Những việc chị em nên và không nên làm ngay sau khi ngủ dậy
Ngay sau khi ngủ dậy, bạn thấy cơ thể mệt mỏi và có nhiều nhu cầu cá nhân muốn được “giải quyết” ngay. Thế nhưng, bạn nên làm gì và không nên làm gì ngay sau khi ngủ dậy?
Chị em hãy tham khảo những thông tin sau đây nhé.
Việc nên làm sau khi ngủ dậy
- Uống nước: Sau một giấc ngủ dài, cơ thể bạn sẽ bị mất khá nhiều nước, vì vậy, sau khi ngủ dậy, các cơ quan trong cơ thể vẫn chưa thể “tỉnh táo” ngay được. Lúc này bạn nên uống một cốc nước. Theo Mara Z. Vitolins, một giáo sư dinh dưỡng và trợ lý của Trung tâm y tế, khoa Khoa học y tế cộng đồng tại Đại học Wake Forest Baptist (Hoa Kỳ) thì cơ thể bạn không phải lúc nào cũng phát ra tín hiệu rõ ràng rằng bạn đang đói và khát. Do đó, buổi sáng thức dậy, cho dù không khát bạn cũng cần phải uống nước.
Nước giúp bổ sung lượng chất lỏng bị mất vào buổi đêm và giúp bạn cảm thấy sảng khoái. Mọi chức năng hoạt động trong cơ thể con người đều cần nước, vì vậy, uống nước buổi sáng sẽ giúp các cơ quan này nhanh chóng đi vào quỹ đạo hoạt động của nó nhanh hơn. Hơn nữa, uống nước sau khi thức dậy còn giúp loại bỏ các độc tố bám ở đường ruột và thải ra ngoài.
Tuy nhiên, có một số loại nước mà bạn nên tránh uống khi thức dậy. Đó là: nước uống có ga, có chất kích thích, nước máy, nước để quá lâu… Nước uống có ga và nước coca cola có chứa axit citric làm tăng tốc độ bài tiết canxi làm canxi trong máu thấp hơn, có thể gây ra thiếu hụt canxi. Nước máy có thể bị ô nhiễm và dư lượng vi sinh vật. Buổi sáng, khi các chức năng miễn dịch, đề kháng của cơ thể còn kém, nếu các vi sinh vật này vào trong cơ thể sẽ đe dọa sức khỏe con người, gây bệnh viêm đường hô hấp cấp tính cao hơn.
Ảnh minh họa
- Kéo căng cơ thể: Đây cũng là một hình thức thể dục nhưng ở mức độ nhẹ nhàng và giúp cơ thể thư giãn.
Khi ngủ, bạn có thể nằm với nhiều tư thế (nằm sấp, co chân, nằm nghiêng…). Tất cả các tư thế này đều có thể khiến bạn bị mỏi, không thoải mái, thậm chí bạn còn có cảm giác đau người khi thức dậy. Vì vậy, sau khi thức dậy, việc bạn cần làm là kéo căng cơ thể với một vài động tác thể dục đơn giản như vặn mình, vươn vai…
Các động tác này giúp kích hoạt, thư giãn và cân bằng các cơ bắp. Nó cũng giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn, giảm thiểu sự đau mỏi cơ, đồng thời thúc đẩy sự tuần hoàn trong cơ thể.
- Hít thở không khí ngoài trời: Ánh sáng mặt trời vào buổi sáng sẽ giúp bạn thêm phần tỉnh táo và thoải mái. Ánh mặt trời buổi sáng sẽ giúp đánh thức đồng hồ sinh học của cơ thể và làm tăng lượng serotonin, một chất hóa học có khả năng cải thiện tâm trạng.
Bạn có thể đứng trên các ban công, hiên nhà hoặc cửa sổ để đón nhận ánh mặt trời và thực hiện động tác từ từ hít vào, giữ hơi một lúc rồi thở ra, lặp lại như vậy khoảng 10 lần. Không khí buổi sáng trong lành sẽ làm tăng oxy của cơ thể, từ đó không những giúp bạn cảm thấy sáng khoái, tràn đầy năng lượng mà còn phấn chấn tinh thần hơn.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Việc không nên làm sau khi ngủ dậy
- Đi tiểu: Hầu hết chúng ta ngủ dậy đều có cảm giác muốn đi tiểu ngay do bàng quang đầy. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học và chuyên gia sức khỏe thì thói quen này lại không tốt. Sau khi ngủ dậy, nếu đi tiểu ngay sẽ làm bàng quang rơi vào trạng thái rỗng, dễ gây chóng mặt, thậm chí còn có trường hợp ngất khi đi tiểu.
