Những việc cần làm để chấm dứt bệnh sởi theo hướng dẫn của Tổ chức y tế thế giới
Tổ chức y tế thế giới có hướng dẫn về những việc cần làm để đóng cửa bệnh sởi, trong đó cần xác định những người đã bị bỏ sót tiêm chủng trong quá khứ và tạo điều kiện thuận lợi để tiêm đầy đủ.
Theo Tổ chức y tế thế giới khu vực Châu Âu, hiện nay đã có nhiều trẻ em ở các nước trong khu vực Châu Âu đang được tiêm phòng sởi hơn bao giờ hết nhưng tiến độ không đồng đều giữa các quốc gia và giữa các khu vực trong cùng một quốc gia.
Điều này khiến cho các nhóm người dễ mắc bệnh ngày càng gia tăng và không được bảo vệ, dẫn đến số lượng người bị ảnh hưởng tăng cao trong năm 2018, đây cũng là nguyên nhân gốc rễ của hiện tượng bùng phát bệnh sởi trong thời gian qua.
Bệnh sởi vẫn bùng phát trong năm 2018
Bệnh sởi đã cướp đi sinh mạng của 72 trẻ em và người lớn ở khu vực châu Âu trong năm 2018. Theo báo cáo quốc gia hàng tháng từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2018, tại Châu Âu đã có 82.596 người ở 47 nước trong số 53 quốc gia mắc sởi, trong đó gần 2/3 (61%) trường hợp mắc sởi đã phải nhập viện.
Năm 2018 là năm mà Châu Âu có số người nhiễm vi-rút sởi cao nhất trong thập kỷ này: gấp 3 lần so với năm 2017 và gấp 15 lần trong năm 2016.
Điều đáng lo ngại là sự gia tăng các trường hợp mắc bệnh sởi năm 2018 lại xảy ra ở thời điểm sau một năm khu vực Châu Âu đã đạt được mức độ bao phủ ước tính cao nhất từ trước đến nay đối với liều vắc-xin sởi thứ hai (đạt 90% vào năm 2017).
Theo lịch trình tiêm chủng của các quốc gia, năm 2017, nhiều trẻ em trong khu vực đã nhận được đầy đủ hai liều vắc-xin sởi kể từ khi bắt đầu thu thập dữ liệu về tiêm ngừa liều thứ hai vào năm 2000. Độ bao phủ với liều vắc-xin đầu tiên tăng nhẹ lên 95%, mức cao nhất kể từ năm 2013.
Tuy nhiên, những tiến bộ dựa trên thành tích đạt được về tỷ lệ bao phủ vắc-xin ở cấp quốc gia có thể che lấp những khoảng trống ở cấp địa phương, thường không được để ý đến cho đến khi dịch bệnh bùng phát xảy ra.
Hình ảnh về bệnh sởi gia tăng trong năm 2018 cho thấy rõ rằng tốc độ tiến bộ hiện nay trong việc tăng tỷ lệ tiêm chủng vẫn không đủ để ngăn chặn lưu hành bệnh sởi.
Mặc dù dữ liệu cho thấy độ bao phủ tiêm chủng đặc biệt cao ở cấp khu vực, nhưng cũng là thời điểm cho thấy số lượng kỷ lục mắc bệnh sởi và tử vong do căn bệnh này.
Video đang HOT
Điều này có nghĩa là những khoảng trống về tiêm vắc-xin ở cấp địa phương vẫn là “cánh cửa đang mở” cho vi-rút sởi tiếp tục tấn công vào cộng đồng. Điều này giải thích tại sao độ bao phủ tiêm chủng đã được cải thiện về tổng thể trong khu vực, nhưng vẫn còn nhiều người dễ mắc bệnh.
Năm 2017, ước tính độ bao phủ với liều vắc-xin sởi thứ hai nằm dưới ngưỡng 95% để ngăn ngừa lưu thông vi-rút sởi để đạt được miễn dịch cộng đồng tại 34 quốc gia của khu vực Châu Âu. Tỷ lệ bao phủ tại các địa phương trong cùng một nước của các quốc gia cũng khác nhau. Chính độ bao phủ dưới mức tối ưu cho một trong hai liều vắc-xin sẽ tạo ra giai đoạn lây truyền trong tương lai.
