Những việc người dân cần làm ngay để tránh nguy cơ mắc Covid-19
Sau 2 ca mắc Covid-19 là người nhập cảnh trái phép, cơ quan chức năng đang hỏa tốc khoanh vùng dập dịch. Ngành y tế khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác chủ động các biện pháp bảo vệ sức khỏe.
Cơ quan chức năng tiến hành phong tỏa khu vực bệnh nhân 1453 ở trọ và làm việc (ảnh: Khoa Nam)
Những ngày cuối của năm 2020, nhu cầu đi lại, vui chơi, mua sắm… của người dân tăng cao được kỳ vọng sẽ tạo đòn bẩy cho sự phục hồi của kinh tế – xã hội vốn đã rơi vào khó khăn, khủng hoảng vì dịch bệnh kéo dài. Tuy nhiên, sự xuất hiện của những người nhập cảnh trái phép về nước như một gáo nước lạnh dội vào những nỗ lực của cả hệ thống chính trị và toàn dân.
Cơ quan chức năng đang hỏa tốc thực hiện các biện pháp khoanh vùng dập dịch (ảnh: Phạm Nguyễn)
Nhóm người vượt biên trái phép đi bằng xe tải từ Myanmar đến Thái Lan sau đó tiếp tục đi xe tải sang Campuchia rồi vào Việt Nam qua đường mòn lối mở. Trong số 6 người nhập cảnh trái phép thì 4 người đã được xác định dương tính với SARS-CoV-2 bao gồm bệnh nhân 1440, 1451, 1452 và 1453.
Hiện tất cả những điểm các bệnh nhân từng đến, những người tiếp xúc với ca bệnh đang được cơ quan chức năng khẩn trương khoanh vùng xử lý nhằm ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.
Ảnh: Khoa Nam.
Riêng trường hợp bệnh nhân 1453 sau nhiều ngày truy tìm, lực lượng công an mới xác định được người này đang thuê trọ và làm việc tại một xưởng đồng trên đường Nguyễn Xiển quận 9.
Video đang HOT
Theo thông tin điều tra truy vết của cơ quan chức năng, bệnh nhân 1453 xuống xe tại đường Tên Lửa, quận Bình Tân vào ngày 24/12. Sau đó cùng nhóm người nhập cảnh trái phép ngồi uống cà phê tại phường Bình Trị đông B, Bình Tân.
Người dân nên chủ động bảo vệ sức khỏe bằng việc tuân thủ các khuyến cáo của ngành y tế (ảnh: Phạm Nguyễn)
Chia tay nhóm người nhập cảnh trái phép, nam thanh niên bắt xe ôm công nghệ về đường Nguyễn Xiển và xin vào làm việc cho một cơ sở đúc đồng và thuê trọ ở gần nơi làm. Đây là nơi bệnh nhân từng làm việc trước khi xuất cảnh sang Myanmar vào tháng 9. Trước khi bị chính người chủ của cơ sở báo công an về hành vi nhập cảnh trái phép bệnh nhân từng đi mua đồ, ăn uống tại những địa điểm gần nơi ở.
Đến 23 giờ ngày 28/12 công an địa phương và y tế quận 9 đã tiếp cận, đưa bệnh nhân vào khu cách ly tập trung tại quận 9 và lấy mẫu xét nghiệm. Ngày 29/12 Bộ Y tế đã chính thức công bố thông tin về ca bệnh này sau khi mẫu bệnh phẩm dương tính với SARS-CoV-2.
Kiểm soát nguy cơ từ nhóm người nhập cảnh là nhiệm vụ quan trọng của chính quyền và cộng đồng (ảnh: Khoa Nam)
Sau khi phát hiện nơi ở và nơi làm việc của người bệnh cơ quan chức năng đã lập tức phong tỏa các địa điểm nguy cơ cao nói trên. Công tác khoanh vùng đến chiều 30/12 đã xác định được 52 trường hợp tiếp xúc với ca bệnh, tất cả đã được lấy mẫu xét nghiệm. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật cho biết, hiện 42 mẫu xét nghiệm những người tiếp xúc với ca bệnh 1453 đã có kết quả âm tính, 10 trường hợp đang chờ kết quả.