Mặc dù việc đi tiểu sau khi ngủ dậy có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái và thải các chất độc ra ngoài cơ thể, nhưng điều đó không có nghĩa là sau khi dậy, bạn phải đi tiểu ngay. Tốt nhất, bạn nên ngồi trấn tĩnh một chút cho mình tỉnh táo, uống một cốc nước để lấy lại tinh thần, ổn định năng lượng cho cơ thể rồi mới đi tiểu. Việc này có tác dụng rất tốt trong việc tránh tình trạng chóng mặt, choáng váng vào buổi sáng khi bạn đi tiểu ngay lúc vừa ngủ dậy.
- Vận động quá mạnh: Một vài động tác khởi động nhẹ nhàng như vươn vai, vặn mình sau khi ngủ dậy có thể mang lại lợi ích sức khỏe cho bạn nhưng những động tác vận động mạnh lại có thể đem đến tác dụng ngược lại.
Sau khi ngủ dậy, bạn nên dành một chút thời gian để tỉnh táo, các cơ quan trong cơ thể dần dần hoạt động trơn tru trở lại, cơ thể cân bằng khí âm dương trước khi bạn một tập một vài động tác thể dục với cường độ cao như chạy bỏ, đu xà hay nâng tạ… Nếu bạn ngay lập tức thực hiện các bài tập sau khi thức dậy mà không thực hiện bất kỳ hoạt động chuẩn bị, nó sẽ dễ dàng dẫn đến nguy cơ về bệnh tim mạch và mạch máu não.
Trước khi tập bạn cũng nên khởi động cơ thể thật kỹ, các động tác nên tập từ nhẹ nhàng đến mạnh hơn, chưa vận động mạnh ngay để tránh mắc bệnh tim mạch ngoài ý muốn.
Ảnh minh họa
- Gấp chăn gối: Bạn đừng nên nghĩ rằng gấp chăn ngay sau khi ngủ dậy mới là gọn gàng, bởi thực tế, không nên gấp chăn ngay khi ngủ dậy mới là điều bạn cần làm. Khi chúng ta ngủ suốt đêm, cơ thể bạn bài tiết ra nhiều khí độc như CO2 và một số chất thải phát sinh qua hệ hô hấp và các lỗ chân lông… Và chăn bạn đắp chính là nơi lưu lại những khí thải độc này nhiều nhất.
Sau khi ngủ dậy (trời sáng), bạn nên mở cửa sổ cho thoáng phòng, mở tung chăn, gối ra để các khí thải độc này bay đi hết. Nếu gấp chăn lại ngay đồng nghĩa khí thải bị ủ kín và biến chăn trở thành nguồn ô nhiễm gây hại cho sức khỏe. Hậu quả, đến đêm sau, chúng ta sẽ cảm thấy chăn ẩm ướt khó chịu, dẫn đến khó ngủ.
Theo VNE
Hạn sử dụng của 5 vật dụng bạn vẫn dùng hàng ngày
Nếu bạn cố dùng những vật dụng đã hết thời hạn sử dụng, không những chúng không có hiệu quả mà còn có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bạn.
Bạn là người sạch sẽ và bạn có ý thức giữ vệ sinh cho những đồ dùng, vật dụng trong nhà, nhất là những đồ bạn vẫn thường dùng hàng ngày. Thế nhưng, việc dọn dẹp, lau rửa, giặt giũ... không thể đảm bảo loại bỏ các yếu tố gây hại trong các vật dụng đó. Hơn nữa, bất kì vật dụng nào cũng có thời hạn sử dụng của nó. Nếu bạn cố sử dụng chúng khi đã hết thời hạn sử dụng, không những chúng không có hiệu quả mà còn có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bạn.
Bạn hãy kiểm tra xem các vật dụng mà bạn vẫn dùng hàng ngày đã đến lúc cần thay thế chưa nhé:
1. Gối
Thời gian thay: 1 năm.
Lý do: Tóc và dầu từ cơ thể sẽ ngấm vào vải của gối và sau một năm sử dụng, lượng vi khuẩn tăng lên ngày càng nhiều gây ra mùi hôi và kích ứng da nếu bạn tiếp tục sử dụng. Mặc dù bạn vẫn có thói quen giặt gối hàng tuần nhưng điều này không thể loại bỏ được hết các loại vi khuẩn bám dính bên trong gối và nó có thể gây dị ứng và tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp.
Bạn có thể thay gối tại bất kì thời điểm nào bạn muốn nhưng đừng để lâu quá 1 năm, sẽ không có lợi cho sức khỏe của bạn.
2. Đệm
Thời gian thay: 5-10 năm.
