Những việc nên làm sau khi mua xe ô tô mới
Không chỉ giúp chiếc xe bền bỉ cả về thẩm mỹ lẫn vận hành, đồng thời thoải mái và an toàn trong quá trình sử dụng, việc chăm sóc xe đúng cách cũng giúp nâng giá trị bán lại của chiếc xe.
Tháng 5/2020, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) công bố doanh số xe du lịch đã tăng 67% so với tháng trước và đạt hơn 13.000 chiếc. Với việc các hãng liên tục đưa ra các mẫu xe mới cùng nhiều chương trình ưu đãi, đặc biệt là chính sách giảm 50% phí trước bạ dành cho xe lắp ráp trong nước kéo dài tới cuối năm 2020, dự kiến sẽ có một lượng lớn xe đăng ký mới lăn bánh khỏi các showroom năm nay.
Nhiều khách hàng mới lấy xe hoặc đang cân nhắc mua xe lần đầu đều có không ít câu hỏi liên quan tới việc sử dụng, chăm sóc xe: Những hạng mục nào thật sự cần thiết thực hiện ngay, hoặc có thể làm sau? Nên sử dụng sản phẩm chăm sóc xe từ các thương hiệu nào? Hiệu quả có thật sự xứng đáng? Nên làm tại đâu? Sau đây là những chi tiết cần lưu ý để trang bị và chăm sóc chiếc xe luôn mới như vừa đưa từ hãng về nhà
Một trong những công việc đầu tiên nên làm sau khi mua xe mới là dán phim cách nhiệt. Nếu lựa chọn đúng phim có chất lượng tốt và được thi công một cách chuyên nghiệp, đây sẽ là sản phẩm có đa tác dụng và ảnh hưởng lớn tới quá trình sử dụng xe bởi một loạt các đặc tính hữu ích.
Tùy từng loại phim, cơ chế cản nhiệt truyền từ môi trường bên ngoài vào trong nội thất cũng khác nhau và từ đó đem lại kết quả khác nhau. Một trong những loại phim cao cấp trên thị trường hiện nay là phim quang học, có thể giảm tới 60% nhiệt lượng mặt trời chiếu qua cửa kính. Khả năng cách nhiệt của phim hỗ trợ rất lớn cho hệ thống điều hòa khi lái xe. Người lái không cần lựa chọn nhiệt độ quá thấp hoặc mức quạt gió quá cao, từ đó giúp xe tiết kiệm nhiên liệu hơn.
Trái với suy nghĩ của nhiều khách hàng mua xe lần đầu, đa số kính xe nguyên bản khi xuất xưởng không có tác dụng chống tia UV – một trong những tác nhân chính gây ung thư da. Mới đây, Viện Nghiên cứu Da liễu công bố có gần 53% các trường hợp ung thư da ở Mỹ xảy ra trên nửa cơ thể bên trái do tiếp xúc tia UV khi lái hoặc ngồi trên xe. Phim cách nhiệt cao cấp có thể giảm tới 99% tia UV truyền vào trong xe, bảo vệ sức khỏe của người lái và hành khách tại mọi vị trí ngồi. Ngoài ra, tác hại làm bạc màu nhựa và lão hóa da nội thất của tia UV cũng sẽ được giảm thiểu tối đa.
Video đang HOT
Trên thị trường đã xuất hiện nhiều loại phim giả, phim kém chất lượng được chào mời tới khách hàng. Người dùng cần lưu ý lựa chọn phim cách nhiệt tại những đại lý được ủy quyền bởi nhà sản xuất phim, nơi tay nghề kỹ thuật viên đồng thời được đảm bảo.
Phủ và bảo vệ gầm xe
Khí hậu mưa nhiều và tình trạng ngập nước thường xuyên cũng khiến người dùng ô tô tại Việt Nam lo ngại về nguy cơ rỉ sét các bộ phận dưới gầm xe, khung xe. Gầm xe chính là nơi tiếp xúc và có khả năng lưu trữ nước bẩn lâu nhất khi trời mưa, tạo ra nguy cơ oxi hóa cao. Một khi xuất hiện, vết gỉ sét sẽ nhanh chóng lan rộng. Đặc biệt, nếu ảnh hưởng tới bộ khung xe thì càng nguy hiểm khi vận hành và khó khắc phục, điều này được xem như “sát thủ” tối kị của ô tô. Chính vì vậy, việc phủ gầm xe bằng vật liệu chuyên dụng cũng là điều chủ xe nên làm ngay sau khi lấy xe mới.
Sử dụng và lựa chọn hóa chất riêng để chăm sóc xe
Bên cạnh đó, chủ xe nên chú ý tới một số vấn đề chăm sóc xe khác. Ngay cả việc đơn giản nhất như rửa xe, nếu không được thực hiện đúng quy trình và sử dụng dụng cụ phù hợp còn có thể gây hư hại cho lớp sơn nguyên bản. Ngoài ra, do xe ô tô tại Việt Nam thường được sử dụng vào rất nhiều mục đích khác nhau và cho gia đình, vấn đề mùi trong xe và vệ sinh nội thất là điểm chủ xe cần lưu tâm qua các biện pháp khử mùi, vệ sinh hệ thống điều hòa, làm sạch ghế và các điểm hay tiếp xúc bằng các dung dịch đạt chuẩn.
Sau thời gian sử dụng, nên vệ sinh kim phun bằng dung dịch chuyên dụng trong mỗi kỳ bảo dưỡng để tránh nhiên liệu đóng cặn tại đầu kim phun, gây hao hụt công suất động cơ, tốn nhiên liệu hoặc thậm chí không khởi động được.
