Những việc hành khách tuyệt đối không nên làm khi máy bay đang cất – hạ cánh, chúng còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bạn
Những hành động này còn được xem là gây cản trở cho an ninh hàng không và bạn có thể bị xử phạt.
Theo thống kê, giai đoạn cất cánh và đưa máy bay gây ra tới 14% các vụ tai nạn nguy hiểm, với giai đoạn hạ cánh, con số lên tới 49%. Chính vì vậy, giai đoạn máy bay cất – hạ cánh là hai thời điểm luôn được phi hành đoàn chú trọng nhất, cũng như có nhiều quy tắc an ninh hàng không buộc tất cả các hành khách phải tuân theo. Trong đó có 7 điều hành khách nên tránh nếu không muốn bị phạt vì gây cản trở an ninh hàng không, hoặc thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng trong trường hợp xấu xảy ra.
1. Không thắt dây an toàn
Khi máy bay cất – hạ cánh, chỉ dẫn đầu tiên và tối quan trọng mà các tiếp viên luôn yêu cầu hành khách tuân theo là thắt dây an toàn. Thắt dây an toàn là để đảm bảo cố định cơ thể của bạn tại vị trí ngồi trong trường hợp thời tiết xấu hay có sự cố gây rung lắc, tăng nguy cơ sống sót trong tình huống xấu hơn. Việc thắt dây an toàn cũng nên được duy trì trên suốt chuyến bay.
2. Để khay ăn hạ xuống
Gập khay ăn trước mặt cũng là là một trong những hướng dẫn đầu tiên các tiếp viên yêu cầu khách làm theo. Tương tự như thắt dây an toàn, gập khay ăn để bạn không va đập vào khay nếu có rung lắc xảy ra, hoặc nếu có trường hợp cần sơ tán gấp sẽ dễ dàng di chuyển, người giải cứu cũng dễ dàng thao tác giúp bạn hơn.
3. Đóng cửa sổ
Video đang HOT
Mở cửa sổ khi máy bay cất – hạ cánh có nhiều ý nghĩa quan trọng, một trong số đó là tiếp viên hoặc nhân viên mặt đất có thể dễ dàng quan sát tình trạng bên trong/ngoài máy bay. Và ngay cả hành khách cũng thuận tiện nhìn ra ngoài để phát hiện những điều bất thường nếu có xảy ra và báo cho phi hành đoàn.
4. Để ngả ghế ngồi ra sau
Chiếc ghế ngả ngốn của bạn có thể sẽ thành “bệ đáp” của đầu, mặt, tay, chân… người ngồi sau khi có sự cố rung lắc xảy ra lúc cất cánh – hạ cánh. Bạn nên dựng thẳng ghế ngồi và tỉnh táo quan sát xung quanh để dễ dàng xoay sở và không gây ảnh hưởng tới người khác.
5. Sử dụng điện thoại di động
Đây là việc làm tối kỵ. Khi cất – cánh hạ cánh, phi hành đoàn cần trao đổi và nghe theo chỉ dẫn của trạm điều khiển không lưu mặt đất. Chiếc điện thoại của bạn hoàn toàn có thể gây nhiễu sóng, cản trở quá trình kết nối, thao tác của phi công. Tốt nhất là nên để chế độ máy bay và không sử dụng trong khoảng thời gian này để tập trung nghe theo chỉ dẫn của phi hành đoàn.
6. Đeo tai nghe
Các loại tai nghe nói chung đều không được sử dụng khi máy bay cất – hạ cánh. Tiếp viên hàng không thậm chí còn đi từng hàng ghế để kiểm tra. Việc hành khách đeo tai nghe có khả năng sẽ gây cản trở quá trình tiếp nhận chỉ dẫn từ phi hành đoàn trong khoảng thời gian nhạy cảm. Bên cạnh đó, đeo tai nghe với mức âm lượng nhất định có thể khiến tình trạng ù tai của bạn tồi tệ hơn.
7. Tháo giày, dép, đi chân trần
Nhiều người có thói quen lên máy bay sẽ tháo ngay giày, dép ra để ngồi, co chân lên ghế cho thoải mái. Tuy nhiên nên hạn chế và đặc biệt không nên khi máy bay đang cất cánh hoặc hạ cánh vì để bảo đảm an toàn trong trường hợp hoạn nạn xảy ra. Khi đó, các mảnh sắt, kính, đồ đạc vỡ, hoặc hoá chất, lửa cháy sẽ cản trở lối đi, nên việc đi chân trần sẽ rất nguy hiểm, khó xoay sở vì nguy cơ thương tích rất cao.
Ngoài việc gây nguy hiểm đến sức khoẻ, tính mạng khi có trường hợp xấu xảy ra. Một số hành động còn được liệt vào hành vi cản trở an ninh hàng không, vi phạm quy định của Cục hàng không các quốc gia, và bạn hoàn toàn có thể bị xử phạt vì thiếu chú ý.
Chủ động bảo vệ bản thân khi có nhiều ca Covid-19 không biểu hiện bệnh
1/3 số bệnh nhân Covid-19 không hề có triệu chứng hoặc không cảm thấy có triệu chứng gì để cảnh báo họ cũng như cộng đồng.
"Ổ dịch xâm nhập"
Với sự lây nhiễm tại chỗ và có từ 2 trường hợp mắc trở lên, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) là một trong những ổ dịch Covid-19 có nguy cơ cao nhất tại thời điểm này.
