho ra đời bộ ảnh siêu chất. Có lớp tận dụng cảnh mưa nơi thành phố mình sống, biến tấu ngay ra bộ hình có một không hai.
Riêng với tập thể 12A1 của trường THPT Ngô Văn Nhạc (một trường thuộc vùng sâu của huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang), các bạn học sinh lại tìm đến hình ảnh chất phác, với nón lá, áo nâu sòng, mang thêm hình ảnh thuyền ghe sống động của chợ nổi quê mình vào ảnh kỷ yếu.
Bộ ảnh kỷ yếu trên sông nước của lớp 12A1
Thầy Phạm Văn Thông, giáo viên kiêm bí thư chi Đoàn trường, người đã giúp đỡ lớp 12A1 (THPT Ngô Văn Nhạc, Tiền Giang) thực hiện bộ kỷ yếu đặc biệt này cho biết: ' Chi đoàn 12A1 là tập thể quy tụ nhiều gương mặt xuất sắc của trường, nhưng gia đình các em phần lớn là lao động chân tay, hoàn cảnh khó khăn, chẳng dư dả gì. Để có được bộ ảnh kỷ yếu lộng lẫy, 'sắc màu' như bạn bè đồng trang lứa, có lẽ là điều xa xỉ với các em'.
Mong muốn học trò của mình cũng được chụp một bộ ảnh tập thể đáng nhớ mà không tốn kém chi phí, thầy Thông quyết định đưa lớp tới những địa danh nổi tiếng của vùng đất nơi các em sống - chợ nổi Cái Bè và làng nhà cổ Đông Hòa Hiệp. Điều này giúp lớp vừa không cần đi đâu xa, vừa giúp bộ ảnh có thể tôn vinh trọn vẹn những địa danh tươi đẹp, đầy tự hào của quê hương Cái Bè.
Cái Bè là vùng đất cây lành trái ngọt, nơi có chợ nổi với những sinh hoạt buôn bán trên sông nhộn nhịp được nhiều người biết đến, cùng với Đông Hòa Hiệp - ngôi làng lưu giữ những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi nép mình sau những vườn cây ăn trái sum suê.
Bộ ảnh được thực hiện ngay sau khi Kì thi Tốt nghiệp THPT 2020 kết thúc. Khi nhắc lại, thầy Thông vẫn nhớ mãi. Đối với thầy, bộ ảnh này được thực hiện dựa trên một thứ duy nhất đó là tinh thần tập thể cùng sự gắn kết của 40 con người.
' Vốn chẳng dư dả gì tiền bạc, cả lớp không thể chuẩn bị đạo cụ, trang phục cho tươm tất, chuyên nghiệp. Nhưng cũng nhờ đó mà mình và các em lại càng thêm yêu sự nồng hậu, tận tình của người dân quê mình.
Không có kinh phí để thuê hẳn tàu du lịch chạy ra giữa dòng, cả lớp đã được hai cô chú tốt bụng bán củ sắn trên sông cho mượn chiếc ghe mưu sinh. Tuy góc chụp từ ghe khó có thể phô bày hết khung cảnh sôi nổi, rực rỡ của chợ nổi Cái Bè, nhưng cả thầy và trò đều mãn nguyện lắm. Đâu có ai sẵn sàng cho lớp mượn chiếc ghe hàng để trèo lên nóc ghe chụp ảnh như người quê mình. Quý lắm chứ.
Rồi bộ quần áo bà ba của các em cũng là được tài trợ. Tới khi ghé làng nhà cổ Đông Hòa Hiệp, các em cũng được chủ nhà cổ Ông Kiệt đồng ý cho thăm và chụp hình tại đây. Còn về trái cây đạo cụ, lớp được một số phụ huynh hái tặng. Chụp xong, cả lớp mang ra liên hoan rất vui.
Riêng phần nón lá minh họa, mình mượn của Đoàn trường. Nói chung về kinh phí, bộ ảnh chỉ tốn khoản ăn uống trong ngày và một số dịch vụ phát sinh, nhìn chung là không đáng kể.
Thầy và trò lặn lội trong suốt 5 ngày để chuẩn bị bối cảnh, đạo cụ. Tới lúc bấm máy, chỉ mất 1 ngày thôi. Tuy không thể hoàn hảo bởi bộ ảnh có kinh phí hạn hẹp, nhưng đối với mình và tập thể 12A1, đây là một kỷ niệm đáng nhớ, là món quà mà thầy giáo muốn nỗ lực dành tặng tới các em sau khi vượt qua kì thi quan trọng.' - Thầy Thông vui vẻ chia sẻ.
Bộ kỷ yếu đơn giản từ trang phục tới bối cảnh của lớp 12A1 đã nhận được cơn mưa lời khen từ dân tình. Ai cũng thích thú vì hình ảnh chất phác, giản dị nhưng vẫn đậm sự hồn nhiên, vui tươi của tuổi học trò. Hãy cùng nghía thêm một số hình ảnh khác của lớp 12A1 nhé!
Bên cạnh chợ nổi Cái Bè, tập thể 12A1 cũng ghé thăm làng cổ Đông Hòa Hiệp
Bối cảnh cũng rất gì và này nọ đó chứ, lại chẳng tốn kém chút nào
Bắt trend Tiktok với "dân đại học": Khám phá "tất tật" về trường, liệt kê môn học dễ trượt Các anh chị sinh viên kiêm Tiktoker sẽ giúp bạn kiểm chứng liệu "Lên đại học nhàn lắm!" như thầy cô vẫn hứa hẹn! Những ngày gần đây, trên nền tảng MXH Tiktok bất ngờ xuất hiện trào lưu #DaiHocCoGiVui (Đại học có gì vui) thu hút sự chú ý của nhiều bạn trẻ, đặc biệt là các bạn học sinh cuối cấp...