Những vòng băng bí ẩn trên hồ Baikal
Năm 1969, người dân địa phương nhận thấy trên hồ Baikal (Nga) xuất hiện những vành đai băng giá. Cách đây chưa lâu, những vành đai băng giá này còn là bí ẩn chưa có lời giải.
Trải qua hàng chục năm, cơ chế cụ thể hình thành những cấu trúc lạ kỳ này vẫn chưa được giải thích rõ ràng. Trong những nghiên cứu gần đây, được công bố trên tạp chí “Nghiên cứu về hồ và đại dương” (Mỹ), các nhà khoa học đã làm sáng tỏ nguồn gốc các vành đai băng giá (vòng băng) hình thành trên mặt hồ.
Hồ Baikal nằm ở Syberia (Nga) và có tuổi khoảng 25 – 30 triệu năm. Đây là một trong những hồ lâu đời nhất trên thế giới. Độ sâu tối đa của hồ là 1.642 mét. Baikal là hồ nước ngọt lớn nhất thế giới.
Trong thời gian một năm, nhiệt độ nước trong hồ thay đổi khá đột ngột. Vào mùa hè, lớp nước bề mặt tại một số nơi có nhiệt độ khoảng 16 độ C; sau đó một vài tháng, nước đóng băng và duy trì ở trạng thái này cho đến tháng 5 năm sau. Lớp băng xuất hiện trên mặt hồ có độ dày từ 0,5 – 1,4 mét; tuy nhiên, tại một số khu vực, băng dày tới 2 mét.
Từ lâu, hồ Baikal nổi tiếng vì những vòng băng bí ẩn, xuất hiện trong những tháng mùa đông. Một số vòng băng lớn đến mức có thể nhìn thấy từ vũ trụ.
Trong thực tế, nhờ sự giúp đỡ của các nhà khoa học ở Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), bí mật những cấu trúc băng khổng lồ đó cuối cùng cũng đã được giải mã.
Sử dụng dữ liệu thu thập từ vệ tinh nhân tạo và từ các cảm biến ném xuống hồ, các nhà khoa học thấy rằng, các xoáy nước ấm, ở sâu dưới mặt hồ đóng băng, đã sinh ra dòng nước ấm di chuyển theo hướng kim đồng hồ, thậm chí tại những nơi lạnh hơn.
Lực của các dòng nước là yếu nhất trong môi trường, nơi lớp nước bề mặt tiếp tục bị đóng băng; tuy nhiên, những dòng nước mạnh hơn bên ngoài xoáy nước có thể làm băng tan chảy – kết quả là trên mặt băng hình thành những hình dạng kỳ lạ, nhìn thấy được từ trên cao. Các vòng băng trông khá kỳ lạ và chúng có thể gây nguy hiểm cho người di chuyển trên mặt hồ.
Các nhà khoa học vẫn chưa hiểu được cơ chế chính xác hình thành những xoáy nước ấm ở dưới lòng hồ, tuy nhiên các nghiên cứu vẫn tiếp tục được tiến hành, nhằm tìm hiểu hiện tượng sâu hơn. Các dữ liệu thu thập được cho thấy, nước từ các con sông đổ vào hồ và gió cũng đóng một vai trò nào đó; còn các vành đai băng giá bắt đầu hình thành hàng tháng trời trong quá trình hồ đóng băng.
Video đang HOT
5 hội chứng bệnh không có lời giải trên thế giới
Suốt hàng trăm năm qua, mặc dù đau đầu tìm lời giải, các nhà khoa học vẫn không thể tìm được lời giải cho những hội chứng bệnh lạ kỳ này.
Sốt thung lũng
Chúng ta có thể nghe đến tên của những căn bệnh ở xa xít bên kia bờ đại dương. Với tốc độ giao thương, những căn bệnh này dễ lan truyền rất nhanh để thành các dịch và đại dịch.
Trong suốt 100 năm qua, những cư dân sống ở miền Tây nước Mỹ mắc một căn bệnh gọi là sốt thung lũng có nguồn gốc từ nấm Coccidioidomycosis.
Đây là căn bệnh gây ra khi bào tử nấm được hít vào phổi, nó gây ra hàng loạt cái chết thương tâm.
Mặc dù bệnh chủ yếu được phát hiện ở động vật, tuy nhiên con người vẫn có nguy cơ mắc bệnh và diễn tiến từ nhẹ đến nặng, có thể gây viêm não và tử vong.
