Những vòng gọi vốn lớn nhất của startup trong 10 năm qua
Crunchbase (nền tảng tìm kiếm thông tin về kinh doanh và startup) thống kê các vòng gọi vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm lớn nhất mỗi năm trong thập niên 2010. Danh sách của Crunchbase không tính đến các công ty dược phẩm.
Năm 2010: Better Place huy động thành công 350 triệu USD trong vòng Series B
Hãng xe điện Better Place của Israel là startup huy động được nhiều tiền nhất trong một vòng gọi vốn năm 2010 với 350 triệu USD. Sau đó, công ty này tiếp tục gọi vốn thành công 2 vòng khác với số tiền lần lượt là 200 triệu USD và 100 triệu USD. Tổng cộng, Better Place nhận được số tiền đầu tư 945 triệu USD. Công ty này tuyên bố phá sản vào năm 2013. (Ảnh: AP)
Năm 2011: JD.com được đầu tư 1,5 tỷ USD trong vòng Series C
JD.com là startup đầu tiên huy động thành công số tiền trên 1 tỷ USD trong một vòng gọi vốn của thập niên 2010. Đây cũng là vòng gọi vốn lớn nhất trong lịch sử của công ty này. JD chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Mỹ năm 2014 và hiện là một trong những hãng thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc. (Ảnh: Reuters)
Năm 2012: GreatPoint Energy huy động thành công 400 triệu USD trong vòng Series D
Năm 2012, công ty năng lượng GreatPoint Energy hoàn tất vòng gọi vốn Series D với giá trị 400 triệu USD từ một số nhà đầu tư, trong đó dẫn đầu là Wanxiang America. Đây cũng là thương vụ huy động vốn lớn nhất năm và lịch sử công ty. Cũng trong năm này, Axel Springer Digital Classified được đầu tư 312 triệu USD và JD.com gọi được 250 triệu USD trong vòng Series D. (Ảnh: Youtube)
Năm 2013: Pivotal được đầu tư 946 triệu USD trong vòng Series A
Pivotal là công ty dịch vụ và phần mềm đa quốc gia của Mỹ có trụ sở tại San Francisco. Trước khi trở thành công ty đại chúng, Pivotal huy động thêm 758 triệu USD trong 2 vòng gọi vốn nữa (105 triệu USD vòng Series B và 653 triệu USD vòng Series C). (Ảnh: Reuters)
Video đang HOT
Năm 2014: Uber huy động thành công 1,4 tỷ USD trong vòng Series D
Fidelity là nhà đầu tư dẫn đầu vòng gọi vốn Series D của Uber năm 2014. Dù 1,4 tỷ USD là số tiền không nhỏ nhưng đây không phải khoản đầu tư lớn nhất hãng gọi xe này huy động được. Uber được Quỹ đầu tư công của Arab Saudi đầu tư 3,5 tỷ USD trong vòng Series G và huy động thành công 7,7 tỷ USD từ thị trường tài chính thứ cấp trong năm 2017. (Ảnh: Bloomberg)
Năm 2015: Airbnb được đầu tư 1,5 tỷ USD trong vòng Series E
Năm 2015 chứng kiến nhiều vòng gọi vốn từ 1 tỷ USD của các startup. Trong đó, nền tảng đặt và cho thuê phòng Airbnb dẫn đầu với 1,5 tỷ USD trong vòng Series E; Uber huy động được 1 tỷ USD vòng Series E và 1 tỷ USD trong vòng Series F; Lyft và SoFi cũng gọi vốn thành công 1 tỷ USD. (Ảnh: Getty Images)
Năm 2016: Didi Chuxing và Ant Financial cùng huy động được 4,5 tỷ USD
Các hãng gọi xe là những startup được nhắc đến nhiều nhất tại Mỹ và Trung Quốc trong thập niên 2010. Didi Chuxing huy động được 4,5 tỷ USD trong năm 2016, bằng số tiền công ty tài chính dịch vụ Ant Financial được đầu tư. Cũng trong năm này, Uber huy động được 3,5 tỷ USD trong vòng Series G và Meituan-Dianping nhận được 3,3 tỷ USD. (Ảnh: CNN)
Năm 2017: WeWork được đầu tư 4,4 tỷ USD trong vòng Series G
Trước khi IPO thất bại và gặp hàng loạt bê bối trong năm 2019, startup không gian làm việc chung WeWork là “ngôi sao đang lên” và thu hút nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm trên thế giới. Vòng Series G của WeWork, dẫn đầu là quỹ Vision Fund của SoftBank cũng là vòng gọi vốn lớn nhất của startup này tính đến nay. (Ảnh: Reuters)
Năm 2018: Ant Financial được đầu tư 14 tỷ USD trong vòng Series C
Ant Financial nắm giữ một số kỷ lục theo thống kê của Crunchbase: công ty có vòng gọi vốn đầu tư mạo hiểm lớn nhất năm 2018, vòng gọi vốn lớn nhất thập kỷ (14 tỷ USD) và là công ty duy nhất 2 lần có vòng gọi vốn lớn nhất năm (năm 2016 và 2018). (Ảnh: Reuters)
Năm 2019: Tenglong Holding Group huy động thành công 3,7 tỷ trong vòng Series A
Hãng công nghệ và dữ liệu Tenglong Holding Group là công ty huy động được vốn đầu tư mạo hiểm nhiều nhất năm 2019. Morgan Stanley Venture Partners là nhà đầu tư dẫn đầu vòng Series A của công ty này. Ngoài Telong, một số startup khác của Trung Quốc cũng huy động được hàng tỷ USD trong năm 2019 như Kuaishou Technology và Chehaduo. (Ảnh: Franki Chamaki/Unsplash)
Linh Lam
Theo Crunchbase/ndh.vn
Sắp diễn ra Diễn đàn Đầu tư và Phát triển Kinh doanh 2020: "Cơ hội tăng tốc & bứt phá"
Sáng 6/1/2020, Hiệp hội các tổ chức dịch vụ phát triển kinh doanh Việt Nam (VABO) cùng BizLIVE, VTV24 sẽ đồng tổ chức Diễn đàn Đầu tư và Phát triển Kinh doanh 2020 với chủ đề "Cơ hội tăng tốc & bứt phá".