Với ổ dịch tại Phòng điều trị tự nguyện - Khoa Thần kinh, 2 bệnh nhân tại đây có kết quả dương tính là BN 133 và BN 161, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Dương Đức Hùng cho biết, rất có thể BN 162 đã mắc Covid-19 ở cộng đồng, rồi lây cho mẹ chồng và BN 133 (ở Lai Châu).
Bệnh viện Bạch Mai là một trong những ổ dịch Covid-19 có nguy cơ cao nhất tại thời điểm này.
Từ ổ dịch này đã có các ca liên quan là BN 162, 163 (ở Long Biên, Hà Nội) - là con dâu và cháu của BN 161 và BN 172 là con dâu của BN 133. Báo cáo với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Hà Nội, ông Hùng cho biết: "Về phía dịch tễ, khi có thông tin BN 133, chúng tôi đã khoanh vùng và xét nghiệm ngay lập tức. Trong đó, BN 161 cho kết quả dương tính ngay, rất rõ ràng. Còn người con dâu BN 162 phải làm đi, làm lại mới thấy dương tính, mà dương tính rất yếu ớt".
Theo ông Hùng, giả thiết là lượng virus thấp, nên chưa đủ để lên dương tính nhanh. Điều này có thể là do mới nhiễm hoặc là đã nhiễm trong giai đoạn thoái triều. "Chúng tôi cho làm định lượng về kháng thể thì dương tính với kháng thể rất rõ rệt, tức là nhiễm đã lâu. Chúng tôi rà lại lịch trình thời gian bệnh nhân ở Lai Châu, vào viện ngày 17/3, ra viện ngày 22/3, tức là tiếp xúc với nhau 5 ngày. Sơ đồ dịch tễ hình dung ra là người con dâu đã mắc Covid-19 và lây cho mẹ chồng. Sau đó, bà mẹ nằm cùng giường với BN 133, nên 3 người đều nhiễm virus", ông giải thích.
Ông Hùng cho rằng, với thời gian nhiễm của bệnh nhân 162 thì "rõ ràng trong cộng đồng có ca bệnh, nhưng không sàng lọc được bằng xét nghiệm. Hiện chưa khẳng định có nhiễm chéo trong BV Bạch Mai hay không."
1/3 số ca bệnh không triệu chứng
Tình trạng sức khỏe BN 162 được xác định là bình thường, không có triệu chứng mắc bệnh. Đây không phải trường hợp đầu tiên người mắc Covid-19 không có các triệu chứng chảy nước mũi, ho, đau họng, sốt, khó thở... Thực tế, 1/3 số bệnh nhân Covid-19 không hề có triệu chứng hoặc không cảm thấy có triệu chứng gì để cảnh báo họ cũng như cộng đồng.
Trong số những ca mắc Covid-19 mới được Bộ Y tế công bố sáng 28/3, có trường hợp nữ du khách 20 tuổi, quốc tịch Đan Mạch (BN 167) không có bất cứ triệu chứng nào của bệnh. Đáp ứng yêu cầu của hãng hàng không cần có giấy chứng nhận xét nghiệm không mắc Covid-19, ngày 24/3, bệnh nhân đến Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) làm xét nghiệm, cho kết quả bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.
Nữ du khách đã có hành trình du lịch dày đặc từ Hà Nội - Hà Giang - Huế - Đà Nẵng bằng xe khách giường nằm và máy bay. Hiện tại tình trạng sức khỏe của bệnh nhân ổn định. Theo TS.BS Phạm Quang Thái, Phó trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, dù không có biểu hiện của bệnh, nhưng trường hợp này vẫn là nguồn lây bệnh ra cộng đồng.
"Đây là lý do phải tiến hành điều tra những trường hợp đã biểu hiện từ đó lần ra những tiếp xúc trong quá khứ và lấy mẫu cả những người không có biểu hiện triệu chứng. Đồng thời, cách ly các trường hợp đã tiếp xúc để không cho những người này lây nhiễm tiếp. Với những lây nhiễm phức tạp, nhiều nguồn lây, nhiều người nhiễm, cần cân nhắc cách ly toàn bộ một khu vực để đảm bảo không có trường hợp nguy cơ nào di chuyển ra cộng đồng", TS.BS Phạm Quang Thái cho biết.
Sáng 28/3, Công an phường Trúc Bạch, quận Ba Đình (Hà Nội) đã lập biên bản xử phạt 3 trường hợp không đeo khẩu trang khi ra ngoài khu vực công cộng, nơi có đông người.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tại Việt Nam hiện nay, các chuyên gia y tế liên tục khuyến cáo người dân chủ động phòng dịch bằng các biện pháp đơn giản nhất là đeo khẩu trang khi ra ngoài, thường xuyên rửa tay, tránh tụ tập đông người, thực hiện khai báo y tế... Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải thông báo ngay cho có sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời. Đồng thời, cung cấp thông tin và lịch trình di chuyển chính xác./.
Thiên Bình
Phòng dịch COVID-19: Đi cùng chuyến bay có bệnh nhân dương tính, phải làm gì? Việt Nam đã ghi nhận nhiều trường hợp dương tính với COVID-19 trên các chuyến bay. Đi cùng chuyến bay có bệnh nhân COVID-19, phải làm gì? Khử trùng máy bay có bệnh nhân nhiễm COVID-19 - Ảnh minh họa: Đậu Tiến Đạt Vừa qua, Việt Nam ghi nhận nhiều trường hợp dương tính với COVID-19 trên các chuyến bay. Đi cùng trên...