Năm 1977, một đợt bùng phát lớn tại Ai Cập ghi nhận với hơn 600 cas tử vong ở người.
Năm 1987, sau dự án thủy lợi tại Tây Phi, một đợt dịch khác ở cả người và động vật đã. Vào đầu những năm 1990, 2 đợt sốt thung lũng càn quét qua 2 nhà tù trong khu vực, cướp đi mạng sống của hàng chục tù nhân. Không dừng lại ở đó, năm 2011 có hơn 20.000 trường hợp được báo cáo nhiễm bệnh, nhưng sau đó con số này bắt đầu giảm dần.
Trong một số ít trường hợp, bác sĩ vẫn không hiểu tại sao loại nấm này khi lây lan sang các bộ phận khác lại gây ra bệnh cầu trùng, có thể làm sưng não.
Đại dịch buồn ngủ
Đại dịch buồn ngủ biến bệnh nhân thành xác ướp theo một nghĩa khác.
Từ năm 1917 đến 1925, có 1 triệu người trên khắp thế giới cùng mắc phải một căn bệnh mà các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được, bệnh nhân rơi vào tình trạng "công chúa ngủ trong rừng" trong nhiều ngày. Họ còn có triệu chứng khác như đau đầu, co thắt xương khớp, trong khi người bệnh vẫn có thể ăn ngủ được nhưng đôi mắt lại luôn mất tập trung và đờ ra như những bệnh nhân tâm thần.
Các nhà khoa học gọi nó là viêm não lethargica. Điều đáng nói là một nửa trong số đó đã chết. Những người sống sót sau đó có những triệu chứng bệnh tâm thần hoặc giống như mắc bệnh Parkinson.
Đôi khi bị các kích thích bên ngoài, họ có thể phản ứng vì bị kích động. Nhưng sau đó, họ lại rơi vào tình trạng "xác chết". Và thực tế là không có gì làm thay đổi được trạng thái quái lạ của họ.
Vào thời điểm đó, nhà thần kinh học người Vienna, Constantin Von đã phát hiện ra vùng dưới đồi của não của những bệnh nhân này bị sưng. Dự án nghiên cứu này sau đó được đưa vào một cuốn sách và một bộ phim.
Rối loạn hành động tic
Cuối năm 2011, các cô gái tuổi teen ở Mỹ bỗng nhiên vung vẩy cánh tay, cái đầu giật giật, nói lắp bắp. Trong suốt nhiều năm sau đó người ta vẫn không thể tìm ra nguyên nhân chứng rối loạn kỳ lạ này.
Một số phụ huynh có con gái mắc hội chứng này nghi ngờ nhà máy Jell-O, một sự cố tràn hóa chất xảy ra do tai nạn đắm tàu năm 1970 gây ra.
Một nhà thần kinh học thì cho rằng đó là do Pandas - rối loạn tâm thần kinh tự miễn ở trẻ em, có liên quan tới nhiễm trùng liên cầu khuẩn.
Hội chứng ám ảnh kích thước "cậu bé"
Vài lần trong lịch sử xuất hiện hiện tượng tự phát của một số lượng lớn nam giới cho rằng dương vật của mình bỗng nhiên bị co rút lại, hoặc "mất tích", hầu hết các bệnh nhân rơi vào tình trạng hoảng loạn lo sợ.
Theo Tiến sĩ Wylie, vấn đề đáng nói là bệnh nhân thường bị các bác sĩ phớt lờ với nỗi lo vô hình này. Không nhận được sự giúp đỡ kịp thời, người bệnh sẽ càng ám ảnh và dễ dàng tìm đến những phương pháp nguy hiểm ấy.
Vì vậy, Tiến sĩ Wylie khuyên các nhà điều trị tiết niệu nên quan tâm nghiêm túc đến đến việc giáo dục, tư vấn và sử dụng các liệu pháp tâm lý cho nam giới.
15 sự thật về Bắc Cực, nơi bí ẩn nhất Trái đất Dưới đây là 15 sự thật thú vị về Bắc Cực, một trong những nơi bí ẩn nhất trên Trái Đất. Nếu nói về chuyên môn, thì thực sự có 2 điểm được coi là cực bắc thực sự. Điểm thứ nhất là từ trường bắc cực, nó thay đổi hàng ngày tùy thuộc vào lớp vỏ Trái Đất. Điểm thứ 2 là...