Những việc không thể bỏ qua khi sử dụng ôtô sau giãn cách
Tài xế nên chú ý nếu khó nổ máy, nội thất ẩm mốc, bó phanh tay, nổi đèn báo lỗi để biết cách tự khắc phục hoặc mang đi sửa chữa.
Thời gian giãn cách kéo dài, nhiều xe không sử dụng dẫn đến nhiều lỗi xảy ra không mong muốn như xe khó nổ, mùi ẩm mốc cabin, đèn báo lỗi và cả những trường hợp quá hạn bảo dưỡng, bảo hiểm.
Trước khi đưa xe đến xưởng, chủ xe có thể tự kiểm tra xem xe có gặp vấn đề gì bất thường, cụ thể như sau:
Kiểm tra qua bốn lốp xem có xuống hơi. Nếu có bơm cá nhân, có thể tự bơm theo áp suất khuyến cáo của nhà sản xuất, ghi trong sách hướng dẫn sử dụng, hoặc dán trên thành cánh cửa phía tài xế.
Trước khi nổ máy, nên ngó gầm xem có chất lỏng (dầu máy, nước mát) rỉ ra bất thường. Nếu có, nhiều khả năng xe đã bị thủng, rách đường dẫn hoặc két nước.
Mở nắp ca-pô kiểm tra mức dầu máy, mức nước làm mát. Nếu dưới mức “min”, tài xế cần bổ sung.
Video đang HOT
Nội thất có mùi lạ, nấm mốc hay không. Nếu có, tạm thời sử dụng khăn khô lau sạch, hút bụi. Nếu có hóa chất chuyên dụng thì nên sử dụng để loại bỏ hoàn toàn nấm, mốc. Nếu không có, nên mang ra cửa hàng chăm sóc xe để được xử lý triệt để.
Nếu tất cả không có gì bất thường thì tắt điều hòa và đề nổ. Trường hợp đề không lên có thể do hết điện ắc-quy, có thể nhờ câu bình hoặc dùng kích bình hoặc gọi hỗ trợ dịch vụ ở garage gần nhất hoặc xưởng quen biết.
Xe đến kiểm tra, bảo dưỡng tại một garage chính hãng. Ảnh: Ngọc Tiến
Theo kinh nghiệm của các chuyên gia, với ôtô để lâu không sử dụng, tài xế nên đưa đến xưởng để kiểm tra, đặc biệt là hệ thống dây điện, các ống dẫn xem có bị chuột cắn. Kiểm tra rò rỉ chất lỏng. Nếu nội thất có mùi hôi hoặc nấm mốc thì vệ sinh, dọn nội thất và khử mùi.
Dù gặp bất kỳ trường hợp nào hoặc không chắc về xe của mình nên đến các garage để kiểm tra tình trạng xe trước khi quay lại cuộc sống thường ngày. Tại Hà Nội, một số xưởng sửa chữa ở vùng xanh mở cửa hoạt động trở lại từ ngày 16/9, trong khi những xưởng ở vùng đỏ mới quay lại làm việc từ ngày 21/9.
Những điều cần chú ý để kéo dài tuổi thọ ắc quy
Là bộ phận không thể thiếu trên một chiếc ô tô, nhưng ắc quy lại có tuổi thọ không cao và rất dễ trở thành phế liệu nếu người dùng không biết cách chăm sóc.
1. Vệ sinh sạch sẽ bình ắc quy và các đầu cọc bình
Qua thời gian sử dụng thì bụi bẩn sẽ bám vào bình ắc quy cộng với việc các đầu cọc bình bị sulfat hóa (xuất hiện bột muối sulfat ở đầu cọc bình) và dung dịch axit rò rỉ ra bốc hơi đọng lên bề mặt vỏ bình. Tất cả các yếu tố này cộng lại sẽ tạo ra 1 lớp đẫn điện trên bề mặt bình ắc quy từ cực dương sang cực âm gây rò rỉ điện tích của bình. Chúng ta cần vệ sinh bề mặt vỏ bình sạch sẽ bằng khăn ướt rồi lau lại bằng khăn khô thật sạch sẽ.