Năm 2019 nền kinh tế thế giới có nhiều biến động. Tăng trưởng kinh tế bị chậm lại bởi xung đột thương mại Mỹ -Trung, Nhật - Hàn, sự leo thang của căng thẳng công nghệ có thể phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu và Brexit không đạt thỏa thuận cũng gây áp lực căng thẳng địa chính trị.
Dù vậy, nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được sự tăng trưởng nhờ các yếu tố hỗ trợ tích cực từ môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, các rào cản về thể chế, chính sách từng bước được tháo gỡ, tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Cụ thể, năm 2019, GDP đã xác lập năm thứ 2 liên tiếp tăng trên 7% kể từ 2011 với mức tăng 7,02%. Lạm phát trong khi đó giữ được mức thấp, kim ngạch xuất nhập khẩu vượt mốc 500 tỷ USD, doanh nghiệp thành lập mới đạt mức kỷ lục...
Bước sang năm 2020 đây được coi là năm bản lề của phát triển kinh tế xã hội nước ta với việc tổng kết thực hiện các nghị quyết, quyết định quan trọng của Đảng và Chính phủ về Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020, là năm cuối thực hiện Kế hoạch kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020 và đề ra những chiến lược phát triển cho giai đoạn tiếp theo.
Năm 2020 được xem là mốc thời gian có ý nghĩa lớn với hệ thống ngân hàng, phải kết thúc giai đoạn tái cơ cấu xử lý nợ xấu, 100% ngân hàng thương mại cổ phần phải hoàn thành thực hiện niêm yết, đăng ký giao dịch chính thức trên thị trường chứng khoán để chuẩn bị bước vào cuộc đua mới, với những mục tiêu xa hơn.
2020 là cũng là năm quan trọng của thị trường chứng khoán. Theo Đề án "Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, yêu cầu quy mô thị trường chứng khoán phải tăng cả về chất và lượng để trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế.
Thị trường bất động sản Việt Nam đang trở thành một trong những thị trường hấp dẫn nhà đầu tư trong nước và quốc tế thông qua một loạt thương vụ mua bán, sáp nhập. Đối với một số lĩnh vực đang được coi là mới nổi, thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân như Hàng không, Du lịch, Năng lượng tái tạo và Giáo dục, đào tạo thì năm 2020 là năm bước vào giai đoạn mới, cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi những bước đi vững chắc nhưng cũng không kém phần mạo hiểm.
Vậy các doanh nghiệp đã chuẩn bị những gì để bước vào năm 2020? Có những cảnh báo quan trọng nào mà các doanh nghiệp cần phải biết để chủ động ứng phó và cập nhật những thay đổi trong chính sách, môi trường nội tại trong nước cũng như xu hướng, diễn biến của kinh tế thế giới cho phù hợp với kế hoạch phát triển kinh doanh và đầu tư của mình?
Để sát cánh cùng cộng đồng doanh nghiệp, Hiệp hội các tổ chức dịch vụ phát triển kinh doanh Việt Nam (VABO) cùng một số cơ quan Diễn đàn đầu tư BizLIVE.vn, Trung tâm Tin tức VTV24 (Đài THVN) đồng tổ chức Diễn đàn Đầu tư và Phát triển Kinh doanh 2020 với chủ đề " Cơ hội tăng tốc & bứt phá".
Thời gian: 8h00 ngày 06 tháng 01 năm 2020
Địa điểm: Khách sạn REX, 141 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP.HCM.
Diễn đàn có sự tham gia của đại diện các cơ quan Trung ương, bộ, ngành, các Hiệp hội, tổ chức trong và ngoài nước cùng cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế thảo luận, phân tích môi trường đầu tư và kinh doanh Việt Nam năm 2020, những tác động từ kinh tế thế giới, cơ hội bứt phá và thách thức đối với các lĩnh vực đầu tư & kinh doanh cho cộng đồng doanh nghiệp.
Diễn đàn sẽ do Ban Kinh tế Trung ương & Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đồng chủ trì.
Theo BIZLIVE
Bài 2: Dù 'nới tay,' nhưng cần kiên định với mục tiêu Basel II Các chuyên gia ngân hàng cho rằng, dù có "nới tay" cho các ngân hàng chưa đạt chuẩn Basel II song Ngân hàng Nhà nước cần kiên định với mục tiêu này. Ảnh minh họa. (Nguồn: CTV/Vietnam ) Các chuyên gia cho rằng, để đi được đến đích, trước tiên các ngân hàng thương mại cần có sự đồng thuận tuyệt đối của...