Những việc làm đơn giản giúp mẹ dồi dào sữa cho con
Ai cũng biết, sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên không phải lúc nào mẹ cũng có nhiều sữa cho bé bú.
Tiết sữa là một quá trình phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng nội tiết tố và tâm lý của người mẹ cũng như tần số cho con bú. Khoảng 90% các bà mẹ có khả năng sản xuất đủ sữa cho con, kể cả bà mẹ sinh đôi. Đa số các trường hợp thiếu sữa chỉ là do con bú không đúng cách và cho bú không thường xuyên, một phần nữa là do căng thẳng stress. Vậy để có được nguồn sữa dồi dào cho bé bú, các mẹ lưu ý thực hiện tốt những việc sau:
Cho bé bú đúng tư thế:
Hãy tạo cho bé và mẹ một tư thế thoải mái nhất để không đau lưng, đau ngực còn bé con lại chẳng vui khi ti mẹ. Khi bú mẹ, miệng trẻ cần há to, môi dưới cong ra ngoài và cằm chạm vào vú mẹ để ngậm được cả quầng vú chứ không phải chỉ ngậm núm vú.
Bên cạnh đó, tư thế nằm của trẻ khi bú mẹ cũng ảnh hưởng tới việc sản xuất sữa. Khi cho trẻ bú mẹ thì đầu, thân mình và mông trẻ phải nằm trên cùng một đường thẳng và phải được nâng đỡ, đồng thời bụng bé phải áp sát với bụng mẹ, mặt trẻ phải đối diện với vú mẹ.
Tích cực cho con bú
Thông thường sữa mẹ sản xuất theo nguyên lý cung – cầu. Mẹ càng cho con bú thường xuyên thì sữa tiết ra càng nhiều. Chính vì vậy mẹ cứ thoải mái cho con bú mà không cần phải tuân theo bất kỳ thời gian biểu được đặt ra .Để có sữa cho trẻ bú, ngay từ lúc sinh, người mẹ nên cho trẻ bú càng sớm càng tốt trong vòng vài giờ đầu sau khi sinh, có thể lúc này sữa mẹ rất ít, chỉ chừng vài ml, nhưng trong những ngày đầu chỉ chừng đó sữa đã đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ rồi. Đồng thời tác động mút vú sớm của ngay sau khi sinh sẽ giúp cho sự tạo sữa bắt đầu
Chế độ ăn uống
Video đang HOT
Chế độ ăn sau khi sinh rất quan trọng, mẹ nên ăn nhiều thức ăn chứa nhiều protein, kết hợp với ăn rau xanh và hoa quả tươi để đảm bảo lượng vitamin cần thiết. Không nên kiêng khem quá mức theo dân gian, không có cơ sở khoa học để tránh ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Nước là nguyên liệu tối cần thiết để tạo sữa. Do đó, mẹ đừng quên uống đủ từ 2 lít nước mỗi ngày và bổ sung thêm sữa tươi không đường và các viên vitamin tổng hợp. Mẹ cần nghỉ ngơi đủ và để tinh thần thư thái.
Vắt sữa mẹ giữa các lần cho bé bú:
Đừng thất vọng khi mẹ chẳng vắt được tí sữa nào, hoặc có nhưng rất ít. Nếu thường xuyên sử dụng máy vắt sữa giữa các lần cho con bú, sữa mẹ sẽ được kích thích tiết ra nhiều hơn.
Trong những lần đầu tiên vắt sữa, mẹ có thể sẽ cảm thấy khá đau ngực do chưa quen sử dụng máy vắt. Tuy nhiên, khi sữa đã về đủ nhiều, mẹ sẽ cảm thấy sự kiên trì của mình được đền bù xứng đáng. Quan trọng hơn hết là tâm lý của mẹ, không nên nghĩ mình thiếu sữa hay ít sữa, các mẹ hãy làm theo những lời khuyên trên và nghĩ rằng mình đủ sữa cho con, vậy là đủ!
Theo www.phunutoday.vn
Nguyên nhân trẻ hay khóc đêm và cách xử lý
Bé khóc và quấy đêm thường xuyên xảy ra khiến cha mẹ cảm thấy đau đầu, không hiểu vì sao con khóc và phải làm thế nào để dỗ bé ngủ ngon.
Nguyên nhân khiến trẻ hay quấy khóc về đêm
- Bé bị căng thẳng thần kinh: Đối với trẻ nhỏ, hệ thần kinh của bé rất non nớt, rất dễ bị căng thẳng bởi các yếu tố bất lợi của môi trường xung quanh. Khi bé bị căng thẳng thần kinh, biểu hiện đầu tiên mà cha mẹ thường gặp nhất đó là trẻ quấy khóc dai dẳng.
Trẻ sơ sinh học hỏi từ việc tiếp nhận các kích thích từ thế giới xung quanh. Tuy nhiên đôi khi bé gặp khó khăn trong việc tiếp nhận tất cả những kích thích ấy - từ ánh sáng, tiếng ồn, đến việc được người này người khác ẵm bồng. Lúc này, khóc chính là cách để bé nhắn nhủ rằng: "Như vậy là đủ rồi".