Như vậy, từ ngày 28/12 đến nay, TPHCM đã liên tiếp xuất hiện 2 ca Covid-19. Tuy nhiên, theo nhận định của Sở Y tế nguy cơ lây lan từ các ca bệnh trên đang được kiểm soát khá tốt. Ngành y tế và các đơn vị liên quan đã hỏa tốc tiến hành điều tra, truy vết, khoanh vùng các địa điểm liên quan đến các bệnh nhân, những trường hợp tiếp xúc gần (F1) đều đã khoanh vùng, cách ly.
Trong bối cảnh hiện tại, ngành y tế thành phố khuyến cáo người dân không nên đến những điểm tụ tập đông người (ảnh: Phạm Nguyễn)
Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, nguy cơ lây nhiễm, phát tán trong cộng đồng đang ở mức rất cao. Ngoài những trường hợp nhập cảnh trái phép mắc bệnh đã được xác định, các đối tượng khác vẫn đang len lỏi vào Việt Nam qua đường mòn lối mở di chuyển đến thành phố. Để ngăn chặn nguy cơ, ngành y tế đang tiếp tục truy vết và mở rộng xét nghiệm giám sát các phòng trọ có người lao động nhập cư.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật khuyến cáo, trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, người dân thành phố hãy bình tĩnh ứng phó, không nên quá hoang mang. Để chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng, ngành y tế kêu gọi cộng đồng chỉ ra khỏi nhà khi cần thiết, đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, hạn chế đến nơi tập trung đông người…
Người dân không nên ra khỏi nhà nếu không có công việc thực sự cần thiết, khi ra ngoài cần mang khẩu trang, giữ khoảng cách (ảnh: Phạm Nguyễn)
Mỗi cá nhân cần rửa tay thường xuyên bằng nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh; cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ tiếp xúc (Bluezone sẽ phát huy hiệu quả trong truy vết tiếp xúc khi nhiều người trong chúng ta cùng cài đặt nó); tự theo dõi sức khỏe bản thân, khi có các dấu hiệu nghi ngờ bệnh Covid-19 như sốt, ho, khó thở… phải khai báo ngay với y tế địa phương hoặc đến ngay bệnh viện quận huyện để được khám và xét nghiệm tầm soát.
Chuyên gia y tế: Người dân đừng vội bỏ khẩu trang
Hiện nay, Việt Nam đang muốn cân bằng cả về phòng chống dịch và phát triển kinh tế nên sẽ đòi hỏi phải mở cửa, tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế mở cửa cũng phải hết sức cẩn trọng, người dân đừng vội bỏ khẩu trang.
Chuyên gia y tế khuyến cáo không nên tụ tập đông người
GS Nguyễn Văn Kính - nguyên Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết hiện tại chúng ta đang phải đặt ra hai mục tiêu đó là tăng trưởng kinh tế và phòng chống dịch.
Mặc dù Việt Nam đã trải qua 65 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng, tuy nhiên, nếu nhìn vào Bắc Kinh, Hàn Quốc thì ta không thể lơ là trong công tác phòng chống dịch. Bởi vì trên thế giới, và ngay các nước trong ASEAN dịch bệnh vẫn hết sức phức tạp. Vì thế, dù Việt Nam đã khống chế dịch thành công thì cũng chưa thể dừng công tác phòng chống dịch. Trong thời gian tới, chúng ta muốn mở cửa thì vẫn cần phải cân bằng trong chống dịch để tránh làn sóng thứ hai. Người dân đừng vội bỏ khẩu trang
Nguy cơ làn sóng thứ hai có thể xảy ra với bất kỳ quốc gia nào nếu nới lỏng phòng chống dịch. Việc đưa ra ý kiến mở cửa để phát triển kinh tế, GS Kính cho rằng hiện một số nước có ca tử vong rất nhiều vì thế thời điểm này chưa thích hợp để mở cửa các dịch vụ kinh doanh, du lịch. Chúng ta muốn phát triển thì cần phải phòng chống dịch bền vững.