Những việc cần làm để chấm dứt bệnh sởi
Nhiều yếu tố góp phần vào độ bao phủ tiêm chủng sởi dưới mức tối ưu dẫn đến sự lây lan của bệnh sởi. Để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát và loại trừ bệnh sởi, các quốc gia cần duy trì độ bao phủ tỷ lệ tiêm chủng quốc gia và của từng địa phương cao với hai liều vắc-xin sởi, bằng những hành động cụ thể như sau:
- Đảm bảo tất cả các nhóm dân cư trên cùng một địa bàn có quyền tiếp cận công bằng và thuận lợi đối với dịch vụ tiêm chủng;
- Xác định những người đã bị bỏ sót tiêm chủng trong quá khứ và tạo điều kiện thuận lợi để họ tiếp cận và tiêm đầy đủ các loại vắc-xin theo quy định;
- Đảm bảo nhân viên y tế được tiêm vắc-xin để ngăn ngừa lây truyền trong các cơ sở y tế và được trang bị đủ kiến thức và kỹ năng liên quan đến tiêm chủng vắc-xin và miễn dịch cơ thể để cảm thấy tự tin khi tuyên truyền tiêm chủng cho bệnh nhân;
- Truyền thông củng cố niềm tin của người dân vào tiêm vắc-xin và bảo vệ sức khoẻ;
- Cung cấp vắc-xin kịp thời với giá cả phải chăng, đảm bảo an toàn khi tiêm vắc-xin;
- Cải thiện năng lực phát hiện và ứng phó ổ dịch;
- Lắng nghe và trả lời những lo lắng và phản ứng của người dân với bất kỳ sự kiện sức khỏe nào có thể liên quan đến an toàn vắc-xin;
(Sở Y tế TP HCM)
Theo www.giadinhmoi.vn
PGS.TS Nguyễn Nhật Cảm: Phụ huynh hào hứng đưa trẻ đến trường tiêm bổ sung vắc xin sởi - rubella
PGS.TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội cho biết, đa số các bậc phụ huynh đều ủng hộ và đưa con đến trường tiêm bổ sung vắc xin sởi - rubella, tỷ lệ đạt khá cao ở các trường khu vực ngoại thành.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), việc duy trì tỷ lệ tiêm 2 mũi vắc xin sởi ở trẻ dưới 2 tuổi đạt 95% là yếu tố cơ bản để loại trừ bệnh sởi. WHO cũng đưa ra khuyến cáo các quốc gia cần có chiến lược định kỳ triển khai chiến dịch tiêm chủng nhằm cắt đứt sự lây truyền của vi rút sởi, rubella ở trẻ em trước độ tuổi đi học và khuyến cáo sử dụng vắc xin phối hợp sởi -rubella (MR) để đồng thời khống chế bệnh sởi và rubella, tăng cường hiệu quả của công tác tiêm chủng.
Chính vì lý do trên mà Bộ Y tế đã quyết định đưa Hà Nội vào danh sách các tỉnh có nguy cơ cao về dịch bệnh sởi và cần triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin phòng bệnh sởi - rubella cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi. PGS.TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã có những chia sẻ về vấn đề này.
PGS.TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội
Xin PGS.TS Nguyễn Nhật Cảm cho biết công tác tổ chức thực hiện Chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi - rubella cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi trên địa bàn thành phố được thực hiện như thế nào?
PGS.TS Nguyễn Nhật Cảm: Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế về công tác phòng chống bệnh sởi, UBND TP Hà Nội có kế hoạch tổ chức tiêm bổ sung vắc xin sởi - rubella cho toàn bộ trẻ em từ 1 đến 5 tuổi trên địa thành phố. Chiến dịch được triển khai tại 584 xã, phường của 30 quận, huyện, bắt đầu từ 26/11 và đến ngày 20/12 với mục tiêu là ít nhất 95% số trẻ em từ 1 đến 5 tuổi được tiêm bổ sung 1 mũi vắc xin kép để phòng 2 bệnh là sởi- rubella.
Chiến dịch sẽ tiêm cho khoảng 660 nghìn trẻ có mốc sinh từ 1/1/2013 đến 30/10/2018, sinh sống trên địa bàn Hà Nội, kể cả trẻ có hộ khẩu và không có hộ khẩu tại Hà Nội. Những trẻ vừa tiêm phòng vắc xin phòng bệnh sởi, sởi-rubella, sởi - quai bị - rubella hoặc vắc xin phòng thủy đậu trong một tháng tính đến ngày tổ chức chiến dịch không nằm trong đối tượng tiêm chủng lần này.
Được biết, bên cạnh các điểm tiêm chủng được đặt tại trạm y tế, Hà Nội sẽ tổ chức các điểm tiêm tại các trường mầm non, mẫu giáo, vậy công tác tổ chức tại các điểm tiêm như thế nào ?
PGS.TS Nguyễn Nhật Cảm: Trong chiến dịch này, ngoài việc tiêm chủng đồng loạt tại tất cả các trạm y tế, Hà Nội cũng tổ chức 2699 điểm tiêm chủng tại các trường mầm non công lập, một số trường mầm non tư thục. Những điểm tiêm tổ chức tại trường học, ngành y tế sẽ đảm nhiệm khâu kỹ thuật về tiêm chủng, phòng chống và xử trí phản ứng sau tiêm chủng; ngành giáo dục bố trí địa điểm, buồng phòng để thiết lập điểm tiêm và thông báo, tuyên truyền về chiến dịch cho bố mẹ, điều tra tiền sử dị ứng và lịch sử tiêm của trẻ.