- Bé bị rối loạn tiêu hóa: Các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, đau quặn bụng có thể khiến bé khóc rất nhiều, đặc biệt vào ban đêm và không có cách nào để dỗ dành được. Nếu bé thường xuyên cáu kỉnh và khóc ngay sau khi được cho ăn, có thể bé đang khó chịu đường tiêu hóa.
Đối với trường hợp này, mẹ cần lưu ý không nên cho con ăn quá no và nếu tình trạng này kéo dài, mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé.
- Bé không khỏe trong người: Đây là một trong những nguyên nhân khá phổ biến khiến trẻ quấy khóc về đêm mà mẹ ít chú ý tới. Mẹ nên kiểm tra thân nhiệt của bé xem có bị sốt không, bé có khặc khừ mắc đờm trong đường thở không và lắng nghe tiếng khóc của con để nhận biết xem con có đang mắc bệnh gì hay không, chẳng hạn như đau bụng, đau đầu, côn trùng cắn,...
- Con đói: Nếu quá đói, trẻ cũng có thể khóc để thông báo cho cha mẹ biết. Tuy nhiên khi cho con ăn, mẹ nên nhớ rằng trẻ sẽ nín khóc từ từ khi dần no mà không ngưng khóc ngay lập tức như nhiều cha mẹ vẫn tưởng. Ngoài ra, nếu bé từ chối bú mẹ khi khóc, các mẹ nên nghĩ tới một nguyên nhân khác.
- Quần áo, tã lót bị ướt bẩn hoặc ngứa ngáy: Mẹ đừng nghĩ rằng bé còn nhỏ thì không cảm nhận được việc tã lót đã bị bẩn hay có vật gì làm bé ngứa ngáy. Bé thích sự khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát nên mẹ đừng quên thay tã lót cho bé nếu bị bẩn nhé.
- Không khí trong phòng quá lạnh hoặc quá nóng: Không chỉ riêng người lớn mà trẻ nhỏ cũng nhận biết được nhiệt độ có đang nóng quá hay lạnh quá không? Khi cảm thấy lạnh hoặc nóng bức, trẻ sẽ cau có và khóc lên để mẹ chú ý xem nên thay tã, cởi bớt đồ hay mặc thêm quần áo.
-Trẻ bị giật mình: Đôi khi chỉ cần nghe một tiếng động lạ bất ngờ hay cử động đột ngột, bé cũng có thể thức dậy và quấy khóc. Lúc này, mẹ nên ôm bé dỗ dành và ru bé ngủ trở lại.
Làm gì khi trẻ khóc đêm.
Nên mặc áo đủ ấm cho trẻ, điều chỉnh nhiệt độ phòng cho phù hợp để hạn chế việc trẻ tỉnh giấc và làm trẻ quấy khóc về đêm. Đồng thời cha mẹ cần kiểm tra thân nhiệt của trẻ, nếu nóng quá có thể cởi bớt áo, còn lạnh quá cần đắp chăn ấm hơn cho trẻ.
Nếu phát hiện trẻ đau do mọc răng, các bậc cha mẹ có thể chườm lạnh cho bé để bé bớt khó chịu và không quấy đêm nữa.
Với trẻ quấy khóc về đêm do trẻ bị tiêu hóa kém nên cho bé ăn thức ăn dễ tiêu, điều chỉnh chế độ ăn phù hợp, giữ vệ sinh, tẩy giun định kỳ. Ngoài ra cần chú ý bổ sung các men vi sinh cần thiết cho cơ thể; bổ sung các chế phẩm kích thích ăn uống và tiêu hóa, giúp bé hấp thụ thức ăn tốt hơn, sử dụng các thuốc hỗ trợ tiêu hóa.
Rửa mũi sạch sẽ cho bé, làm sạch xoang mũi cho bé giúp bé hít thở dễ dàng bình thường bằng mũi.
Khi trẻ quấy khóc đêm khi ngủ cần thay tã sạch, lau rửa sạch sẽ cho bé.
Học cách nhận biết một số dấu hiệu khi trẻ đói có thể làm cho trẻ quấy khóc về đêm để cho bé bú/ăn trước khi trẻ tới giai đoạn khóc.
Làm sao để bé không quấy đêm thì có một số mẹo như không nên cho bé uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ. Có thể tìm cách nắm rõ quy luật tiểu đêm của bé để có thể chủ động thay tã cho bé trước khi bé khó chịu và dễ làm trẻ quấy đêm khóc.Nó có thể hạn chế một phần nào đó sự quấy đêm
Các mẹ nên vỗ về, an ủi nhẹ nhàng tạo cảm giác an toàn cho bé khi có người thân bên cạnh để bé yên tâm ngủ ngon giấc.
Theo www.phunutoday.vn
Để bé ngủ ngon không quấy khóc, các mẹ hãy kiên trì áp dụng các cách sau sẽ thấy ngay hiệu quả! Nuôi trẻ nhỏ là khoảng thời gian vô cùng vất vả của những người mẹ, nhất là với những bé hay quấy khóc, ngủ ngày thức đêm. 1. Tạo thói quen ngủ cho bé Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đứa trẻ có thói quen ngủ tốt sẽ dễ ngủ hơn, ngủ sâu hơn và đặc biệt là ít quấy khóc...