Qua thời gian sử dụng thì bụi bẩn sẽ bám vào bình ắc quy cộng với việc các đầu cọc bình bị sulfat hóa và dung dịch axit rò rỉ ra bốc hơi đọng lên bề mặt vỏ bình
2. Kiểm tra kẹp giữ và đầu bọp ắc quy có chắc chắn không
Quy thời gian sử dụng, bình ắc quy và các bộ phận liên quan phải chịu sự rung xóc trong quá trình xe hoạt động. Sự rung xóc này có thể khiến đầu bọp (điểm kẹp của dây cáp điện xe với cọc bình ắc quy) và nẹp giữ bình ắc quy lỏng lẻo. Chúng ta cần kiểm tra và xiết ốc để đảm bảo các mối nối và giữ bình ắc quy này luôn chắc chắn. Nếu đầu bọp lỏng lẻo sẽ sinh ra tia lửa điện ở đầu cọc bình và ăn cụt đầu cọc bình. Nếu kẹp giữ bình ắc quy lỏng lẻo thì bình ắc quy sẽ bị rung xóc mạnh dẫn đến nhanh hỏng bình
3. Cần sạc lại bình ắc quy sau một thời gian không sử dụng đến xe
Nếu bạn đi công tác hoặc vì lý do nào đó không sử dụng đến xe trong một thời gian thì cách tốt nhất là bạn nên tháo cực âm ắc quy ra. Khi quay lại sử dụng xe bạn nên tháo hẳn bình ắc quy ra sạc lại cho đầy điện rồi lắp lại vào xe để sử dụng. Khi sạc đầy phải ngắt bộ sạc ngay nếu không sẽ bị quá sạc và phồng bình hỏng bình.
Khi quay lại sử dụng xe bạn nên tháo hẳn bình ắc quy ra sạc lại cho đầy điện rồi lắp lại vào xe để sử dụng
Tuy nhiên việc tháo cực âm ắc quy cũng như tháo hoàn toàn ắc quy ra khỏi xe không nên thực hiện với các xe đời mới có hệ thống điện tử cần nuôi nguồn liên tục. Ngắt ắc quy đột ngột có thể dẫn đến lỗi. Nếu trong trường hợp này bạn có thể đề nổ máy định kỳ sau 1 khoảng thời gian nhất định và để xe chạy ở chế độ không tải cũng giúp ắc quy nạp được điện, tuy nhiên sẽ không được đầy hoàn toàn.
4. Kiểm tra định kỳ 3 tháng 1 lần mực axit đối với bình ắc quy nước
Bình ắc quy nước có thiết kế hở không kín hoàn toàn như ắc quy khô nên trong quá trình nạp điện bình ắc quy bị sôi và bốc hơi nước gây hao hụt mức dung dịch axit bên trong bình. Nếu Axit cạn sẽ dẫn đến các bản cực bị chai. Chính vì vậy cần kiểm tra và châm nước cất cho bình ắc quy nước định kỳ để bù lại lượng nước đã bốc hơi. Bạn cứ lấy nước cất châm thêm vào cho đến khi mức dung dịch trong bình ắc quy ở giữa vạch Min-Max là được. Không được dùng nước máy hoặc nước có nhiều tạp chất cũng không nên dùng dung dịch axit để châm thêm nước cho bình.
Trên đây là một số cách bảo dưỡng bình ắc quy đơn giản dễ thực hiện, tuy nhiên vai trò của việc bảo dưỡng định kỳ này lại vô cùng trong trọng trong việc kéo dài tối đa tuổi thọ của bình ắc quy.
Các kỹ năng xử lý sự cố cơ bản cho người dùng ôtô Trong quá trình sử dụng ôtô, người dùng khó tránh khỏi các trường hợp gặp sự cố cần tự xử lý để tiếp tục di chuyển hoặc hạn chế nguy hiểm. Sự cố khi sử dụng ôtô là điều không ai mong muốn gặp phải, tuy nhiên người dùng vẫn cần chuẩn bị một vài kỹ năng cơ bản để có thể tự...