Lựa chọn trung tâm bảo dưỡng uy tín
Mặc dù chủ xe có thể tự thực hiện một số hạng mục chăm sóc xe trên tại nhà, song vẫn cần tới sự trợ giúp từ các chuyên gia đối với những công việc phức tạp. Việc lựa chọn trung tâm dịch vụ đáng tin cậy cần dựa trên cơ sở vật chất hiện đại, kỹ thuật tay nghề và sản phẩm sử dụng. Đây là điều tối quan trọng do chăm sóc xe đúng chuẩn sẽ không chỉ khiến việc sử dụng xe trở nên thoải mái, tiện nghi hơn mà còn liên quan tới an toàn.
Ngoài việc bảo dưỡng tại hãng, trong ngành ô tô, khách hàng nên lựa chọn những thương hiệu nổi tiếng và có uy tín về các sản phẩm chăm sóc xe và phim cách nhiệt như: 3M, Sonax, Liqui Moly,…Nhìn chung, để duy trì sự thoải mái và an toàn trong quá trình sử dụng ô tô, việc lựa chọn trung tâm dịch vụ uy tín và sản phẩm chất lượng là vô cùng quan trọng. Chủ xe nên tìm hiểu kỹ để tránh những rủi ro cho xe của mình, đặc biệt đối với xe mới.
5 dấu hiệu cho thấy cần thay mới đệm giảm chấn trên ô tô
Đệm giảm chấn có tác dụng hạn chế tình trạng rung lắc, dằn xóc, giúp xe ô tô di chuyển êm ái, mượt mà và ổn định hơn. Dưới đây là 5 dấu hiệu cho thấy đệm giảm chấn xe ô tô có vấn đề và cần được chăm sóc bảo dưỡng hoặc thay thế kịp thời.
1. Khi phanh đột ngột thấy đầu xe bị nhún mạnh
Theo các bác tài có nhiều kinh nghiệm lái xe ô tô, khi phanh gấp, nếu bạn cảm nhận được đầu xe bị chúi mạnh xuống, hãy kiểm tra lại đệm giảm chấn. Chắc chắn tấm giảm xóc này đang gặp vấn đề và chủ xe cần phải nhanh chóng đưa xe đi thay mới bộ giảm chấn khác. Bởi nếu vẫn duy trì lái xe ô tô trong tình trạng này, bạn sẽ gặp rất nhiều nguy cơ xảy ra những tai nạn đáng tiếc, đặc biệt khi di chuyển trên địa hình gồ ghề hoặc trơn trượt vì mưa gió.
2. Tay lái bị rung
Khi lái xe ở tốc độ cao hoặc khi tiến hành vào cua, nếu bạn cảm thấy tay lái bị rung lắc, không hề chắc chắn và ổn định một cách rõ rệt thì nhiều khả năng đệm giảm chấn đang gặp trục trặc. Bởi nếu đệm giảm chấn/giảm xóc hoạt động tốt sẽ tăng khả năng bám đường của xe, và khi nó bị hỏng hóc, khả năng này cũng bị giảm đi rất nhiều.
3. Xe rung lắc lư mạnh khi chạy trên địa hình gồ ghề
Khi lái xe trên đường gồ ghề, lồi lõm nhiều ổ gà, chắc chắn việc xe bị xóc là điều khó có thể tránh khỏi. Tuy nhiên nếu mức độ của nó nặng đến mức bạn hoàn toàn cảm nhận được một cách rõ ràng thì chắc chắn bộ giảm chấn bị hỏng.
4. Xe khó kiểm soát, dễ bị chệch làn
Khi lái xe ô tô, mặc dù bạn đã rất cố gắng điều khiển xe đi đúng làn đường tuy nhiên ô tô vẫn rất khó có thể đi vào 'đúng quỹ đạo', dễ bị trơn trượt và lệch làn thì hãy dừng xe và kiểm tra lại đệm giảm chấn của xế yêu.
5. Lốp mòn không đều
Khi đệm giảm chấn có vấn đề, nó kéo theo chất lượng hoạt động của lốp xe. Dấu hiệu mà bạn có thể nhận thấy rõ ràng nhất là lốp xe bị mòn không đều. Tác hại của tình trạng lốp mòn không đều rất nguy hiểm, nó khiến khả năng bám đường của xe giảm mạnh và dễ mất kiểm soát.
Theo các chuyên gia giàu kinh nghiệm về ô tô, ngoài 5 dấu hiệu trên, bạn có thể chủ động kiểm tra đệm giảm chấn xe hơi sau khi xe di chuyển được lộ trình trung bình 30.000km. Hoặc khi đang chạy bình thường, bạn có thể bất ngờ tăng tốc xe đột ngột và dậm mạnh chân phanh để kiểm tra độ nhạy của tay lái và đầu xe.
Chủ xe cũng có thể kiểm tra lớp vỏ của đệm giảm chấn sau khi xe chạy được 1 quãng đường ngắn, nếu không thấy lớp vỏ này nóng thì rất có thể bị cạn dầu phanh hoặc các đầu van đang bị hao mòn. Tuy nhiên, cách tốt nhất là bạn nên đưa xe đến các tiệm sửa chữa uy tín để kỹ thuật viên tiến hành kiểm tra và thay thế đệm giảm chấn 1 cách kịp thời và chính xác.
Những thói quen khiến ô tô nhanh xuống cấp Mỗi dòng xe đều có đặc điểm riêng về vận hành, độ bền, chất lượng nhưng thực tế là "của bền tại người". Mua được chiếc xe ô tô, thay vì vui mừng nhiều người chuyển sang trạng thái lo lắng vì nghĩ đến chuyện thiếu kinh nghiệm sử dụng ô tô sao cho bền, đẹp. 1. Khởi động không theo quy trình...