So với các dịch khác, dịch Covid-19 là dịch mới, có tính lan tràn, lây nhiễm nhanh, tỷ lệ tử vong rất cao, càng các nước hiện đại thì số ca tử vong càng cao.
Chính vì thế, ở Trung Quốc, khi Bắc Kinh có dịch quay trở lại thì người ta đã phải xem xét ngay lập tức việc cách ly lại. Dù phải chịu thiệt hại kinh tế họ cũng phải đóng cửa.
Vì vậy, chúng ta cần cân nhắc rất kỹ việc có mở cửa hay không, mở như thế nào. Việc mở cửa phải dựa trên từng quốc gia đó dịch bệnh của họ như thế nào, không thể mở cửa tràn lan.
Hiện nay dịch bệnh tại Việt Nam lại quay trở về tình huống thứ nhất đó là các ca bệnh xâm nhận từ nước ngoài về và được cách ly ngay. GS Kính cho rằng chúng ta nên sẵn sàng phòng bệnh, chuẩn bị cho tình huống thứ hai đó là xuất hiện các ca trong cộng đồng.
Chính vì vậy, cần sàng lọc rất kỹ các trường hợp sốt, khó thở vào các cơ sở y tế khám và những người đi về bằng đường bộ. Họ chính là những đốm lửa nhỏ có thể lây nhiễm trong cộng đồng.
GS Kính cho biết hiện nay người dân đang quay trở lại cuộc sống bình thường, tụ tập đông người, không đeo khẩu trang vì nghĩ đã qua giai đoạn bệnh và không có ca bệnh trong cộng đồng. Điều này rất nguy hiểm. Theo GS Kính, dù ở hoàn cảnh nào chúng ta cũng phải tập trung phòng chống dịch như hạn chế nơi đông người, đeo khẩu trang thường xuyên, rửa tay vệ sinh sạch sẽ. Cho đến hiện tại, chúng ta vẫn không thể lơ là, vẫn phải nâng cao các khuyến cáo phòng chống dịch bệnh đã được Bộ Y tế đưa ra từ trước đó.
PGS Trần Đắc Phu nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cho biết việc phát triển kinh tế là đòi hỏi tất yếu nhưng vẫn thận trọng. Hiện nay Bắc Kinh, Trung Quốc có thể trở thành bài học về chống dịch. Những gì đang diễn biến tại Bắc Kinh, Trung Quốc cho thấy dịch bệnh có thể gây ra làn sóng thứ hai nếu chúng ta quên phòng dịch.
Hiện Bắc Kinh là một nơi chống dịch tốt nhất tại Trung Quốc, họ cũng trải qua 56 ngày không ghi nhận thêm ca lây nhiễm trong cộng đồng. Nhưng giờ họ đang phải đối mặt với một thử thách mới.
Việt Nam cũng đã có 65 ngày không ghi nhận thêm ca nhiễm lây lan trong cộng đồng. Đó là một tín hiệu vui. Nhưng sự lơ là, chủ quan thì đang diễn biến ở rất nhiều nơi, điển hình là dường như chúng ta đã bỏ qua các bước được khuyến cáo như đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn, khử khuẩn, thực hiện việc sống và làm việc trong "điều kiện mới".
PGS Phu nhấn mạnh "tôi khuyến cáo người dân vẫn cần chú ý đeo khẩu trang khi ra đường, đến nơi công cộng tập trung đông người. Rửa tay sát khuẩn cũng phải được thực hiện thường xuyên để giúp cho chính bản thân được bảo vệ trước virus SARS-CoV-2".
Thông điệp 5 K Bộ Y tế vừa gửi đến người dân thông điệp chống dịch trong tình hình hiện nay bằng 5 chữ K. Đó là: Khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập và khai báo y tế. Ảnh minh họa/INT Trong 5 từ/cụm từ bắt đầu bằng chữ K nói trên, một số đã được "nới lỏng" do chúng ta đã kiểm soát...