Tiêm vắc xin cho trẻ tại Trường Mầm non Việt-Bun
Tại các điểm ở trường học, tất cả các trang thiết bị phục vụ một buổi tiêm chủng đều được thiết lập đầy đủ như điểm tiêm tại trạm y tế xã. Cụ thể: trang thiết bị cấp cứu phòng chống sốc, giường cấp cứu, phích và bình tích lạnh để bảo quản vắc xin, xe tiêm và các dụng cụ tiêm chủng. Quy trình thực hành tiêm chủng được thực hiện đầy đủ các bước từ khâu tiếp đón, khám sàng lọc, tư vấn chỉ định tiêm chủng, thực hành tiêm chủng, thoe dõi 30 phút sau tiêm. Vì vậy các điểm tiêm tại trường hoàn toàn đáp ứng đảm bảo về an toàn tiêm chủng.
Tại trường, ngoài các cán bộ y tế còn có giáo viên chủ nhiệm của các lớp học, cán bộ y tế trường và các giáo viên khác hỗ trợ. Trước khi triển khai chiến dịch, nhà trường đã gửi thông báo về chiến dịch và phiếu điều tra về tiền sử dị ứng, tiền sử tiêm chủng của em bé trong một tháng trước ngày điều tra nên việc chỉ định tiêm cho trẻ trong chiến dịch không có gì khó khăn.
Cho đến thời điểm này, đã có bao nhiêu trẻ được tiêm chủng vắc xin sởi - rubella trong 5 ngày đầu của chiến dịch.
PGS.TS Nguyễn Nhật Cảm: Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, đến hết ngày 30/11, sau khi khám sàng lọc và rà soát cụ thể, có 11.566 trẻ không thuộc diện tiêm chủng do các cháu đã được tiêm một mũi vắc xin có thành phần sởi hoặc thủy đậu trong một tháng, 722 trẻ chống chỉ định tiêm chủng. Toàn toàn thành phố có 260.959 trẻ được tiêm, đạt 39,9% và không ghi nhận bất kỳ sự cố hay trường hợp phản ứng sau tiêm chủng nào.
Đa số các bậc phụ huynh đều ủng hộ và đưa con đến trường tiêm bổ sung vắc xin sởi - rubella, tỷ lệ đạt khá cao ở các trường khu vực ngoại thành.
Mặc dù chưa ghi nhận trường hợp phản ứng bất thường nào sau khi tiêm vắc xin sởi - rubella trong chiến dịch lần này, nhưng tâm lý của người dân vẫn lo sợ tai biến sau tiêm chủng, ông có khuyến cáo gì với các bậc phụ huynh.
PGS.TS Nguyễn Nhật Cảm: Vắc xin sởi là vắc xin rất an toàn, bằng chứng là hơn 260.000 trẻ 1 đến 5 tuổi đã được tiêm nhưng chưa có bất kỳ trường hợp tai biến nào xảy ra. Tuy nhiên, vắc xin là một loại thuốc, vì vậy có một tỷ lệ nhất định có phản ứng khi tiêm chủng ở các mức độ khác nhau như: phản ứng nhẹ: đau và đỏ ở nơi tiêm, sốt nhẹ, trẻ khó chịu. Những biểu hiện này sẽ hết nhanh trong vòng 1-2 ngày.
Những trường hợp nặng như phản ứng phản vệ, tuy nhiên tỷ lệ này rất thấp, từ 1-2 trường hợp trên 1 triệu liều. Các cơ sở tiêm chủng luôn sẵn sàng thuốc men, trang thiết bị để sẵn sàng cấp cứu nếu có phản ứng phản vệ xảy ra.
Để xử trí các trường hợp trẻ phản ứng sau tiêm chủng, tại mỗi điểm tiêm ngành y tế đều bố trí các phương tiện phòng chống sốc, bao gồm: thuốc phòng chống sốc, phác đồ hướng dẫn phát hiện, xử trí phòng chống sốc, giường cấp cứu, bình ôxy... Bác sĩ khám sàng lọc là người đầu mối chịu trách nhiệm phát hiện và xử trí cấp cứu phòng chống sốc. Bên cạnh đó, các điểm tiêm còn được kết nối với các cơ sở khám chữa bệnh đóng trên địa bàn để hỗ trợ trong tình huống cần thiết.
Để đảm bảo tiêm chủng an toàn, trẻ cần được theo dõi sau khi tiêm 30 phút tại cơ sở tiêm chủng và tiếp tục theo dõi sức khỏe của trẻ trong vòng 24-48 giờ. Nếu trẻ có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, ví dụ như sốt cao, co giật, tím tái, khó thở... các bậc phụ huynh và người thân trong gia đình cần thông báo ngay cho cơ sở tiêm chủng và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám, điều trị kịp thời.
Theo congly
41.000 ca mắc sởi ở Châu Âu, Việt Nam phòng tránh thế nào? Riêng trong 6 tháng đầu năm tại các nước châu Âu đã ghi nhận hơn 41.000 trường hợp mắc sởi, cao hơn 70% so với cả năm 2017, trong đó có ít nhất 37 trường hợp tử vong. Ảnh minh hoạ: Internet Hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới đang cảnh báo sự gia tăng đáng kể dịch bệnh sởi tại các...