Lý do: Một tấm đệm tốt có thể sử dụng tới 9-10 năm, nhưng chỉ sau khoảng 5-7 năm là bạn nên xem xét xem thay mới chúng (theo quan điểm của Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia của Mỹ). Một nghiên cứu tại Đại học bang Oklahoma (Mỹ) phát hiện ra rằng hầu hết những người thay đệm mới sau 5 năm sử dụng sẽ có giấc ngủ ngon hơn và ít bị đau lưng hơn những người nằm mãi một tấm đệm trong suốt nhiều năm.
Thời hạn sử dụng của mỗi tấm đệm khác nhau vì nó phụ thuộc vào độ bền của mỗi sản phẩm. Vì vậy, bạn nên chú ý hơn khi thấy đệm có dấu hiệu như: lò xo không đàn hồi, độ lún tăng... hoặc bạn cảm thấy vô cùng mệt mỏi, đau người khi ngủ trên chúng... Lúc này, nếu cần thiết bạn nên thay đệm mới để bảo đảm sức khỏe của mình.
3. Thớt
Thời gian thay: Khi thớt có vết nứt
Lý do: Thớt là nơi lý tưởng mà các vi khuẩn như E.coli và Salmonella rất "thích trú ngụ", đặc biệt là khi trên thớt có các vết nứt dù nông hay sâu. Việc chế biến thức ăn sống có thể khiến cho các vi sinh vật như vi trùng, siêu vi, trứng giun sán... chưa kể các tác nhân khác như thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, nấm mốc... bám lên thớt. Các yếu tố nguy hại này có thể tồn tại lại trên thớt rất lâu dài, ngay cả khi thớt được cạo rửa có vẻ rất kỹ, và lây nhiễm vào thức ăn chín, từ đó trở thành nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng tiêu hóa,...nguy cơ dẫn đến tử vong.
Những khe nứt, những vết lõm, những vết cắt đan chéo nhau (do dùng quá lâu)... trên bề mặt thớt có thể là nơi ẩn náu tốt của vi sinh vật. Khi dùng thớt, các mảnh vụn của thực phẩm cũng có thể bám lại trong các kẽ hở này và trở thành môi trường tốt cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Vì vậy, khi thớt có các vết nứt chính là lúc bạn cần thay thớt kịp thời.
4. Bàn chải đánh răng
Thời gian thay: 3-4 tháng.
Lý do: Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ khuyến cáo, khi lông bàn chải dánh răng bị sờn là lúc bạn nên thay bàn chải. Nếu lông bàn chải không bị sờn thì bạn cũng không nên dùng một cái bàn chải quá 3-4 tháng (nếu bạn đánh răng hàng ngày). Tốt nhất là chúng ta hãy thay bàn chải đánh răng trước khi lông bàn chải bị sờn hay loe sang 2 bên.
Bàn chải đánh răng dùng trong thời gian dài, các vi khuẩn sẽ bám lại vào chân lông bàn chải và có thể di chuyển ngược trở lại miệng, gây bệnh răng miệng như viêm lợi, sâu răng. Khi lông bàn chải bị mòn, tác dụng làm sạch răng, loại bỏ vi khuẩn của nó bị giảm đi đáng kể. Đó chính là lý do bạn không nên vì quá tiết kiệm mà dùng mãi bàn chải cũ. Ngoài ra, còn một điều quan trọng khác mà bạn cần ghi nhớ khi dùng bàn chải là: không nên dùng chung bàn chải với người khác để tránh bệnh lây từ người này sang người khác.
5. Kem kháng khuẩn
Thời gian thay: 1 năm.
Lý do: Kem kháng khuẩn là các loại kem có tác dụng diệt khuẩn. Chúng ta thường sử dụng chúng cho mục đích trị các vết thương trên da như trầy da, xước da, ngứa... Loại kem này có chất kháng sinh nên có thể loại bỏ vi khuẩn và làm liền da nhanh chóng.
Sau một năm sử dụng, các kháng sinh có thể vẫn tốt, nhưng sự pha trộn hóa chất trong thuốc kem đã bắt đầu gây ra các tác dụng phụ. Lúc này, nếu bạn vẫn sử dụng không những có thể hiệu quả của kem bị giảm đáng kể mà còn dẫn đến tác dụng phụ như phản ứng trên da, gây kích ứng, dị ứng da...
Theo VNE
Ăn gì để giảm đau lưng? Thực tế, một số thực phẩm có đặc tính tự nhiên chống đau và chống viêm có thể giúp giảm các triệu chứng đau lưng của bạn nếu bạn thêm chúng vào chế độ ăn uống hàng ngày mà không cần dùng thuốc. Đau lưng do ngồi nhiều TS Vũ Thanh Thủy, Khoa khớp (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, 80% bệnh nhân...